Đề thi giữa học kì I Sinh học Lớp 7 - Mã đề 701 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Biên

Câu 2: Trong các điểm dưới đây, đâu là điểm khác nhau giữa hải quỳ và san hô?

A. San hô có màu sắc rực rỡ còn hải quỳ có cơ thể trong suốt.

B. Hải quỳ có khả năng di chuyển còn san hô thì không.

C. Hải quỳ có đời sống đơn độc còn san hô sống thành tập đoàn.

D. Hải quỳ có cơ thể đối xứng tỏa tròn còn san hô thì đối xứng hai bên.

Câu 3: Trùng sốt rét lây nhiễm sang cơ thể người qua vật chủ trung gian nào?

A. Muỗi Anôphen B. Muỗi Mansonia.

C. Muỗi Aedes. D. Muỗi Culex.

Câu 4: Động vật được giới thiệu trong Sinh học 7 sắp xếp theo cách nào?

A. Kích thướcnhỏ đến kích thước lớn. B. Số lượng nhỏ đến số lượng lớn.

C. Tầm quan trọng từ ít đến nhiều. D. Trật tự tiến hóa.

Câu 5: Lớp cuticun bọc ngoài cơ thể giun đũa có tác dụng gì?.

A. Như bộ áo giáp tránh sự tấn công của kẻ thù.

B. Giúp cơ thể luôn căng tròn.

C. Giúp cơ thể dễ di chuyển.

D. Như bộ áo giáp giúp không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa trong ruột non.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây về Giun đũa là đúng?

A. Có lỗ hậu môn B. Tuyến sinh dục kém phát triển

C. Cơ thể dạng hình lá D. Sống tự do

Câu 7: Vật chủ trung gian thường thấy của trùng kiết lị là gì?

A. Ốc. B. Muỗi. C. Cá. D. Ruồi, nhặng.

 

