Đề thi giữa học kì I Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Biên

PHẦN I (5,5 ĐIỂM)

 Cho câu thơ sau: “Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà”

 Câu 1: (1,5 điểm) Câu thơ trên được trích từ văn bản nào? Của ai? Em hãy chép câu thơ này và 7 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh bài thơ.

Câu 2: (2 điểm) Em hãy chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong hai câu thực của bài thơ vừa chép.

 Câu 3: (1,5 điểm) Tìm hai từ láy có khả năng gợi tả hình ảnh được sử dụng trong bài thơ trên và đặt câu với một trong hai từ em vừa tìm được.

Câu 4: (0,5 điểm) Từ bài thơ trên em hãy nêu suy nghĩ và trách nhiệm của bản thân đối với quê hương đất nước?

 (Trình bày bằng một đoạn văn 3 dòng).

 

docx11 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giữa học kì I Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Biên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS LONG BIÊN MỤC TIÊU – MA TRẬN TỔ XÃ HỘI ĐỀ THI GIỮA KÌ MÔN NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 11/11/2020 I. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức. - Đánh giá những kiến thức về Văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn đã học từ tuần 1 đến tuần 9. + Văn bản: Những bài ca dao về tình cảm gia đình; Cổng trường mở ra; Mẹ tôi; Cuộc chia tay của những con búp bê; Bánh trôi nước; Qua Đèo Ngang; Bạn đến chơi nhà. + Tiếng Việt: Từ láy, từ ghép, đại từ, quan hệ từ, từ Hán Việt, từ đồng nghĩa. + Tập làm văn: Biểu cảm về sự vật, con người 2. Kĩ năng. - Biết trình bày vấn đề, cảm thụ chi tiết, hình ảnh đặc sắc. - HS biết cách làm các dạng câu hỏi đọc hiểu văn bản. - Vận dụng kiến thức để đặt câu, viết bài văn hoàn chỉnh. 3. Thái độ. - Rèn thái độ làm bài nghiêm túc. - Phát huy tính cẩn thận, chủ động, sáng tạo của học sinh. - Bồi dưỡng những tình cảm nhân văn: tình yêu gia đình, tình yêu quê hương đất nước, tình cảm bạn bè ... 4. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực sáng tạo; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực tư duy - Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ. II. Ma trận đề Mức độ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG VẬN DỤNG CAO CỘNG Nội dung I. Phần Văn bản - Những bài ca dao về tình cảm gia đình. - Cổng trường mở ra - Mẹ tôi - Cuộc chia tay của những con búp bê - Bánh trôi nước - Qua Đèo Ngang - Bạn đến chơi nhà Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, chép thuộc, ngôi kể, phương thức biểu đạt... Nội dung, nghệ thuật Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15 % Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20 % Số câu: 2 Số điểm: 3,5 Tỉ lệ: 35% II. Tích hợp Tập làm văn - Biểu cảm về sự vật - Biểu cảm về con người Bài TLV biểu cảm Đoạn văn liên hệ thực tiễn Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 4,5 Tỉ lệ: 45 % Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5 % Số câu: 2 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50% III. Tích hợp Tiếng Việt - Các kiến thức về từ, câu và các biện pháp nghệ thuật đã học Tìm, vận dụng để đặt câu Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15 % Số câu: 1 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15 % TỔNG Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 2 Số điểm:3 Tỉ lệ: 30 % Số câu: 1 Số điểm:2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 2 câu Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50% Số câu: 5 câu Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100 % TRƯỜNG THCS LONG BIÊN Đề 1 TỔ XÃ HỘI ĐỀ THI GIỮA KÌ MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 NĂM HỌC: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 11/11/2020 PHẦN I (5,5 ĐIỂM) Cho câu thơ sau: “Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà” Câu 1: (1,5 điểm) Câu thơ trên được trích từ văn bản nào? Của ai? Em hãy chép câu thơ này và 7 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh