Câu1: Đồng chí hãy cho biết cách đánh giá, xếp loại học lực của từng môn học đối với học sinh lớp 1-2-3 ?
Câu 2: Hãy nêu yêu cầu cơ bản cần đạt của môn Tiếng Việt mà đồng chí đang giảng dạy?
Câu 3: Hãy nêu quy trình dạy Tập đọc lớp 1 hoặc lớp 2-3?
Câu 4: Bằng hệ thống câu hỏi gợi ý, đồng chí hãy trình bày cách hướng dẫn học sinh phân tích và giải bài toán sau?
" Một bến xe có 45 ô tô . Lúc đầu có 18 ô tô rời bến, sau đó có thêm 17 ô tô nữa rời bến. Hỏi bến xe đó còn lại bao nhiêu ô tô? "
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 12212 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường (tiểu học), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng gd cam lộ đề thi gvdg cấp trường
Trường t.h hàm nghi khối:1-2-3
Thời gian: 90 phút
Năm học: 2005 - 2006
Câu1: Đồng chí hãy cho biết cách đánh giá, xếp loại học lực của từng môn học đối với học sinh lớp 1-2-3 ?
Câu 2: Hãy nêu yêu cầu cơ bản cần đạt của môn Tiếng Việt mà đồng chí đang giảng dạy?
Câu 3: Hãy nêu quy trình dạy Tập đọc lớp 1 hoặc lớp 2-3?
Câu 4: Bằng hệ thống câu hỏi gợi ý, đồng chí hãy trình bày cách hướng dẫn học sinh phân tích và giải bài toán sau?
" Một bến xe có 45 ô tô . Lúc đầu có 18 ô tô rời bến, sau đó có thêm 17 ô tô nữa rời bến. Hỏi bến xe đó còn lại bao nhiêu ô tô? "
Phòng gd-đtcam lộ đề thi gvdg cấp trường
Trường t.h cam nghĩa khối: 4-5.
Thời gian: 90 phút
Năm học: 2005 - 2006
Câu 1: Đồng chí hãy cho biết các tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm học sinh lớp 4-5? ( theo Thông tư 15 )
Câu 2: Hãy nêu yêu các phương pháp dạy học môn tự nhiên-xã hội.Theo đồng chí phương pháp dạy học nào là phương pháp dạy học đặc trưng của môn học?
Câu 3: Đồng chí hãy điền đúng dấu câu cho đoạn văn sau:
Na là một cô bé tốt bụng ở lớp ai củng mến em em gọt bút chì cho bạn lan em cho bạn minh nữa cục tẩy nhiều lần em trực nhật giúp các bạn bị mệt na chỉ buồn vì em học chưa giõi.
Câu 4: Bằng hệ thống câu hỏi gợi ý, đồng chí hãy trình bày cách hướng dẫn học sinh phân tích và giải bài toán sau?
" Một hình chữ nhật có chu vi 24m, chiều rộng kém chiều dài 2m. Tính diện tích hình chữ nhật đó? "
Hướng dẫn chấm thi gvdg cấp trường
Khối : 1-2-3
Năm học: 2004
Câu1: Trình bày được cách đánh gía, xếp loại học lực đối với từng môn học (5 điểm)
Học sinh được xếp loại học lực môn kỳ 1, học lực môn kỳ 2 và học môn cả năm ở tất cả các môn học.
1. Đối với các môn được đánh giá bằng điểm số :
a. Xác định điểm học lực môn:
-Điểm : HLM.K1 là trung bình cộng của điểm KTĐK.GK1 và ĐiểmKTĐK.CK1
-Điểm HLMK2 là trung bình cộng của điểm KTĐKGK2 và ĐiểmKTĐK.CK2
-Điểm HLM.N là trung bình cộng của điểm HLM.K1 và HLM.K2
b. Xếp loại học lực môn:
-Loại : Giỏi: Điểm học môn đạt từ 9-10
-Loại khá: Điểm học lực môn đạt từ 7 đến dưới 9.
