Đề thi HKI – Môn Vật lý - Lớp 11A

Mã đề thi 896

Câu 1: Chọn câu đúng nhất trong các câu sau đây?

A. Khi có hiện tượng dương cực tan, dòng điện trong chất điện phân tuân theo định luật Ôm

B. Chất điện phân nói chung là vật dẫn không tuân theo định luật Ôm

C. Bình điện phân được coi như một máy thu điện

D. Bình điện phân được coi như một dụng cụ chỉ tỏa nhiệt

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai về hiện tượng điện phân?

A. Các dung dịch axit, badơ, muối là chất điện phân

B. Khi hòa tan axit, badơ hoặc muối vào nước thì tất cả các phân tử của chúng đều bị phân ly thành các iôn

C. Dòng điện chạy qua bình chất điện phân có chiều từ anôt đến catôt

D. Các muối nóng chảy là chất điện phân

Câu 3: Một dây đồng có điện trở 100Ω ở 00C . Khi nhiệt độ là 500C, điện trở của dây đồng là bao nhiêu? Cho biết hệ số nhiệt điện trở của đồng là α = 4,3.10-3(K-1)

A. 125Ω B. 87,5Ω C. 121,5Ω D. 100Ω

 

doc3 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi HKI – Môn Vật lý - Lớp 11A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THI HKI – MÔN VẬT LÝ - LỚP 11A. Thời gian làm bài: 45phút. Mã số: Điểm: HS chọn một phương án trả lời A, B, C hoặc D và ghi vào bảng trả lời sau đây: 1 4 7 10 13 16 19 22 25 28 2 5 8 11 14 17 20 23 26 29 3 6 9 12 15 18 21 24 27 30 Mã đề thi 896 Câu 1: Chọn câu đúng nhất trong các câu sau đây? A. Khi có hiện tượng dương cực tan, dòng điện trong chất điện phân tuân theo định luật Ôm B. Chất điện phân nói chung là vật dẫn không tuân theo định luật Ôm C. Bình điện phân được coi như một máy thu điện D. Bình điện phân được coi như một dụng cụ chỉ tỏa nhiệt Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai về hiện tượng điện phân? A. Các dung dịch axit, badơ, muối là chất điện phân B. Khi hòa tan axit, badơ hoặc muối vào nước thì tất cả các phân tử của chúng đều bị phân ly thành các iôn C. Dòng điện chạy qua bình chất điện phân có chiều từ anôt đến catôt D. Các muối nóng chảy là chất điện phân Câu 3: Một dây đồng có điện trở 100Ω ở 00C . Khi nhiệt độ là 500C, điện trở của dây đồng là bao nhiêu? Cho biết hệ số nhiệt điện trở của đồng là α = 4,3.10-3(K-1) A. 125Ω B. 87,5Ω C. 121,5Ω D. 100Ω Câu 4: Trong không khí, tại 3 đỉnh A, B, C của một tam giác đều đặt lần lượt 3 điện tích q1, q2, q3. Lực điện trường tác dụng lên q1<0 có phương vuông góc với cạnh BC . Trường hợp nào sau đây không thể xảy ra A. q2 = q3 0 C. q2.q3 < 0 D. q2 = q1 Câu 5: Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của: A. các ion dương cùng chiều điện trường. B. các electron tự do ngược chiều điện trường. C. các ion âm ngược chiều điện trường. D. các prôtôn cùng chiều điện trường. Câu 6: Cho hai nguồn điện mắc như hình vẽ ( E1 > E2). Chọn phương án đúng nhất: A B E1,r1 E2,r2 A. Eb = E1 + E2 ; A là cực âm B là cực dương của bộ nguồn B. Eb = E1 + E2 ; A là cực dương B là cực âm của bộ nguồn C. Eb = E1 - E2 ; A là cực âm B là cực dương của bộ nguồn D. Eb = E1 - E2 ; A là cực dương B là cực âm của bộ nguồn Câu 7: Công của lực nào sau đây phụ thuộc vào dạng đường đi? A. Lực tĩnh điện B. Lực hấp dẫn C. Lực đàn hồi D. Lực ma sát Câu 8: Đối với vật dẫn kim loại, khi nhiệt độ tăng, thì điện trở vật dẫn cũng tăng. Nguyên nhân chính là: A. các ion dương chuyển động theo chiều điện trường nhanh hơn. B. các electron tự do bị “nóng lên” nên chuyển động chậm hơn. C. các ion tự do chuyển động nhanh hơn. D. các ion kim loại dao động mạnh hơn, làm cho các electron tự do va chạm với các ion nhiều hơn. Câu 9: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích -2µC từ A đến B là 2mJ. Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B là: A. -1000V B. 1V C. 100 V D. -1V Câu 10: Hệ số nhiệt điện trở của kim loại có giá trị dương hay âm và phụ thuộc những yếu tố nào? A. Có giá trị dương và chỉ phụ thuộc chế độ gia công của kim loại. B. Có giá trị dương và phụ thuộc nhiệt độ, độ sạch và chế độ gia công của kim loại. C. Có giá trị dương và chỉ phụ thuộc độ tinh khiết của kim loại. D. Có giá trị dương và chỉ phụ thuộc nhiệt độ của kim loại. Câu 11: Chọn phát biểu đúng khi nói về đương lượng điện hóa trong hiện tượng điện phân A. Đương lượng điện hóa phụ thuộc vào bản chất của chất được giải phóng ở điện cực và nồng độ của dung dịch điện phân B. Đương lượng điện hóa phụ thuộc vào bản chất của chất được giải phóng ở điện cực và điện lượng q chạy qua bình điện phân C. Đương lượng điện hóa phụ thuộc vào bản chất của chất được giải phóng ở điện cực và cường độ dòng điện I chạy qua bình điện phân D. Đương lượng điện hóa chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất được giải phóng ở điện cực Câu 12: Một tấm kim loại có diện tích bề mặt 120cm2 được mạ bạc. Biết bạc có D = 8,9.103 kg/m3, AAg = 108, nAg=1. Cường độ dòng điện qua bình điện phân là 5A. Sau khi thời gian 1giờ, lớp bạc bám đều vào bề mặt dày tấm kim loại cí độ dày bằng: A. 1,88mm B. 0,188cm C. 0,188mm D. 0,0188mm Câu 13: Số cặp iôn được tạo thành trong một đơn vị thời gian trong một bình dung dịch điện phân phụ thuộc yếu tố: A. bản chất của chất điện phân, nồng độ của dung dịch chất điện phân và hiệu điện thế đặt vào hai cực bình điện phân B. nồng độ của dung dịch chất điện phân, nhiệt độ của chất điện phân và hiệu điện thế đặt vào hai cực bình điện phân C. bản chất và nhiệt độ của chất điện phân và nồng độ của dung dịch chất điện phân D. bản chất và nhiệt độ của chất điện phân, hiệu điện thế đặt vào hai cực bình điện phân Câu 14: Chọn câu sai. A. Hệ số nhiệt điện động aT phụ thuộc vào vật liệu làm cặp nhiệt điện. B. Khi nhiệt độ hai mối hàn của cặp nhiệt điện bằng nhau thì vẫn có dòng nhiệt điện. C. Đối với vật liệu siêu dẫn, sau khi ngắt bỏ nguồn điện thì dòng điện vẫn được duy trì. D. Đối với vật liệu siêu dẫn thì điện trở của nó bằng 0. Câu 15: Một tấm kim loại có diện tích bề mặt 100cm2 được mạ niken bằng phương pháp điện phân. Khi cho cường độ dòng điện 5A qua bình điện phân sau thời gian 1 giờ thì khối lượng niken bám vào catôt là 5,4kg. Tính đương lượng điện hóa của niken? A. 0,3C/kg B. 0,3g/C C. 3kg/C D. 0,3g/mol Câu 16: Mạch điện kín có chứa nguồn điện (E,r), máy thu điện (Ep, rp) và điện trở R. Biểu thức nào sau đây là sai: A. B. C. E = EP + I(R + r + rP) D. (khi R = 0) Câu 17: Câu nào sau đây nói về hiện tượng nhiệt điện là không đúng? A. Suất điện động nhiệt điện phụ thuộc vào hệ số nở dài vì nhiệt a. B. Suất điện động nhiệt điện E tỉ lệ với hiệu nhiệt độ (T1 –T2) giữa 2 đầu mối hàn của cặp nhiệt điện. C. Cặp nhiệt điện gồm 2 dây dẫn điện có bản chất khác nhau hàn nối với nhau thành 1 mạch kín và 2 mối hàn của nó được giữ ở 2 nhiệt độ khác nhau. D. Nguyên nhân gây ra suất điện động nhiệt điện là do chuyển động nhiệt của các hạt tải điện trong mạch điện có nhiệt độ không đồng nhất. Câu 18: Điều nào đúng khi nói về hiện tượng đoản mạch: A. Xảy ra khi điện trở trong bằng không . B. Cường độ dòng điện có giá trị : C. Xãy