Câu 3: Hạn chế lớn nhất của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì?
A. Chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân.
B. Chưa đề ra được phương pháp đấu tranh cho giai cấp công nhân,
C. Chưa vạch ra con đường đúng để thủ tiêu việc bóc lột, xây dựng xã hội mới.
D. Chưa thấy được bản chất của giai cấp tư sản.
Câu 4: Chế độ chính trị của Mĩ là:
A. Cộng hòa. B. Phong kiến. C. Quân chủ. D. Cộng sản
Câu 5: Đế quốc nào là “đế quốc cho vay nặng lãi”?
A. Anh. B. Pháp. C. Mĩ. D. Đức
Câu 6: Vai trò của các phát minh về khoa học xã hội trong các thế kỉ XVIII – XIX là:
A. làm đa dạng hơn các lí giải về thế giới.
B. chứng tỏ rằng vạn vật biến chuyển, vận động theo quy luật.
C. phá vỡ ý thức hệ phong kiến, tấn công vào nhà thờ, giải thích rõ quy luật vận động của thế giới và thúc đẩy xã hội phát triển.
D. làm rõ các vấn đề của xã hội.
Câu 7: Ý nghĩa quan trọng nhất của những phát minh về khoa học tự nhiên?
A. Giúp con người hiểu biết thêm về thế giới vật chất xung quanh.
B. Khẳng định vạn vật chuyển biến, vận động theo quy luật.
C. Đặt cơ sở cho những nghiên cứu ứng dụng sau này, thúc đẩy sản xuất và kĩ thuật phát triển.
D. Tấn công mạnh mẽ vào những giáo lí của thần học.
Câu 8: Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời, với sự hình thành hai giai cấp mới, đó là:
A. tư sản và phong kiến. B. tư sản và nông dân.
C. tư sản và tiểu tư sản. D. tư sản và vô sản.
2 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giữa học kì I Lịch sử Lớp 8 - Mã đề 137 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Biên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS LONG BIÊN
TỔ XÃ HỘI
ĐỀ SỐ 137
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN LỊCH SỬ 8
Năm học: 2020 – 2021
Tiết theo PPCT: 18
Thời gian: 45 phút
Ngày KT: /11/2020
(Đề thi gồm 02 trang)
Họ và tên: Lớp:
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và dùng bút chì tô đậm vào chữ cái tương ứng ở mỗi câu trong phiếu trả lời trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm chung, nổi bật trong sự phát triển kinh tế của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối TK XIX đầu TK XX?
A. Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh mẽ, dẫn đến việc cạnh tranh gây gắt.
B. Các công ti độc quyền lớn hình thành, chi phối đời sống kinh tế, xã hội.
C. Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa nhằm đáp ứng những yêu cầu phát triển của chủ nghĩa đế quốc.
D. Duy trì sự phát triển nền kinh tế tư bản, mở rộng đầu tư sang Châu Á, Châu Phi.
Câu 2: Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân là gì?
A. Đập phá máy móc.
B. Bãi công.
C. Mít tinh, biểu tình.
D. Khởi nghĩa.
Câu 3: Hạn chế lớn nhất của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì?
A. Chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân.
B. Chưa đề ra được phương pháp đấu tranh cho giai cấp công nhân,
C. Chưa vạch ra con đường đúng để thủ tiêu việc bóc lột, xây dựng xã hội mới.
D. Chưa thấy được bản chất của giai cấp tư sản.
Câu 4: Chế độ chính trị của Mĩ là:
A. Cộng hòa.
B. Phong kiến.
C. Quân chủ.
D. Cộng sản
Câu 5: Đế quốc nào là “đế quốc cho vay nặng lãi”?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Mĩ.
D. Đức
Câu 6: Vai trò của các phát minh về khoa học xã hội trong các thế kỉ XVIII – XIX là:
A. làm đa dạng hơn các lí giải về thế giới.
B. chứng tỏ rằng vạn vật biến chuyển, vận động theo quy luật.
C. phá vỡ ý thức hệ phong kiến, tấn công vào nhà thờ, giải thích rõ quy luật vận động của thế giới và thúc đẩy xã hội phát triển.
D. làm rõ các vấn đề của xã hội.
Câu 7: Ý nghĩa quan trọng nhất của những phát minh về khoa học tự nhiên?
A. Giúp con người hiểu biết thêm về thế giới vật chất xung quanh.
B. Khẳng định vạn vật chuyển biến, vận động theo quy luật.
C. Đặt cơ sở cho những nghiên cứu ứng dụng sau này, thúc đẩy sản xuất và kĩ thuật phát triển.
D. Tấn công mạnh mẽ vào những giáo lí của thần học.
Câu 8: Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời, với sự hình thành hai giai cấp mới, đó là:
A. tư sản và phong kiến.
B. tư sản và nông dân.
C. tư sản và tiểu tư sản.
D. tư sản và vô sản.
Câu 9: Quan hệ tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ở Anh thể hiện ở điểm nào?