docx6 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giữa học kì I Sinh học Lớp 7 - Mã đề 701 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Biên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS LONG BIÊN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I TỔ TỰ NHIÊN MÔN: Sinh học 7 - Tiết PPCT:16 NĂM HỌC 2020 – 2021 I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá việc nắm kiến thức của học sinh qua các bài đã học từ đầu năm đến nay, bao gồm: Mở đầu, Ngành Động vật nguyên sinh, Ngành Ruột khoang, Ngành Giun dẹp, Ngành Giun tròn. 2.Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phát hiện ,vận dụng những kiến thức đã học vào bài làm, giải thích hiên tượng thực tế. 3.Thái độ: Yêu thích môn học,nghiêm túc trong thi và kiểm tra. II. MA TRẬN ĐỀ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Mở đầu -Phân biệt động vật với thực vật. -Hiểu được cách sắp xếp các giới ĐV trong sinh 7. Số câu: 2 Số điểm: 0.5đ Tỉ lệ: 5% TN: 1 câu (0.25đ) TN: 1 câu (0.25đ) 2.Ngành Động vật nguyên sinh -Hình thức sinh sản của trùng roi xanh. - Cơ quan di chuyển của 1 số ĐVNS. -So sánh trùng kiết lị với trùng sốt rét. Số câu: 5 Số điểm: 1,25đ Tỉ lệ: 12,5% TN: 4 câu (1đ) TN: 1 câu (0.25đ) 3. Ngành ruột khoang -Hình dạng cơ thể của 1 số loài ngành ruột khoang. - Đặc điểm tế bào sinh sản ở thủy tức. -So sánh đặc điểm giữa san hô và hải quỳ, sứa và thủy tức. -Hình thức cộng sinh ở hải quỳ. -Vai trò lợi ích và tác hại của ngành ruột khoang. - Giải thích tại sao khi bắt một số loài Ruột khoang cần có đồ bảo hộ. Số câu: 7 câu Số điểm: 4,75đ Tỉ lệ: 47,5% TN: 2 câu (0,5đ) TN: 2 câu (0,5đ) TL: 1 câu (1,5đ) TL: 1 câu (2đ) TN: 1 câu (0,25đ) 4. Ngành Giun dẹp - Nơi kí sinh của lá gan. -Đặc điểm cơ thể sán lá gan. -Đại diện thuộc ngành giun dẹp. Số câu: 3 Số điểm: 0,75đ Tỉ lệ: 7,5% TN: 1 câu (0,25đ) TN: 2 câu (0,5đ) 5. Ngành giun tròn -Số lượng loài thuộc ngành giun tròn. - Đặc điểm lớp cuticun ở giun đũa. -Đặc điểm cơ thể của ngành giun đũa -Giải thích vì sao y học khuyên nên tẩy giun từ 1-2 lần trong 1 năm và lí do giun khép kín vòng đời. Số câu: 7 Số điểm: 2,75đ Tỉ lệ: 27,5% TN:4câu (1đ) TL: 1 câu (1đ) TN: 1 câu (0,25đ) TL: 1 câu (0,5đ) Tổng câu: 24 Tổng điểm:10 Tỉ lệ: 100% Số câu: 12 Số điểm:3 Tỉ lệ: 30% Số câu: 1 Số điểm:1 Tỉ lệ: 10% Số câu :6 Số điểm:1,5 Tỉ lệ: 15% Số câu: 1 Số điểm:1,5 Tỉ lệ: 15% Số câu: 0 Số điểm:0 Tỉ lệ: 0% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 2 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm:0,5 Tỉ lệ: 5% TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I - MÔN SINH 7 Mã đề thi 701 TỔ TỰ NHIÊN NĂM HỌC 2020 – 2021 TIẾT (PPCT): 16 Thời gian làm bài: 45 phút (Học sinh không được sử dụng tài liệu) I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5,0 điểm) Em hãy chọn phương án đúng nhất và tô vào ô tương ứng trong phiếu trả lời trắc nghiệm khách quan: Câu 1: Sán lá gan kí sinh ở đâu trong cơ thể trâu, bò? A. Ruột non. B. Ruột già. C. Gan, mật. D. Cơ bắp. Câu 2: Trong các điểm dưới đây, đâu là điểm khác nhau giữa hải quỳ và san hô? A. San hô có màu sắc rực rỡ còn hải quỳ có cơ thể trong suốt. B. Hải quỳ có khả năng di chuyển còn san hô thì không. C. Hải quỳ có đời sống đơn độc còn san hô sống thành tập đoàn. D. Hải quỳ có cơ thể đối xứng tỏa tròn còn san hô thì đối xứng hai bên. Câu 3: Trùng sốt rét lây nhiễm sang cơ thể người qua vật chủ trung gian nào? A. Muỗi Anôphen        B. Muỗi Mansonia. C. Muỗi Aedes. D. Muỗi Culex.       Câu 4: Động vật được giới thiệu trong Sinh học 7 sắp xếp theo cách nào? A. Kích thướcnhỏ đến kích thước lớn. B. Số lượng nhỏ đến số lượng lớn. C. Tầm quan trọng từ ít đến nhiều. D. Trật tự tiến hóa. Câu 5: Lớp cuticun bọc ngoài cơ thể giun đũa có tác dụng gì?. A. Như bộ áo giáp tránh sự tấn công của kẻ thù. B. Giúp cơ thể luôn căng tròn. C. Giúp cơ thể dễ di chuyển. D. Như bộ áo giáp giúp không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa trong ruột non. Câu 6: Phát biểu nào sau đây về Giun đũa là đúng? A. Có lỗ hậu môn B. Tuyến sinh dục kém phát triển C. Cơ thể dạng hình lá D. Sống tự do Câu 7: Vật chủ trung gian thường thấy của trùng kiết lị là gì? A. Ốc.           