Câu 2: Không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỉ được gọi là:
A. khiêm tốn. B. liêm khiết. C. công bằng. D. lẽ phải.
Câu 3: Nhiều lần B vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học, B đã nhiều lần hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng trên thực tế giờ học nào bạn B cũng nói chuyện trong giờ và bị ghi vào sổ đầu bài. Việc làm đó của B thể hiện B là người như thế nào?
A. B là người tôn trọng người khác. B. B là người không giữ chữ tín.
C. B là người giữ chữ tín. D. B là người không tôn trọng người khác.
Câu 4: Sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác gọi là:
A. công bằng. B. liêm khiết.
C. tôn trọng người khác. D. lẽ phải.
Câu 5: Câu tục ngữ “Chết vinh còn hơn sống nhục” nói về đức tính nào dưới đây?
A. Đức tính tiết kiệm. B. Đức tính khiêm tốn.
C. Đức tính thật thà. D. Đức tính liêm khiết.
Câu 6: Hút thuốc lá, hà hơi vào mặt người khác, đặc biệt là phụ nữ có thai thể hiện hành vi:
A. không tôn trọng người khác. B. coi thường người khác.
C. tôn trọng người khác. D. sỉ nhục người khác.
Câu 7: Câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” nói về đức tính nào dưới đây?
A. Đức tính cần cù. B. Đức tính trung thực.
C. Đức tính liêm khiết, sống trong sạch. D. Đức tính khiêm tốn.
Câu 8: Đâu không phải là biểu hiện của liêm khiết ?
A. Cán bộ nhà nước nói không với tham nhũng.
B. Bác sĩ không nhận phong bì của bệnh nhân.
C. Công an không nhận phong bì của người vi phạm.
D. Giám đốc nhận hối lộ của nhân viên.
2 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giữa học kì I Giáo dục công dân Lớp 8 - Mã đề 210 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Biên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS LONG BIÊN
TỔ XÃ HỘI
MÃ ĐỀ 210
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN GDCD 8
NĂM HỌC: 2020 – 2021
Tiết theo PPCT: 8
Thời gian: 45 phút
Ngày KT: 10/11/2020
(Đề thi gồm 02 trang)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và dùng bút chì tô đậm vào chữ cái tương ứng ở mỗi câu trong phiếu trả lời trắc nghiệm khách quan
Câu 1: A là một học sinh nữ lớp 6 nổi tiếng hát hay, đàn giỏi. B là học sinh nam cùng lớp có biệt tài chơi thể thao giỏi và đẹp trai. Hai bạn học cùng nhau và nảy sinh tình cảm quý nhau nhưng giữa hai bạn luôn giữ khoảng cách với nhau và hai bạn hứa sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến lên trong học tập. Tổng kết cuối năm A và B lần lượt đứng nhất nhì lớp. Tình cảm của A và B được gọi là gì?
A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh. B. Tình anh em.
C. Tình yêu. D. Tình bạn khác giới.
Câu 2: Không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỉ được gọi là:
A. khiêm tốn. B. liêm khiết. C. công bằng. D. lẽ phải.
Câu 3: Nhiều lần B vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học, B đã nhiều lần hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng trên thực tế giờ học nào bạn B cũng nói chuyện trong giờ và bị ghi vào sổ đầu bài. Việc làm đó của B thể hiện B là người như thế nào?
A. B là người tôn trọng người khác. B. B là người không giữ chữ tín.
C. B là người giữ chữ tín. D. B là người không tôn trọng người khác.
Câu 4: Sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác gọi là:
A. công bằng. B. liêm khiết.
C. tôn trọng người khác. D. lẽ phải.
Câu 5: Câu tục ngữ “Chết vinh còn hơn sống nhục” nói về đức tính nào dưới đây?
A. Đức tính tiết kiệm. B. Đức tính khiêm tốn.
C. Đức tính thật thà. D. Đức tính liêm khiết.
Câu 6: Hút thuốc lá, hà hơi vào mặt người khác, đặc biệt là phụ nữ có thai thể hiện hành vi:
A. không tôn trọng người khác. B. coi thường người khác.
C. tôn trọng người khác. D. sỉ nhục người khác.
Câu 7: Câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” nói về đức tính nào dưới đây?
A. Đức tính cần cù. B. Đức tính trung thực.
C. Đức tính liêm khiết, sống trong sạch. D. Đức tính khiêm tốn.
Câu 8: Đâu không phải là biểu hiện của liêm khiết ?
A. Cán bộ nhà nước nói không với tham nhũng.
B. Bác sĩ không nhận phong bì của bệnh nhân.
C. Công an không nhận phong bì của người vi phạm.
D. Giám đốc nhận hối lộ của nhân viên.
Câu 9: Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình bản thân chúng ta cần làm gì?