-Loại trung bình :Điểm học lực môn đạt từ 5 đến dưới 7.
-Loại yếu : Điểm học lực môn đạt dưới điểm 5.
2. Đối với các môn được đánh giá bằng nhận xét:
-HLM.K1 chính là kết quả đánh giá dựa trêncác nhận xét đạt được trong học kỳ 1 -HLM.K2 chính là kết quả đánh giá dựa trên các nhận xét đạt được trong cả năm
-HLM.N chính là học lực môn kỳ 2 .
Câu 2: Nêu được yêu cầu cơ bản cần đạt đối với môn Tiếng Việt lớp 1 hoặc lớp 2-3
(5 điểm)
* Lớp 1:
Đọc: + Đọc đúng và rõ ràng bài văn đơn giản (khoảng 30 tiếng/1phút)
+ Hiểu nghiã các từ thông dụng và ý của câu.
Viết : + Viết đúng mẫu chữ thường .
+ Chép đúng chính tả đoạn văn (khoảng 30 chữ/15phút)
Nghe: + Hiểu lời giảng và hướng dẫn học tập của GV.
+ Nhớ nội dung chính của câu chuyện đơn giản đã nghe.
Nói : + Nói rõ ràng, trả lời được câu hỏi ở dạng đơn giản.
+ Biết kể lại 1 đoạn của câu chuyên đã nghe.
Nhận biết sơ giản về âm, chữ, tiếng, từ ngữ.
*Lớp 2:
-Đọc đúng và rành mạch bài văn( khoảng 50 tiếng/1 phút) nhận biết ý chính của đoạn văn, đoạn thơ.
-Viết đúng và đều nét các chữ thường , chữ hoa; viết bài chính tả ( khoảng 50 chữ /15 phút); viết được một số đoạn văn ngắn (4-5 câu) dựa theo gợi ý cho trước.
-Nghe hiểu được câu nói trong học tập, giao tiếp ,hiểu ý chính câu chuyện.
-Nối thành câu, rõ ý, trả lời đúng câu hỏi, kể được một đoạn truyện đã học hay sự việc đã chứng kiến.
*Lớp 3:
-Đọc đúng và rành mạch bài văn ( khoảng70 tiếng/1 phút) nắm được ý chính của bài
-Viết đúng và khá nhanh các chữ thường , chữ hoa; viết bài chíng tả (khoảng 70 chữ /15 phút ); biết viết thư ngắn theo mẫu , kể lại câu chuỵên theo tranh, kể lại công việc đã làm ( từ 8-10 dòng ).
-Nghe hiểu ý chính lời nói của người đối thoại , thuật lại được lại câu chuyện đã nghe.
-Nói đúng và rõ ý, biết hỏi và nêu ý kiến cá nhân; kể được một đoạn truyện đã học hay đã nghe hay việc đã làm.
Câu 3: Nêu được các bước dạy tập đọc lớp 1 hoặc lớp 2-3 (5 điểm).
*Lớp1:(2 tiết ).
+Tiết1: 1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
+ đọc tiếng , từ ngữ ( từ khó, từ phát âm dễ lẫn, giải nghĩa từ ).
+ Đọc câu.
+ Đọc đoạn, cả bài.
3. Ôn và học một cặp vần, trong đó có ít nhất một vần trong bài .
+Tiết 2:
4. Tìm hiểu bài và luyện nói.
- Tìm hiểu bài: Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài.
- Luyện nói theo bài.
*Lớp 2-3:
+Bước 1: Đọc mẫu .
+Bước 2: Luyện đọc câu kết hợp luyện đọc tiếng , từ khó ( đọc cá nhân, đọc nối tiếp , đọc cả lớp).
+Bước 3: Luyện đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ .
+Bước 4: Luyện đọc theo nhóm , theo dãy , thi đọc ... (Lớp 3 không thi đọc).
+Bước 5: Hướng dẫn tìm hiểu bài ( đọc to, đọc thầm , hệ thống câu hỏi khai thác nội dung bài .
