Câu 1
Một vận động viên đi bộ và một vận động viên đua xe đạp hằng ngày cùng tập trên một đoạn đường dài 1,8km vòng quanh một công viên. Nếu họ đi cùng chiều thì sau 2 giờ người đi xe vượt người đi bộ 35 lần, nếu họ đi ngược chiều thì sau 2 giờ hai người gặp nhau 55 lần. Hãy tính vận tốc của mỗi người.
Câu 2
Cho mạch điện như hình vẽ:U = 12V; R1 = 6; R2 = 6; R3 = 12; R4 = 6
a. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trởvà hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điên trở.
b. Nối M và N bằng một vôn kế (có điện trởrất lớn) thì vôn kế chỉ bao nhiêu? Cực dương của
vôn kế phải được mắc với điểm nào?
c. Nối M và N bằng một ampe kế (có điện trởkhông đáng kể) thì ampe kế chỉ bao nhiêu?
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3952 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giáo viên giỏi và kiểm tra kiến thức giáo viên bậc THCS môn Vật lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD - ĐT
Sơn Động
Đề thi giáo viên giỏi và kiểm tra kiến thức giáo viên bậc THCS năm học 2007 - 2008
Môn : Vật lí
Thời gian : 150 phút
Câu 1
Một vận động viên đi bộ và một vận động viên đua xe đạp hằng ngày cùng tập trên một đoạn đường dài 1,8km vòng quanh một công viên. Nếu họ đi cùng chiều thì sau 2 giờ người đi xe vượt người đi bộ 35 lần, nếu họ đi ngược chiều thì sau 2 giờ hai người gặp nhau 55 lần. Hãy tính vận tốc của mỗi người.
A
N
B
+
U
M
R3
R1
R2
R4
-
Câu 2
Cho mạch điện như hình vẽ:
U = 12V; R1 = 6W; R2 = 6W; R3 = 12W; R4 = 6W
a. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trởvà hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điên trở.
b. Nối M và N bằng một vôn kế (có điện trởrất lớn) thì vôn kế chỉ bao nhiêu? Cực dương củavôn kế phải được mắc với điểm nào?
c. Nối M và N bằng một ampe kế (có điện trởkhông đáng kể) thì ampe kế chỉ bao nhiêu?
Câu 3
Đặt hai điểm M và N nằm trước hai gương phẳng (G1) và (G2) và nằm trên cùng một mặt phẳng vuông góc với hai gương.
a. Hãy vẽ một tia sáng xuất phát từ M phản xạ trên gương (G1) tại I1 rồi (G2) tại I2 đến N.
b. Góc hợp bởi hai gương là a = 600. Tìm góc b hợp bởi các tia MI1 và I2N.
Câu 4
Trong một bình đậy kín có một cục nước đá khối lượng M = 0,1kg nổi trên mặt nước, trong cục nước đá có một viên chì khối lượng m = 5g. Hỏi phải tốn một lượng nhiệt bằng bao nhiêu cho cục nước đá để viên chì bắt đầu chìm xuống. Cho khối lượng riêng của chì bằng 11,3g/cm3, của nước đá bằng 0,9g/cm3, của nước bằng 1g/cm3, nhiệt nóng chảy của nước đá 3,4.105J/kg.
Câu 5
Người ta muốn truyền đi một công suất (P ) bằng dây dẫn dài 20km và có điện trở 0,3W/km. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây của trạm truyền đi là 20kV. Công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là 375kW.
a. Tính hiệu suất của việc truyền tải này?
b. Muốn giảm công suất hao phí đi 100 lần chỉ bằng cách thay đổi hiệu điện thế ở hai đầu dây của trạm truyền đi thì hiệu điện thế này bây giờ là bao nhiêu?
c. Muốn giảm công suất hao phí đi 100 lần chỉ bằng cách thay đổi tiết diện của dây dẫn thì khối lượng của dây dẫn phải dùng thay đổi như thế nào?
Hướng dẫn chấm KTKTGV,GVG 07 -08
môn vật lý
Câu 1
- Tính được thời gian một lần gặp nhau:
+ Khi đi cùng chiều: t = giờ (0,25 điểm)
+ Khi đi ngược chiều: t’ = giờ (0,25 điểm)
- Lập luận đưa ra được hệ phương trình:
(1 điểm)
- Thay số tính được v1 = 40,5km/h, v2 = 9km/h (0,5 điểm)
Câu 2
a. Tính được: I1 = I3 = A; I2 = I4 = 1A; U1 = 4V; U3 = 8V; U2 = U4 = 6V (0,5 điểm)
b. UAM = UAN + UNM => UNM = UAM – UAN = 4 – 6 = -2V hay UMN = 2V
Vậy vôn kế chỉ 2V và cực dương của vôn kế được mắc vào điểm M. (0,5 điểm)
c. Lập luận và tính được: I1 = 0,85V; I3 = o,58A (0,5 điểm)
Do I1>I3 nên dòng I1 đến M một phần rẽ qua ampe kế (dòng Ia) một phần qua R3 (dòng I3), ta có Ia = I1 – I3 = 0,85 – 0,58 = 0,27A
Vậy ampe kế chỉ 0,27A. (0,5 điểm)
Câu 3
a. Vẽ được hình (0,5 điểm)
b. - Xác định được i’1 + i2 = a (0,5 điểm)
- Xác định được b = 2i’1 + 2i2 (0,5 điểm)
- Tính được b = 1200 (0,5 điểm)
Câu 4
- Lập luận được: cục chì bắt đầu chìm khi khối lượng riêng trung bình của nước đá và cục chì bằng khối lượng riêng của nước. (0,5 điểm)
- Xây dựng được công thức:
và tính được khối lượng nước đá còn lại là 41g từ đó tính được khối lượng nước đá phải tan là: DM = M - M1 = 59g = 59.10-3kg (1 điểm)
- Tính được nhiệt lượng cần thiết:
Q = l.DM = 3,4.105.59.10-3 = 200,6.102J (0,5 điểm)
Câu 5
a. Tính được điện trở dây dẫn R = 6W và công suất tại trạm truyền P = 5 000kW (0,5 điểm)
Tính được hiệu suất H = 9,25% (0,5 điểm)
b. Lập luận phải tăng U lên 10 lần U = 20kV.10 = 200kV (0,5 điểm)
c. Lập luận: muốn giảm công suất hao phí 100 lần thì phải giảm điện trở 100 lần hay tăng tiết diện của dây 100 lần. Vì m = l.S.D nên tăng S lên 100 lần thì m cũng tăng 100 lần (0,5 điểm).
File đính kèm:
- De thi GVG.doc