Đề thi giữa học kì I Hóa học Lớp 9 - Mã đề 209 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Biên

Câu 1: Các cặp chất tác dụng được với nhau là:

A. K2O và Na2O B. Fe2O3 và H2O C. H2SO4 và BaCl2 D. K2SO4 và NaCl

Câu 2: Dãy oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch kiềm là:

A. MgO, Fe2O3, ZnO, PbO. B. CuO, CaO, K2O, Na2O.

C. Na2O, BaO, CuO, MnO. D. CaO, Na2O, K2O, BaO.

Câu 3: Bazơ tan và không tan có tính chất hoá học chung là:

A. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước

B. Làm quỳ tím hoá xanh

C. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước

D. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước

Câu 4: Nhiệt phân hoàn toàn 19,6g Cu(OH)2 thu được một chất rắn màu đen, dùng khí H2 dư khử chất rắn màu đen đó thu được một chất rắn màu đỏ có khối lượng là:

A. 9,6 g B. 6,4 g C. 16 g D. 12,8 g

Câu 5: Để làm sạch Fe2O3 có lẫn BaO ta dùng:

A. Nước. B. Giấy quì tím. C. dung dịch NaOH. D. Dung dịch HCl.

Câu 6: Lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ phản ứng của cặp chất:

A. Na2SO4+CuCl2 B. Na2SO3+NaCl C. K2SO3+HCl D. K2SO4+HCl

 

docx8 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giữa học kì I Hóa học Lớp 9 - Mã đề 209 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Biên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS LONG BIÊN TỔ TỰ NHIÊN MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA KỲ I Môn: Hóa học 9 Tiết theo PPCT: 18 Năm học: 2020 - 2021 MỤC TIÊU Kiến thức: - Nắm được kiến thức về các hợp chất vô cơ vận dụng làm các bài tập định tính, định lượng - Vận dụng kiến thức giải quyết được một số vấn đề thực tiễn Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng viết phương trình hóa học. - Rèn luyện kĩ năng tính toán hóa học. - Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Thái độ - Có ý thức nghiệm túc, cẩn thận khi làm bài MA TRẬN Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Tính chất hóa học của oxit – Một số oxit quan trọng Biết được các loại oxit và tính chất chung của chúng Dựa vào tính chất của các oxit nêu được hiện tượng, nhận biết oxit Áp dụng kiến thức đã học vào cuộc sống Số câu 2 3 1 6 Số điểm 0,5đ 0,75đ 0,25 đ 1,5đ Tính chất hóa học của axit – Một số axit quan trọng Biết được các tính chất hóa học chung của axit và tính chất riêng của axit sunfuric Số câu 3 3 Số điểm 0,75đ 0,75đ Tính chất hóa học của bazơ – Một số bazơ quan trọng Nắm được tính chất hóa học của bazơ Viết được PTHH, tính toán theo PTHH Áp dụng kiến thức đã học vào cuộc sống Số câu 5 1 2 1 1 10 Số điểm 1,25đ 0,5 đ 2 đ 0,25 đ 0,5 4,5đ Tính chất hóa học của muối – Một số muối quan trọng Nắm được tính chất hóa học của muối Bằng phương pháp hóa học phân biệt được một số muối Dựa vào phản ứng giữa bazơ và muối, tìm khối lượng sản phẩm Số câu 4 1 1 6 Số điểm 1đ 0,25đ 2 đ 3,25đ Tổng số câu 14 1 4 1 2 2 1 25 Tổng số điểm 3,5đ 0,5đ 1đ 2đ 2đ 0,5đ 0,5đ 10đ Tổng điểm 4đ 3đ 2đ 1đ 10đ TRƯỜNG THCS LONG BIÊN TỔ TỰ NHIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I Môn: Hóa học 9 Tiết theo PPCT: 18 Năm học: 2020 - 2021 Mã đề 209 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H =1; O = 16; Na = 23; S = 32; Cu = 64 Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (5đ) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và dùng bút chì tô đậm vào chữ cái tương ứng ở mỗi câu trong phiếu trắc nghiệm khách quan Câu 1: Các cặp chất tác dụng được với nhau là: A. K2O và Na2O B. Fe2O3 và H2O C. H2SO4 và BaCl2 D. K2SO4 và NaCl Câu 2: Dãy oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch kiềm là: A. MgO, Fe2O3, ZnO, PbO. B. CuO, CaO, K2O, Na2O. C. Na2O, BaO, CuO, MnO. D. CaO, Na2O, K2O, BaO. Câu 3: Bazơ tan và không tan có tính chất hoá học chung là: A. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước B. Làm quỳ tím hoá xanh C. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước D. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước Câu 4: Nhiệt phân hoàn toàn 19,6g Cu(OH)2 thu được một chất rắn màu đen, dùng khí H2 dư khử chất rắn màu đen đó thu được một chất rắn màu đỏ có khối lượng là: A. 9,6 g B. 6,4 g C. 16 g D. 12,8 g Câu 5: Để làm sạch Fe2O3 có lẫn BaO ta dùng: A. Nước. B. Giấy quì tím. C. dung dịch NaOH. D. Dung dịch HCl. Câu 6: Lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ phản ứng của cặp chất: A. Na2SO4+CuCl2 B. Na2SO3+NaCl C. K2SO3+HCl D. K2SO4+HCl Câu 7: Oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là: A. P2O5 B. MgO C. CO2 D. Na2O Câu 8: Dãy các chất không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là: A. Zn, ZnO, Zn(OH)2. B. Na2O, NaOH, Na2CO3. C. Cu, CuO, Cu(OH)2. D. MgO, MgCO3, Mg(OH)2. Câu 9: Dung dịch KOH không có tính chất hoá học nào sau đây? A. Làm quỳ tím hoá xanh B. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước C. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước D. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước Câu 10: Dãy chất nào sau đây bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao: A. CaCO3, Zn(OH)2, KNO3, KMnO4 B. Fe(OH)3, Na2SO4, BaSO4, KCl C. AgNO3, Na2CO3, KCl, BaSO4 D. BaSO3, BaCl2, KOH, Na2SO4 Câu 11: CuO tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo thành dung dịch: A. màu xanh B. màu hồng. C. không màu. D. màu vàng Câu 12: Chất khí nào sau đây làm vẩn đục nước vôi trong ? A. CO2 B. K2O C. CaO D. BaO Câu 13: Trường hợp nào sau đây có phản ứng tạo sản phẩm là chất kết tủa màu xanh? A. Cho Zn vào dung dịch AgNO3. B. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4. C. Cho dung dịch KOH vào dung dịch FeCl3. D. Cho Al vào dung dịch HCl. Câu 14: Dãy các bazơ làm phenolphtalein hoá đỏ: A. NaOH; Ca(OH)2; Zn(OH)2; Mg(OH)2 B. NaOH; Ca(OH)2; KOH; LiOH C. LiOH; Ba(OH)2; KOH; Al(OH)3 D. LiOH; Ba(OH)2; Ca(OH)2; Fe(OH)3 Câu 15: Điện phân dung dịch NaCl bão hoà, có màng ngăn giữa hai điện cực, sản phẩm thu được là: A. NaOH, H2, Cl2 B. NaCl, NaClO, H2, Cl2 C. NaCl, NaClO, Cl2 D. NaClO, H2 và Cl2 Câu 16: Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, NO, CO, SO2  lội qua dung dịch Ca(OH)2 (dư), khí thoát ra là : A. CO2 và SO2 B. CO và NO C. CO2 và CO D. SO2 và NO Câu 17: Trong tự nhiên muối natri clorua có nhiều trong: A. nước mưa B. nước sông C. nước giếng D. nước biển Câu 18: Trong các loại phân bón hoá học sau loại nào là phân đạm ? A. KCl B. (NH2)2CO C. K2SO4 D. Ca3(PO4)2 Câu 19: Cho các bazơ sau: Fe(OH)3, Al(OH)3, Cu(OH)2, Zn(OH)2. Khi nung nóng các bazơ trên tạo ra dãy oxit bazơ tương ứng là: A. FeO, Al2O3, CuO, ZnO B. Fe2O3, Al2O3, CuO, ZnO C. Fe2O3, Al2O3, Cu2O, ZnO D. Fe3O4, Al2O3, CuO, ZnO Câu 20: Cho 100ml dung dịch H2SO4 1M vào 300ml dung dịch NaOH 1M. Nếu cho quì tím vào dung dịch sau phản ứng thì quì tím chuyển sang: A. màu tím B. màu vàng C. màu xanh D. màu đỏ Phần 2. Tự luận Bài 1:Hoàn thành các PTPƯ a, Na2SO4 + BaCl2 " b, Zn + AgNO3 " c, KOH + ? " K2SO4 + ? d, MgSO4 + ? " Mg(NO3)2 + ? Bài 2: Trộn 100 ml dung dịch CuSO4 1M với 300 ml dung dịch NaOH 1,5M. Lọc hỗn hợp các sau phản ứng, thu được kết tủa A và dung dịch B. Nung kết tủa đến khối lượng không đổi. a) Viết các PTHH xảy ra b) Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung A c) Tính khối lượng các chất tan có trong dung dịch B Bài 3: (Vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề thực tiễn). Theo kinh nghiệm dân gian thì khi bị côn trùng (ong, kiến,..) đốt nếu bôi vôi tôi ( vôi sữa) hoặc nước vôi lên trên vết thương thì da sẽ bớt sưng và giảm cảm giác ngứa, rát. Em hãy giải thích tại sao nước vôi lại có tác dụng đó ? ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (5đ): Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm MÃ ĐỀ CÂU 132 209 357 485 570 628 1 C C D B A B 2 A D D B C D 3 D D A A C A 4 D D A D D A 5 B A C C A C 6 B C D C B D 7 C D C C A A 8 A C C B A B 9 A C B A C C 10 D A A C B A 11 C A A B D B 12 B A A A B A 13 A B B D A B 14 B B B A D C 15 C A B D B D 16 A B D A B C 17 B D B B C D 18 D B C C D D 19 C B C D C C 20 D C D D D B Phần II. Tự luận (5đ) Đáp án Điểm Câu 1 (2đ) PTPƯ: Na2SO4 + BaCl2 à BaSO4↓ + 2NaCl Zn + 2AgNO3 à Zn(NO3)2 + 2Ag 2KOH + H2SO4 à K2SO4 + 2H2O MgSO4 + Ba(NO3)2 à Mg(NO3)2 + BaSO4↓ (HS có thể làm cách khác đúng vẫn được điểm tương đương) 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 2 (2,5đ) b)Ta có: nCuSO4 = 0,1 (mol); nNaOH = 0,45 (mol) PTHH: CuSO4 + 2NaOH à Cu(OH)2↓ + 2Na2SO4 ĐB 0,1 0,45 (mol) SS 0,1:1 < 0,45:2 PƯ 0,1 à 0,2 à 0,1 à 0,2 (mol) Sau PƯ 0 0,25 0,1 0,2 (mol) PTHH Cu(OH)2↓ CuO + H2O PƯ 0,1 à 0,1 (mol) mCuO= 0,1.80=8 (g) c) Các chất tan có trong dung dịch B: NaOH dư : 0,25 (mol) Na2SO4 : 0,2 (mol) Khối lượng của NaOH dư là: mNaOH dư = 0,25. 40 = 10 (g) Khối lượng của Na2SO4 là: mNa2SO4 = 0,2. 142 = 28,4 (g) 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 3 (0,5đ) Trong nọc đột của một số côn trùng như ong, kiến, nhện có chứa axit hữu cơ tên là axit fomic và một số axit vô cơ như axit HCl, H3PO4, nên khi bị ong đốt da sẽ phồng rộp, ngứa, rát. Nếu sử dụng vôi hoặc dung dịch nước vôi bôi lên thì vôi là bazơ sẽ trung hòa axit làm cho vết phồng xẹp xuống và giảm cảm giác đau, rát. 0,5 BGH duyệt Nhóm trưởng GV ra đề Cao Thị Phương Anh Đào Thị Thanh Mai Đào Thị Thanh Mai BGH duyệt Trưởng nhóm GV ra đề Hoàng Thị Tuyết Đào Thị Thanh Mai Trần Trung Hiếu

File đính kèm:

  • docxde_thi_giua_hoc_ki_i_hoa_hoc_lop_9_ma_de_209_nam_hoc_2020_20.docx