+Bước 6: Luyện đọc lại hoặc luyện đọc thuộc lòng.
Câu 4: Nêu được các câu hỏi huớng dẫn học sinh phân tích và giải bài toán (5 điểm).
* Hệ thống câu hỏi:
+ Bài toán cho biết gì? (Lúc đầu có 45 ô tô; rời bến lần1:18 ô tô; rời bến lần 2: 17 ô tô)
+ Bài toán tìm gì?( tìm số ô tô còn lại trong bến) .
+ Muốn biết số ô tô còn lại trong bến ta làm thế nào ?(Lấy số ô tô ban đầu trừ đi số ô tô đã rời bến)
+ Muốn biết số ô tô rời bến ta phải làm như thế nào? ( lấy số ô tô rời bến lần thứ nhất cộng với số ô tô rời bến lần thứ hai )
* Khi hướng dẫn học sinh đặt lời giải và phép tính để giải bài toán thì đi theo chiều ngược lại của các câu hỏi trên.
Hướng dẫn chấm thi gvdg cấp trường
Khối : 4-5
Năm học: 2004
Câu 1: Trình bày đúng 3 tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm đối với HS lớp 4-5 (5 điểm)
1.Loại tốt: Thực hiện đầy đủ 4 nhiệm vụ HS tiểu học. Cụ thể là :
-Chăm chỉ học tập, tự giác hoàn thành nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của nhà trường
-Trau dồi đạo đức thực hiện nghiêm chỉnh điều lệ nội quy nhà trường ; chấp hành đầy đủ các nguyên tắc trật tự, an toàn xã hội; hành vi lối sống phù hợp với các chuẩn mực của nhà trường, xã hội
-Chăm lo rèn luyện thân thể, giữ gìn sức khoẻ cá nhân và vệ sinh môi trường ;
-Có ý thức xây dựng trường lớp , tích cực tham gia các hoạt động tập thể của nhà trường và Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Sao nhi đồng Hồ Chí Minh; tham gia lao động tự phục vụ, giúp đỡ gia đình và lao động công ích phù hợp với lứa tuổi tiểu học ; hưởng ứng các công tác ở địa phương do nhà trường tổ chức .
2.Loại khá tốt: Thực hiện bốn nhiệm vụ học sinh tiểu học con thiếu sót nhưng biết tiếp nhận sự giáo dục có tiến bộ.
3.Loại cần cố gắng: Thực hiện không đầy đủ 4 nhiệm vụ của học sinh tiểu học ; chưa tiếp nhận sự giáo dục và chưa tiến bộ.
Câu 2: (5 điểm ) Nêu được các PPDH môn tự nhiên - xã hội cho 3 điểm, nêu được PPDH đặc trưng cho 2 điểm.
- Có 8 phương pháp dạy học thường được sử dụng. Đó là :
Phương pháp quan sát .
Phương pháp hỏi đáp .
Phương pháp đóng vai.
Phương pháp thí nghiệm.
Phương pháp thảo luận nhóm .
Phương pháp khảo sát điều tra .
Phương pháp truyền đạt .
Phương pháp dạy học nêu vấn đề .
- Những phương pháp đã được nêu ở trên, mỗi phương pháp đều có tác dụng tích cực đối với một số mặt học tập của học sinh . Giúp các em nắm vững kiến thức và phát triển một số khía cạnh nào đó của kỷ năng và thái độ. Không có phương pháp dạy học nào là vạn năng , chính vì vậy trong một bài dạy cần phải có sử dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Dù sử dụng phương pháp dạy học nào thì cũng nên nhớ rằng kiểu dạy học có hiệu quả nhất là kiểu trong đó đề cao hoạt động tích cực sáng tạo của học sinh. Trong các PP trên thì PP quan sát là PPDH đặc trưng của bộ môn.
Câu 3: ( 5 điểm) Cách vận dụng qui trình dạy học môn tập đọc lớp 2-3 vào lớp 4-5.