bài thơ. Câu 2: (2 điểm) Em hãy chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong hai câu thực của bài thơ vừa chép. Câu 3: (1,5 điểm) Tìm hai từ láy có khả năng gợi tả hình ảnh được sử dụng trong bài thơ trên và đặt câu với một trong hai từ em vừa tìm được. Câu 4: (0,5 điểm) Từ bài thơ trên em hãy nêu suy nghĩ và trách nhiệm của bản thân đối với quê hương đất nước? (Trình bày bằng một đoạn văn 3 dòng). PHẦN II (4,5 ĐIỂM) Cảm nghĩ về một loài cây (loài hoa) em yêu. Chúc các em làm bài thi tốt! HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM (ĐỀ 1) PHẦN 1 (5,5 điểm): Câu 1. Văn bản: Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan (0.5đ). - Chép chính xác đầy đủ cả 8 câu thơ (1đ). Lưu ý: Mỗi lỗi sai trừ 0.25 điểm, không trừ quá tổng số điểm cả câu. Câu 2: - Biện pháp nghệ thuật : + Đảo ngữ: Lom khom – tiều vài chú, lác đác – chợ mấy nhà. (0.5đ) + Đối: Lom khom – lác đác; dưới núi – bên sông; tiều vài chú – chợ mấy nhà (0.5đ) - Tác dụng + Nhấn mạnh sự nhỏ bé, thưa thớt của nhịp sống con người, sự quạnh vắng của cảnh vật (0,5đ) + Qua đó thể hiện nỗi lòng cô đơn quạnh vắng của chủ thể trữ tình trước khung cảnh Đèo Ngang rộng lớn hoang vu. (0,5đ) Câu 3: - Hai từ láy có khả năng gợi tả hình ảnh: lom khom, lác đác (1đ) - Đặt câu với một trong hai từ vừa tìm được (0.5đ) Câu 4: Học sinh nêu ra được ít nhất 2 việc làm để thể hiện tình yêu quê hương đất nước (0,25 đ) Trình bày dưới dạng 1 đoạn văn 3 câu (0,25 đ) PHẦN II (4,5 điểm) 1. Yêu cầu chung: a. Nội dung: Cảm nghĩ về một loài cây (loài hoa) em yêu.. b. Hình thức: + Viết đúng kiểu bài văn biểu cảm + Hành văn mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. + Tạo lập thành văn bản hoàn chỉnh, đảm bảo cấu trúc 3 phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài. 2. Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể lựa chọn nhiều cách diễn đạt khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau: a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về loài cây/hoa và tình cảm của em với loài cây/hoa đó. b. Thân bài: - Biểu cảm về những đặc điểm của loài cây/hoa: tên gọi, màu sắc, ý nghĩa đã gây cho em nhiều tình cảm yêu mến. - Biểu cảm về kỉ niệm đặc biệt của em với loài cây/hoa em yêu. III. Kết bài Khẳng định lại tình cảm của em với loài cây/hoa. Trách nhiệm hoặc những suy nghĩ gửi gắm của em về loài cây/hoa đó. 3. Biểu điểm a. Phần Mở bài và kết bài: 0.5 điểm - Mở bài và kết bài đúng, đảm bảo yêu cầu: 0,25 đ - Mở bài và kết bài làm đúng, đảm bảo yêu cầu, có sự sáng tạo: 0.5 đ. b. Thân bài: 4 điểm - Điểm 4: Bài viết đúng phương thức biểu đạt; bố cục mạch lạc, chặt chẽ, lời văn trong sáng, giàu cảm xúc. - Điểm 3: Đáp ứng đủ yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi về diễn đạt. - Điểm 2: Đạt khoảng ½ yêu cầu trên, còn mắc lỗi, chưa giàu cảm xúc. - Điểm 1: Bài làm chỉ đạt một phần nhỏ những yêu cầu nêu trên hoặc chưa đạt yêu cầu; diễn đạt vụng về, lúng túng; chưa nắm vững kĩ năng, phương pháp làm bài; sai quá nhiều lỗi các loại. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn. * Lưu ý: Giáo viên tùy mức độ làm bài của học sinh để cho các thang điểm còn lại, điểm toàn bài làm tròn đến 0.25đ. * Duyệt đề Ban giám hiệu Nhóm trưởng CM Người ra đề Cao Thị Phương Anh Trần Thuý An Trần Thúy An TRƯỜNG THCS LONG BIÊN Đề 2 TỔ XÃ HỘI ĐỀ THI GIỮA KÌ MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 NĂM HỌC: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 11/11/2020 PHẦN I (5,5 ĐIỂM) Cho câu thơ sau: “Đã bấy lâu nay, bác tới nhà” Câu 1: (1,5 điểm) Câu thơ trên được trích từ văn bản nào? Của ai? Em hãy chép câu thơ này và 7 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh bài thơ. Câu 2: (2 điểm) So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài thơ vừa chép với cụm từ “ta với ta” trong bài “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan. Câu 3: (1,5 điểm) Tìm