ra khi điện trở mạch ngoài rất lớn. D. Suất điện động của nguồn điện bằng độ giảm điện thế ở mạch trong Câu 19: Xét đoạn mạch điện như hình vẽ. Cường độ dòng điện I có biểu thức nào sau đây là không đúng? A B R I E, r A. B. C. D. Câu 20: Chọn phát biểu đúng A. Tính chất cơ bản của điện trường là gây ra tác dụng từ B. Tại một điểm xác định trong điện trường thì cường độ điện trường tỉ lệ nghịch với giá trị tuyệt đối của điện tích C. Tại một điểm xác định trong điện trường vectơ cường độ điện trường không phụ thuộc vào dấu và độ lớn của điện tích thử q đặt tại điểm đó D. Tại một điểm xác định trong điện trường thì cường độ điện trường tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực điện trường Câu 21: Trong điều kiện nào thì cường độ dòng điện I chạy qua dây dẫn kim loại tuân theo định luật Ôm? A. Dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại có cường độ rất lớn. B. Dây dẫn kim loại có nhiệt độ không đổi. C. Dây dẫn kim loại có nhiệt độ tăng dần. D. Dây dẫn kim loại có nhiệt độ rất thấp, xấp xỉ bằng 0 độ tuyệt đối (0K). Câu 22: Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng: A. điện trở của kim lọai hay hợp kim đột ngột giảm đến 0 khi nhiệt độ hạ xuống dưới nhiệt độ TC nào đó. B. điện trở của kim loại hay hợp kim đột ngột tăng cao khi nhiệt độ tăng đến nhiệt độ TC nào đó. C. điện trở của kim loại hay hợp kim giảm xuống đến 0 khi nhiệt độ hạ đến 0 K. D. điện trở của kim loại hay hợp kim đột ngột giảm đến 0 khi nhiệt độ giảm đến dưới nhiệt độ 00C Câu 23: Tĩnh điện kế là dụng cụ dùng để đo: A. Điện tích của một vật B. Điện trường C. Hiệu điện thế D. Cường độ dòng điện Câu 24: Công của lực điện trường thực hiện khi dịch chuyển một điện tích q = 1µC theo đường vuông góc với đường sức điện trong điện trường đều 1000V/m, trên quãng đường dài 1m là: A. 0J B. 1J C. 1mJ D. 1000J Câu 25: Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số aT = 40 mV/K được đặt trong không khí ở nhiệt độ 300C, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ t. Nếu suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện là 8mV thì t có giá trị là: A. 2300C B. 1700C C. 170K D. 230K Câu 26: Một ắcquy có suất điện động 12 V, điện trở trong r = 1W; nếu dòng điện nạp có cường độ 2 A thì hiệu điện thế đặt vào 2 cực của ắcquy là: A. 11 V B. 8V C. 14 V D. 10 V Câu 27: Hãy chọn câu đúng. Trong mạch điện kín A. Hiệu điện thế mạch ngoài bằng suất điện động của nguồn điện B. Hiệu điện thế mạch ngoài bằng hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện C. Cường độ dòng điện tỷ lệ với điện trở toàn phần của mạch điện. D. Suất điện động của nguồn điện bằng tổng các độ giảm điện thế ở các điện trở mạch ngoài. Câu 28: Cho mạch điện như hình vẽ : E = 6V ; r = 0,5Ω ; Số chỉ ampe kế là 1A ; R = 1,5Ω . Hiệu điện thế UAB có giá trị: E, r A B A I R A. – 8 V B. 8V C. 4V D. - 4V Câu 29: Một bộ nguồn mắc như hình vẽ. Mỗi nguồn có suất điện động E = 4V và điện trở trong r = 1Ω. Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là: A B A. Eb = 24 V ; rb = 3 Ω B. Eb = 12 V ; rb = 3 Ω C. Eb = 24 V ; rb = 1,5 Ω D. Eb = 12 V ; rb = 1,5 Ω Câu 30: Chọn phát biểu sai. Đối với một điện trường xác định. A. Mỗi đường sức có một chiều xác định B. Các đường sức xuất phát từ điện tích âm C. Các đường sức không bao giờ cắt nhau D. Chiều của đường sức tại mỗi điểm biểu diễn chiều của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docDe thi hoc ky I.doc
Giáo án liên quan