1.Giới thiệu bài .
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Giáo viên đọc mẫu , phân đoạn.
-Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ ( luyện đọc nối tiếp theo đoạn, luyện tiếng, từ, câu khó. Kết hợp giải nghĩa từ mới )
b. Tìm hiểu bài .
-Đọc to, đọc thầm, tìm từ trung tâm, giải thích từ, tiêu từ, rút ý.
-Học sinh đọc lại bài tìm nội dung ( đại ý).
3. Luyện đọc nâng cao (thi đọc)
-Tìm giọng đọc, thống nhất giọng đọc .
-Luyện đọc trong nhóm
-Đọc trước lớp ( cử theo nhóm )
+ Theo nhóm .
+ Cá nhân.
+Thi giữa các nhóm, đọc phân vai.
4.Củng cố, dặn dò.
Câu 4: Nêu được các câu hỏi hướng dẫn học sinh phân tích và giải bài toán ( 5 điểm).
* Hệ thống câu hỏi:
+ Bài toán cho biết gì?(Chu vi hình chữ nhật 24m; chiều rộng kém chiều dài 2m).
+ Bài toán cần tìm gì? ( diện tích hình chữ nhật)
+ Muốn tìm diện tích hình chữ nhật ta cần biết gì?(Cần biết chiều dài và chiều rộng)
+ Muốn tìm chiều dài, chiều rộng ta cần biết gì?(Nữa chu vi của HCN )
+ Để tìm được chiều dài và chiều rộng của HCN là bao nhiêu ta cần phải dựa vào dạng toán gì? ( Dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu)
* Giáo viên có thể đặt thêm câu hỏi gợi ý rõ hơn cho những học sinh T.bình và yếu cũng như gợi ý về cách đặt lời giải và phép tính cho bài toán.
Phòng gd cam lộ đề thi gvdg cấp trường
Trường t.h hàm nghi Năm học: 2006 – 2007
Thời gian: 90 phút
Câu 1: (2 điểm ) Nêu cách đánh giá đối với các môn học được đánh giá bằng điểm số (Theo QĐ 30).
Câu 2: (2 điểm ) Phân biệt nghĩa các từ ghép sau:
Thơm lừng, thơm ngát, thơm thoang thoảng, thơm nức.
Câu 3: (2,5 điểm ) Đồng chí hãy nêu cảm thụ của mình về nội dung khổ thơ sau:
Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy, nặng phù sa.
(Trích: Thăm cõi Bác xưa – Tố Hữu )
Câu 4: (2,5 điểm ) Giải Toán:
Một miếng bìa hình chữ nhật có chu vi là 84 cm. Người ta cắt bỏ đi 4 góc của miếng bìa bốn hình vuông bằng nhau.
Hãy tìm chu vi của miếng bìa còn lại.
Tính diện tích miếng bìa ban đầu, biết chiều dài còn lại của miếng bìa hơn chiều rộng còn lại của miếng bìa là 14 cm.
(Điểm chữ viết + Trình bày: 1 điểm)
Phòng gd cam lộ đề thi gvdg cấp trường
Trường t.h hàm nghi Năm học: 2006 – 2007
Thời gian: 90 phút
Câu 1: (2 điểm )
Nêu cách đánh giá đối với các môn học được đánh giá bằng điểm số (Theo QĐ 30).
Câu 2: (2 điểm ) Phân biệt nghĩa các từ ghép sau:
Thơm lừng, thơm ngát, thơm thoang thoảng, thơm nức.
Câu 3: (2,5 điểm )
Đồng chí hãy nêu cảm thụ của mình về nội dung khổ thơ sau:
Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy, nặng phù sa.
(Trích: Thăm cõi Bác xưa – Tố Hữu )
Câu 3: (2,5 điểm ) Giải Toán:
Một miếng bìa hình chữ nhật có chu vi là 84 cm. Người ta cắt bỏ đi 4 góc của miếng bìa bốn hình vuông bằng nhau.