B. Muỗi.           C. Cá.           D. Ruồi, nhặng. Câu 8: Ở thuỷ tức cái, tế bào trứng được hình thành từ: A. tuyến hình cầu.       B. tuyến bã. C. tuyến hình vú.       D. tuyến sữa. Câu 9: Trùng giày di chuyển nhờ bộ phận nào? A. Roi bơi. B. Cả cơ thể. C. Lông bơi. D. Chân giả. Câu 10: Loài nào sau đây thuộc ngành giun dẹp? A. Sán bã trầu. B. Trùng giày. C. Giun móc câu . D. Giun kim. Câu 11: Tiết diện ngang cơ thể tròn, bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức và ống tiêu hóa phân hóa là những đặc điểm có ở động vật nào dưới đây? A. Thủy tức. B. Giun tròn. C. Sán lá gan. D. Hải quỳ. Câu 12: Trùng roi xanh sinh sản vô tính theo hình thức nào? A. Phân đôi theo chiều dọc. B. Phân đôi theo chiều ngang. C. Tái sinh. D. Mọc chồi. Câu 13: Tế bào động vật khác tế bào thực vật ở điểm nào? A. Màng tế bào. B. Nhân. C. Chất nguyên sinh. D. Thành xenlulozo. Câu 14: Kích thước của trùng kiết lị so với trùng sốt rét như thế nào? A. Bằng nhau. B. Nhỏ hơn C. Lớn hơn. D. Không so sánh được. Câu 15: Tại sao khi tiếp xúc một số loài thuộc ngành Ruột khoang cần đeo găng tay hay dùng gắp để bắt? A. Phòng trượt tay. B. Phòng tránh độc. C. Phòng tránh bẩn tay D. Phòng vi khuẩn. Câu 16: Giun đũa gây ảnh hưởng như thế nào với sức khoẻ con người? A. Hút chất dinh dưỡng ở ruột non B. Gây đau bụng C. Gây mất ngủ D. Hút chất dinh dưỡng ở ruột non, đau bụng, có thể gây tắc ruột, tắc ống mật Câu 17: Trên thế giới, con người đã phát hiện bao nhiêu loài thuộc ngành giun tròn? A. 50 nghìn. B. 30 nghìn. C. 40 nghìn. D. 20 nghìn. Câu 18: Hình dạng cơ thể của Sứa là: A. hình dù. B. hình trụ. C. hình cầu. D. hình nấm. Câu 19: Hình thức “hải quỳ” sống bám trên vỏ ốc có tôm ở nhờ được gọi là gì? A. Kí sinh. B. Cộng sinh. C. Hoại sinh. D. Tự do. Câu 20: Đặc điểm nào dưới đây có ở sán lá gan? A. Có cơ quan sinh dục đơn tính. B. Miệng nằm ở mặt bụng. C. Mắt và lông bơi tiêu giảm. D. Cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng kém phát triển. II. TỰ LUẬN: ( 5,0 ĐIỂM) Câu 1( 1,5 điểm): So sánh đặc điểm khác nhau về hình dạng, vị trí của lỗ miệng, khả năng di chuyển của sứa và thủy tức. Câu 2(1,5 điểm): Vẽ vòng đời của giun đũa. Vì sao y học khuyên mỗi người nên tẩy giun từ 1-2 lần trong 1 năm? Câu 3(2,0 điểm): Trình bày vai trò của ngành ruột khoang. Lấy ví dụ cụ thể cho mỗi vai trò. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiệm khách quan: Mỗi câu đúng được 0,25 điểm MÃ ĐỀ CÂU 701 702 703 704 705 706 1 C D B B D A 2 C C B A D C 3 B C A C B B 4 D A D B A A 5 D D C A B B 6 A A C A B D 7 D C B B A A 8 A B D D D D 9 C A D D A B 10 A D D C D C 11 B C C D C D 12 A D C A D B 13 D B A D C C 14 C A A A C D 15 B C A C B C 16 D B B C C A 17 B B B D A C 18 A B A B B B 19 B A D B A D 20 C D C C C A II. TỰ LUẬN: (5 điểm) CÂU NỘI DUNG CẦN ĐẠT BIỂU ĐIỂM 1 (1,5đ) So sánh: Khác nhau Đặc điểm Sứa Thủy tức Hình dạng Hình dù Hình trụ dài Vị trí lỗ miệng Ở dưới Ở trên Di chuyển Bằng dù (co bóp dù) Bằng tua miệng 0,5đ 0,5đ 0,5đ 2 (1,5đ) Vòng đời của giun đũa: Giun đũa àtrứng (theo phân ra ngoài)àấu trùng (trong trứng) á â bám vào thức ăn Ruột non lần 2 ← máu, gan, tim, phổi ← ấu trùng (ruột non lần 1) Giải thích: - Tẩy giun giúp làm giảm các loại giun có trong đường ruột gây tắc ống mật, rối loạn tiêu hóa. 1,0đ 0,5đ 3 (2,0đ) - Lợi ích: + Làm thức ăn cho người. VD: Sứa sen. + Là vật chỉ thị quan trọng trong nghiên cứu địa chất. VD: Hóa thach san hô. - Tác hại: + Gây ngứa và độc cho người. VD: Sứa. + Gây cản trở giao thông đường biển. VD: Đảo ngầm san hô Lưu ý: HS có thể nêu lợi ích, tác hại, ví dụ khác đúng vẫn cho điểm tương đương. 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ BGH duyệt Nhóm trưởng GV ra đề Cao Thị Phương Anh Đào Thị Thanh Mai Đào Thị Thanh Mai

File đính kèm:

  • docxde_thi_giua_hoc_ki_i_sinh_hoc_lop_7_ma_de_701_nam_hoc_2020_2.docx