hai từ ghép được sử dụng trong bài thơ trên và đặt câu với một trong hai từ em vừa tìm được. Câu 4: (0,5 điểm) Từ bài thơ trên em hãy nêu suy nghĩ của bản thân về tình bạn cao đẹp. (Trình bày bằng một đoạn văn 3 câu). PHẦN II (4,5 ĐIỂM) Cảm nghĩ về một món quà ý nghĩa. Chúc các em làm bài thi tốt! HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM (ĐỀ 2) PHẦN 1 (5,5 điểm): Câu 1: - Học sinh nêu đúng: + Văn bản: Bạn đến chơi nhà (0,25 điểm) + Tác giả: Nguyễn Khuyến (0,25 điểm) + Chép đúng 7 câu thơ (1 điểm) Lưu ý: Mỗi lỗi sai trừ 0,25đ, không trừ quá số tổng số điểm cả câu Câu 2: - Giống nhau: Về hình thức đại từ “ta” lặp lại 2 lần và nối với nhau bằng quan hệ từ “với”. (0,5 điểm) - Khác nhau: + Cụm từ ta với ta trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan là chỉ một mình tác giả với mảnh tình riêng, diễn tả nỗi cô đơn khi đối diện với chính mình. (0,75 điểm) + Trong khi đó, ở bài thơ của Nguyễn Khuyến cụm từ này dùng để chỉ nhà thơ với bạn mình, diễn tả niềm vui, tuy hai mà một trong ngày gặp lại. Đó là tình bạn tri kỉ, thân thiết gắn bó. (0,75 điểm) Câu 3: - Tìm đúng 2 từ ghép (1 điểm) - Đặt đúng câu với một trong hai từ vừa tìm được (0,5 điểm) Câu 4: * Về hình thức: (0,25 đ): - Đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo số lượng 3 câu. Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi, từ ngữ trong sáng. * Về nội dung: (0,25 đ): Đảm bảo nội dung chính sau: - Nêu được cách hiểu đúng về tình bạn cao đẹp, ý nghĩa, biểu hiện của tình bạn PHẦN II (4,5 điểm) 1. Yêu cầu chung: a. Nội dung: b. Hình thức: + Viết đúng kiểu bài văn biểu cảm. + Hành văn mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. + Tạo lập thành văn bản hoàn chỉnh, đảm bảo cấu trúc 3 phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài. 2. Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể lựa chọn nhiều cách diễn đạt khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau: a. Mở bài: Giới thiệu khái quát và tình cảm của em về một món quà ý nghĩa mà em đã được tặng. b. Thân bài: - Biểu cảm khái quát về vẻ ngoài món quà mà em được tặng: + Hình dáng, kích thước + Màu sắc, chất liệu, công dụng, ý nghĩa - Cảm xúc của em khi nhận được quà + Háo hức xem món quà + Bất ngờ và vui sướng - Cảm xúc của em sau khi nhận món quà + Em có những suy nghĩ gì về món quà? + Món quà có ý nghĩa như thế nào đối với em? + Em gìn giữ món quà ấy như thế nào? III. Kết bài: Suy nghĩ của em về món quà được tặng 3. Biểu điểm a. Phần Mở bài và kết bài: 0.5 điểm - Mở bài và kết bài đúng, đảm bảo yêu cầu: 0,25 đ - Mở bài và kết bài làm đúng, đảm bảo yêu cầu, có sự sáng tạo: 0.5 đ. b. Thân bài: 4 điểm - Điểm 4: Bài viết đúng phương thức biểu đạt; bố cục mạch lạc, chặt chẽ, lời văn trong sáng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, dẫn chứng phong phú, chính xác. - Điểm 3: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, chứng minh đầy đủ các khía cạnh của vấn đề, diễn đạt lưu loát, trôi chảy, chưa thực sự sáng tạo. - Điểm 2: Đạt khoảng ½ yêu cầu trên, phân tích được một số luận điểm chính nhưng chưa chi tiết, còn mắc nhiều lỗi. - Điểm 1: Bài làm chỉ đạt một phần nhỏ những yêu cầu nêu trên hoặc chưa đạt yêu cầu; diễn đạt vụng về, lúng túng; chưa nắm vững kĩ năng, phương pháp làm bài; sai quá nhiều lỗi các loại. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn. * Lưu ý: Giáo viên tùy mức độ làm bài của học sinh để cho các thang điểm còn lại, điểm toàn bài làm tròn đến 0.25đ. * Duyệt đề Ban giám hiệu Nhóm trưởng Người ra đề Cao Thị Phương Anh Trần Thuý An Trần Kiều Trang TRƯỜNG THCS LONG BIÊN Đề 3 TỔ XÃ HỘI ĐỀ THI GIỮA KÌ MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 NĂM HỌC: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 11/11/2020 PHẦN I (5,5 ĐIỂM) Đọc kĩ đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi: “Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này.” (Theo SGK Ngữ Văn 7, tập 1) Câu 1: (1,5 điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai? Ghi tên một văn bản khác em đã học trong chương trình Ngữ Văn 7 cũng viết về đề tài tình cảm gia đình. Câu 2: (2 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích trên? Câu 3: (1,5 điểm) Tìm hai từ láy có khả năng gợi tả âm thanh trong các câu văn in đậm? Đặt câu với một trong hai từ đó. Câu 4: (0,5 điểm) Từ văn bản chứa đoạn văn trên, trình bày suy nghĩ của em về vai trò của mái ấm gia đình đối với trẻ em? (Trình bày bằng một đoạn văn 3 dòng). PHẦN II (4.5 ĐIỂM) Cảm nghĩ về một người thân em yêu quý. Chúc các em làm bài thi tốt! HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM (ĐỀ 3) PHẦN 1 (5.5 điểm): Câu 1: - Tên văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê (0,5đ) - Tác giả: Khánh Hoài. (0,5đ) - Tên một văn bản khác: Cổng trường mở ra hoặc Mẹ tôi.(0,5đ) Câu 2: - Biện pháp nghệ thuật: nhân hóa: hoa thược dược.... khoe bộ cánh rực rỡ của mình. (0.5đ) - Tác dụng: + Nhấn mạnh sự tươi đẹp, rực rỡ, âm thanh sinh động, vui tươi, tràn đầy sức sống của cảnh vật (0.75đ) + Tạo ra sự đối lập với tâm trạng u buồn, nặng nề của con người, nhấn mạnh hoàn cảnh éo le của hai anh em. (0.75đ) Câu 3: - Từ láy khả năng gợi tả âm thanh: + chiêm chiếp (0.5đ) + ríu ran (0.5đ) - Đặt câu đúng với một trong hai từ. (0.5đ) Câu 4: - Học sinh nêu ra được một số vai trò quan trọng của mái ấm gia đình với trẻ em: là nơi nuôi dưỡng về vật chất và tâm hồn cho trẻ; gia đình tan vỡ là nỗi bất hạnh không gì bù đắp được đối với những đứa trẻ (0,25 đ) - Trình bày dưới dạng một đoạn văn 3 câu (0,25 đ) PHẦN II (4.5 điểm) 1. Yêu cầu chung: a. Nội dung: Cảm nghĩ về một người thân em yêu quý. b. Hình thức: + Viết đúng kiểu bài văn biểu cảm. + Hành văn mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. + Tạo lập thành văn bản hoàn chỉnh, đảm bảo cấu trúc 3 phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài. 2. Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể lựa chọn nhiều cách diễn đạt khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau: a. Mở bài: Giới thiệu khái quát người thân mà em yêu quý và tình cảm của em với người đó. b. Thân bài: - Giới thiệu một vài nét tiêu biểu về người thân: + Biểu cảm về những đặc điểm ngoại hình của người đó: dáng người, cử chỉ, giọng nói , + Biểu cảm về những phẩm chất, tính cách của người đó: khoan dung, chăm chỉ, khéo léo, - Vai trò của người thân ấy đối với em (nuôi nấng, yêu thương, quan tâm, ) - Những kỉ niệm của em và người thân ấy III. Kết bài - Khẳng định tình cảm của em với người đó. - Trách nhiệm hoặc những suy nghĩ gửi gắm của em về người thân đó. 3. Biểu điểm a. Phần Mở bài và kết bài: 0.5 điểm - Mở bài và kết bài đúng, đảm bảo yêu cầu: 0,25 đ - Mở bài và kết bài làm đúng, đảm bảo yêu cầu, có sự sáng tạo: 0.5 đ. b. Thân bài: 4 điểm - Điểm 4: Bài viết đúng phương thức biểu đạt; bố cục mạch lạc, chặt chẽ, lời văn trong sáng, giàu cảm xúc, đáp ứng đủ các yêu cầu về nội dung, biết sử dụng cách liên kết câu, liên kết đoạn hợp lý, có liên hệ thêm với văn học và đời sống. - Điểm 3: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, các nội dung đủ ý, diễn đạt lưu loát, trôi chảy, chưa thực sự sáng tạo trong cách biểu cảm. - Điểm 2: Đạt khoảng ½ yêu cầu trên, nêu được một số cảm nhận nhưng chưa chi tiết, còn mắc nhiều lỗi. - Điểm 1: Bài làm chỉ đạt một phần nhỏ những yêu cầu nêu trên hoặc chưa đạt yêu cầu; diễn đạt vụng về, lúng túng; chưa nắm vững kĩ năng, phương pháp làm bài; sai quá nhiều lỗi các loại. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn. * Lưu ý: Giáo viên tùy mức độ làm bài của học sinh để cho các thang điểm còn lại, điểm toàn bài làm tròn đến 0.25đ. * Duyệt đề Ban giám hiệu Nhóm trưởng Người ra đề Thẩm Thị Lý Trần Thuý An Đào Huyền Nga

File đính kèm:

  • docxde_thi_giua_hoc_ki_i_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2020_2021_truong.docx