Hãy tìm chu vi của miếng bìa còn lại.
Tính diện tích miếng bìa ban đầu, biết chiều dài còn lại của miếng bìa hơn chiều rộng còn lại của miếng bìa là 14 cm.
(Điểm chữ viết + Trình bày: 1 điểm)
đáp án chấm thi gvg cấp trường
Năm học: 2006 - 2007
Câu 1: Theo mục 1 Điều 11 Quyết định số 30/ 2005/ QĐ-BGD&ĐT
Câu 2: Nghĩa của các từ như sau:
Thơm lừng: Có mùi thơm toả ra mạnh và rộng.
Thơm ngát: Có mùi thơm dễ chịu toả lan ra xa.
Thơm thoang thoảng: Mùi thơ thoảng nhẹ qua, chỉ đủ cảm nhận được.
Thơm nức: Thơm sực lên, toả hương nồng khắp mọi nơi.
Câu 3: Nêu được các ý sau:
- Khổ thơ có giá trị biểu cảm mãnh liệt và sự cảm nhận sâu sắc của Tác giả cũng như của hàng triệu người Việt Nam đối với công ơn của Bác Hồ.
- Khổ thơ có giá trị khái quát tiêu biểu về toàn bộ ý nghĩa cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ. Cuộc đời đó đồng nghĩa với sự hy sinh vô bờ bến và hình ảnh của Bác “ Như dòng sông chảy, nặng phù sa”gợi cho chúng ta cảm nhận và hình dung về công lao to lớn mà Bác đã dành cho dân tộc Việt Nam và nhân loại.
B
G
E
A
Câu 3:
Gọi chiều dài, chiều rộng của miếng bìa còn lại lần lượt là a,b. Cạnh hình vuông cắt đi là c.
Chu vi của miếng bìa còn lại là:
(a + b ) x 2 + c x 8
Chu vi của miếng bìa ban đầu là:
(a + b ) x 2 + c x 8
Vậy chu vi của miếng bìa còn lại bằng chu vi của miếng bìa ban đầu và bằng 84 cm.
I
Q
S
M N
L P
O
D
K
H
C
b. Theo bài ra ta có: a – b = 14 (cm)
( a + c x 2 ) – ( b + c x 2 ) = 14 (cm)
( Thêm vào số bị trừ và số trừ cùng 1 số )
AB – AD = 14 cm
Vậy chiều dài của miếng bìa ban đầu hơn chiều rộng của miếng bìa ban đầu là 14 cm
Nửa chu vi của miếng bìa ban đầu là:
84 : 2 = 42 (cm)
Chiều rộng miếng bìa ban đầu là:
( 42 – 14 ) : 2 = 14 (cm)
Chiều dài miếng bìa ban đầu là:
14 + 14 = 28 (cm)
Diện tích miếng bìa ban đầu là:
28 x 14 = 392 (cm2)
Đáp số: a) Chu vi miếng bìa còn lại: 84 cm.
b) Diện tích miếng bìa ban đầu: 392 cm2.
( Lưu ý: Đáp án chỉ thể hiện được 1 cách giải nhất định còn nhiều cách giải khác. Tuỳ theo từng cách giải của GV để giám khảo cho điểm cho phù hợp với từng bài làm ).
Phòng gd cam lộ đề thi gvdg cấp trường
Trường t.h hàm nghi (dành cho gv dạy môn Mỹ THUậT)
Năm học: 2006 – 2007
Thời gian: 90 phút
Câu1 : (2 điểm ) Nêu cách đánh giá xếp loại HS của phân môn Mỹ thuật theo QĐ 30.
Câu 2 : (3 điểm ) Nêu mục tiêu chung của môn Mỹ thuật 5.
Câu 3 : (4 điểm ) a) Nêu quy trình cụ thể của một bài vẽ theo mẫu.
b) Nêu các bước trong hoạt động hướng dẫn cách vẽ cho HS.
c) Cần lưu ý gì trong quá trình dạy một bài vẽ theo mẫu ?