A. Sự phát triển của ngành ngoại thương.
B. Sự phát triển của các công trường thủ công.
C. Sự phát triển của các công trường thủ công và ngành ngoại thương.
D. Sự xuất hiện của các trung tâm về công nghiệp.
Câu 10: Năm 1831, công nhân dệt thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi quyền lợi gì?
A. Thiết lập nền cộng hòa.
B. Được tự do bầu cử.
C. Tăng lương, giảm giờ làm.
D. Nghỉ ngày chủ nhật có lương
Câu 11: Kết quả lớn nhất của phong trào cách mạng 1848-1849 ở châu Âu là gì?
A. Giai cấp công nhân đã nhận thức rõ hơn về vai trò giai cấp mình.
B. Giai cấp công nhân đã trưởng thành.
C. Tạo điều kiện để chế độ tư bản đạt được sự thắng lợi đối với chế độ phong kiến.
D. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân dẫn đến sự ra đời của Quốc tế thứ nhất.
Câu 12: Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời trong điều kiện lịch sử như thế nào?
A. Xã hội phong kiến suy yếu.
B. Xã hội phong kiến đã bị suy yếu, giai cấp tư sản bị phong kiến kìm hãm.
C. Giai cấp tư sản được chế độ phong kiến bảo vệ.
D. Xã hội phong kiến hưng thịnh.
Câu 13: Khi nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời trong lòng xã hội phong kiến, mâu thuẫn mới nào nảy sinh ?
A. Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với nông dân và thợ thủ công,
B. Mâu thuẫn giữa tư sản với nông dân.
C. Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với giai cấp tư sản.
D. Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân.
Câu 14: Khi đến Bắc Mĩ, thực dân Anh đã đối xử với người In-đi-an ở đây như thế nào?
A. Đưa họ sang châu Phi để khai khẩn đồn điền.
B. Bắt họ làm nô lệ cho thực dân Anh.
C. Tiêu diệt hoặc dồn đuổi họ vào rừng sâu phía tây để chiếm đất đai.
D. Bắt họ phải theo phong tục, tập quán của Anh.
Câu 15: Người nông dân ở Anh phải bán sức lao động cho tư sản hoặc di cư sang Tây bán cầu vì:
A. bị giai cấp tư sản bắt ép.
B. họ bị mất ruộng đất, bị bóc lột tàn nhẫn.
C. chính quyền kêu gọi.
D. mơ ước về miền đất hứa.
Câu 16: Thành tựu lớn nhất trong lĩnh vực quân sự cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là gì?
A. Nhiều vũ khí mới được sản xuất: đại bác, chiến hạm, thủy lôi...
B. Chế tạo được súng trường bắn nhanh và xa.
C. Chiến hạm chân vịt có trọng tải lớn.
D. Khí cầu dùng để trinh sát trận địa đối phương.
Câu 17: Chính Đảng độc lập đầu tiên của vô sản thế giới là tổ chức nào?
A. Quốc tế thứ ba.
B. Hội Liên hiệp lao động quốc tế (Quốc tế thứ nhất).
C. Quốc tế thứ hai.
D. Đồng minh những người cộng sản.
Câu 18: Các cuộc đấu tranh của công nhân ở châu Âu những năm 30 của thế kỉ XIX thất bại vì:
A. lực lượng quá yếu thiếu sự đoàn kết.
B. chưa có ý thức giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của mình.
C. không được sự ủng hộ của phong trào công nhân quốc tế.
D. thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.
Câu 19: Đâu không phải nguyên nhân thất bại của công xã Pa-ri?
A. Giai cấp tư sản Pháp còn mạnh.
B. Giai cấp vô sản chưa mạnh.
C. Chưa có sự liên kết.
D. Bị các tầng lớp khác phản bội.
Câu 20: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến phong trào cách mạng 1905 - 1907 ở Nga là gì?
A. Hậu quả của cuộc chiến tranh Nga -Nhật.
B. Nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.
C. Số công nhân thất nghiệp ngày càng tăng.
D. Tiền lương công nhân giảm sút, điều kiện sống tồi tệ.
PHẦN II- TỰ LUẬN( 5 điểm)
Câu 1( 2 điểm): Phong trào đập phá máy móc và bãi công của công nhân diễn ra như thế nào? Tại sao lại nổ ra ở Anh đầu tiên?
Câu 2 (2 điểm): Tại sao Đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga là Đảng kiểu mới?
Câu 3 (1 điểm): Bằng hiểu biết của bản thân, hãy liên hệ với cuộc sống công nhân hiện nay?
File đính kèm:
- de_thi_giua_hoc_ki_i_lich_su_lop_8_ma_de_137_nam_hoc_2020_20.doc