A. Đúng hẹn với mọi người. B. Không hoàn thành tốt công việc được giao.
C. Thất hứa. D. Không giữ chữ tín.
Câu 10: Vào lúc 12h đêm nhà hàng xóm vẫn bật nhạc hát karaoke. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
A. Mặc kệ.
B. Sang nhà hàng xóm khuyên họ tắt nhạc vì đêm đã khuya nên để mọi người ngủ.
C. Sang đánh nhà hàng xóm.
D. Sang đập phá nhà hàng xóm.
Câu 11: Vào đợt lợn bị dịch tả Châu Phi, người dân mua thịt lợn ít dần. Biết được điều đó, bà A mở cửa hàng thịt lợn sạch nhưng thực tế vẫn lấy thịt lợn bị ốm, bị bệnh để bán nhằm thu lợi nhuận cao. Hành vi đó của bà A thể hiện hành vi?
A. Bà A coi thường người khác. B. Bà A không tôn trọng người khác.
C. Bà A gian dối, không giữ chữ tín. D. Bà A giữ chữ tín.
Câu 12: Để đạt được chức trưởng phòng kế hoạch, anh E đã đến nhà Anh V biếu cô phong bì 10 triệu đồng để nhờ anh nói giúp trong cuộc họp Hội đồng quản trị. Anh V nhất quyết từ chối anh E, trả lại số tiền trên và đề nghị anh E không nên làm như vậy. Anh V là người như thế nào?
A. Anh V là người thẳng thắn. B. Anh V là người sống trong sạch.
C. Anh V là người trung thực D. Anh V là người ham tiền của.
Câu 13: Tôn trọng người khác được thể hiện thông qua:
A. cử chỉ và lời nói. B. lời nói và hành động.
C. cử chỉ và hành động. D. cử chỉ, hành động, lời nói.
Câu 14: Câu tục ngữ: “Nói lời phải giữ lấy lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay” nói về điều gì?
A. Lòng chung thủy. B. Lòng vị tha.
C. Giữ chữ tín. D. Lòng trung thành.
Câu 15: Tình bạn trong sáng, lành mạnh có ý nghĩa như thế nào?
A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh giúp cho con người cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu đời, hoàn thiện mình hơn.
B. Tình bạn trong sáng, lành mạnh giúp con người gần nhau hơn.
C. Tình bạn trong sáng, lành mạnh giúp cho mọi người tôn trọng nhau hơn.
D. Tình bạn trong sáng, lành mạnh giúp cho mọi người vui vẻ hơn.
Câu 16: Câu tục ngữ: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nói lên điều gì?
A. Lòng vị tha đối với thầy cô giáo. B. Lòng trung thành với thầy cô giáo.
C. Lòng tự trọng với thầy cô giáo. D. Lòng tôn trọng với thầy cô giáo.
Câu 17: Câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” khuyên chúng ta điều gì?
A. Không chơi với bất kì ai.
B. Lựa chọn bạn tốt để học tập được điều tốt đẹp.
C. Chỉ nên chơi với những người quen.
D. Chỉ nên chơi với người xấu.
Câu 18: Tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích, lí tưởng được gọi là:
A. tình yêu. B. tình đồng chí. C. tình anh em. D. tình bạn.
Câu 19: Giữ chữ tín sẽ nhận được:
A. không được mọi người tin tưởng. B. dễ bị mọi người lợi dụng.
C. nhận được sự tín nhiệm của mọi người. D. giúp mọi người đoàn kết.
Câu 20: Arixtot đã nói: Tình bạn là cái cần thiết nhất đối với cuộc sống, vì không ai lại mong muốn cuộc sống không có bạn bè, dù cho người đó có mọi hạnh phúc khác chăng nữa. Tình bạn mà Arixtot đề cập đến là tình bạn như thế nào?
A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh. B. Tình bạn đầy toan tính.
C. Tình bạn để vụ lợi. D. Tình bạn là tình yêu giữa nam và nữ.
PHẦN II: TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1 (2đ)
a. Liêm khiết là gì?
b. Tại sao mỗi người cần phải sống liêm khiết?
Câu 2 (1đ)
Hãy nêu những ví dụ hoặc tình huống đã xảy ra thường ngày về thiếu tôn trọng người khác (ở gia đình, nhà trường, ngoài xã hội) mà em biết hoặc nhìn thấy. Hãy phân tích tình huống đó?
Câu 3 (2đ): Cho tình huống:
Nam thường xuyên vay tiền của bạn bè trong lớp và hứa hẹn sẽ trả nhưng lại không trả, khi được bạn bè nhắc nhở thì Nam ờ ờ rồi bỏ qua. Một lần, Nam tiếp tục vay Bảo tiền, nhưng lần này Bảo không cho vay vì Nam đã vay 500 nghìn đồng rồi mà vẫn chưa trả. Nam dọa sẽ đánh nếu Bảo không cho vay.
a. Em có nhận xét gì về thái độ và cách cư xử của Nam?
b. Nếu là Bảo trong trường hợp trên em sẽ làm gì?
File đính kèm:
- de_thi_giua_hoc_ki_i_giao_duc_cong_dan_lop_8_ma_de_210_nam_h.doc