(Điểm chữ viết + Trình bày: 1 điểm)
Phòng gd cam lộ đề thi gvdg cấp trường
Trường t.h hàm nghi (dành cho gv dạy môn thể dục)
Năm học: 2006 – 2007
Thời gian: 90 phút
Câu1 : (2 điểm ) Nêu cách đánh giá xếp loại HS của phân môn Thể dục theo QĐ 30.
Câu 2 : (3 điểm ) Nêu mục tiêu chung của môn Thể dục 5.
Câu 3 : (4 điểm ) Hãy trình bày ý kiến của mình trong vấn đề đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá HS trong môn Thể dục.
(Điểm chữ viết + Trình bày: 1 điểm)
đáp án chấm thi gvg cấp trường
Năm học: 2006 – 2007
(Môn mỹ thuật)
Câu 1: Theo mục 2 Điều 11 Quyết định số 30/ 2005/ QĐ-BGD&ĐT
Câu 2 : SGV Mỹ thuật 5.
Câu 3 : a ) Quy trình cụ thể của một bài vẽ theo mẫu: Gồm 4 hoạt động cơ bản:
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét vật mẫu.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ.
Hoạt động 3: Thực hành vẽ theo mẫu.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá bài làm của HS.
b) Các bước hướng dẫn cách vẽ: Từ bao quát đến chi tiết (khung hình chung, khung hình từng vật mẫu, tìm tỷ lệ, vẽ nét chính, hoàn thành hình...)
c) Những lưu ý trong quá trình dạy vẽ theo mẫu:
- Mẫu vẽ là hình khối cơ bản và các đồ vật, quả. Mẫu vẽ thường có từ 1 đến 3 vật mẫu.
- Chọn mẫu phải phù hợp với khả năng của HS và vùng miền, chú ý đến tỷ lệ (cao thấp, to nhỏ và đậm nhạt). Đặt vật mẫu ở vị trí hợp lý, dễ quan sát. Có thể bày từ hai đến ba mẫu cho HS vẽ theo nhóm.
- Hướng dẫn cách trình bày bố cục cho HS (hình vẽ phải phù hợp với khổ giấy, diễn tả được đặc điểm của mẫu, có thể vẽ bằng nét chì đậm nhạt hoặc bằng màu theo ý thích).
đáp án chấm thi gvg cấp trường
Năm học: 2006 - 2007
(Môn thể dục)
Câu 1: Theo mục 2 Điều 11 Quyết định số 30/ 2005/ QĐ-BGD&ĐT
Câu 2 : SGV Thể dục 5.
Câu 3 : Để thực hiện chương trình môn Thể dục lớp 5, GV cần tiếp tục đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá vai trò của HS, phối hợp hài hoà cách tổ chức tập luyện Lần lượt với đồng loạt và chia tổ tập luyện để HS được tập, vui chơi đến mức hợp lý. Tăng cường áp dụng PP trò chơi, thi đấu và tạo tình huống cho HS tự quản, tự đánh giá và tham gia đánh giá một cách nhẹ nhàng, hiệu quả. Đối với hình thức dạy học theo tổ tập luyện HS có thể lộn xộn vì vậy GV cần có biện pháp đưa các em vào nề nếp để cho giờ học sinh động, hấp dẫn và đạt hiệu quả cao.
Phòng gd&đt cam lộ đề thi gvdg cấp trường
Trường t.h trần quốc toản (dành cho gv dạy môn âm nhạc)
Năm học: 2007 – 2008
Thời gian: 90 phút
Câu1 : (3 điểm ) Nêu cách đánh giá xếp loại HS của phân môn Âm nhạc theo QĐ 30.
Câu 2 : (3 điểm ) Nêu mục tiêu chung của môn Âm nhạc 5.
Câu 3 : (3 điểm ) Nêu quy trình cụ thể của một bài âm nhạc lớp 5.
(Điểm chữ viết + Trình bày: 1 điểm)
File đính kèm:
- De thi GVDG cap truong.doc