1. (0,75 điểm) Cho các chất Al, dung dịch NaOH, dung dịch H2SO4.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra giữa các cặp chất trên.
2. (0,25 điểm) Nhôm hoạt động hoá học mạnh hơn sắt.
Viết 2 phương trình phản ứng hoá học để chứng minh.
3.(1,0 điểm) Từ nguyên liệu chính là FeS2, quặng boxit ( Al2O3 có lẫn Fe2O3 ), không khí, H2O, than đá, NaOH và chất xúc tác, điều kiện phản ứng có đủ.
7 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2652 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đê thi hoá 9 số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
®ª thi ho¸ 9
Sè 1:
Câu 1 (2,0 điểm)
1. (0,75 điểm) Cho các chất Al, dung dịch NaOH, dung dịch H2SO4.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra giữa các cặp chất trên.
2. (0,25 điểm) Nhôm hoạt động hoá học mạnh hơn sắt.
Viết 2 phương trình phản ứng hoá học để chứng minh.
3.(1,0 điểm) Từ nguyên liệu chính là FeS2, quặng boxit ( Al2O3 có lẫn Fe2O3 ), không khí, H2O, than đá, NaOH và chất xúc tác, điều kiện phản ứng có đủ.
Hãy điều chế Fe và muối Al2(SO4)3.
Câu 2 (2,5 điểm)
1. (1,0 điểm) Cho BaO vào dung dịch H2SO4 loãng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa A và dung dịch B. Cho nhôm dư vào dung dịch B thu được khí E và dung dịch D. Lấy dung dịch D cho tác dụng với dung dịch Na2CO3 thu được kết tủa F.
Xác định A, B, E, D, F và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2. (1,5 điểm) Cho m gam Al tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 0,7M thì thu được 1,344 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Cho phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a. Xác định giá trị m.
b. Tính thể tích dung dịch HCl 1M cần thêm vào dung dịch X để:
Thu được kết tủa nhiều nhất.
Thu được 1,56 gam kết tủa
Câu 3 (1,5 điểm)
1. (0,5 điểm)Cho dung dịch Mg(HCO3)2 lần lượt tác dụng với các dung dịch sau: Ca(OH)2 (dư), Na2CO3, NaHSO4 dư. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2. (1,0 điểm)Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết các chất khí sau chứa trong các bình riêng biệt sau bị mất nhãn: Axetylen, metan, etylen, sunfurơ.
Câu 4 ( 2,0 điểm )
Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol chất hữu cơ X bằng một lượng oxi vừa đủ là 0,616 lít thì thu được 1,344 lít hỗn hợp CO2, N2 và hơi nước. Sau khi làm ngưng tụ hơi nước, hỗn hợp khí còn lại chiếm thể tích là 0,56 lít và nặng 1,02 gam.
1.(1,5 điểm)Xác định công thức phân tử của X, biết rằng các thể tích khí đều đo ở đktc.
2.(0,5 điểm)Xác định công thức cấu tạo đúng của X, biết rằng X là muối và khi tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được khí có mùi khai bay ra.
Câu 5 ( 2,0 điểm )
Cho 2,16 gam hỗn hợp A gồm: Na, Al, Fe vào nước dư thì thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và chất rắn B chứa 2 kim loại. Cho toàn bộ B tác dụng hết với 200 gam dung dịch CuSO4 4,8% thì thu được 3,2 gam Cu và dung dịch C. Tách dung dịch C và cho tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH để thu được kết tủa lớn nhất. Nung kết tủa thu được trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn D.
1. (1,0 điểm)Xác định khối lượng của từng kim loại trong A.
2. (0,5 điểm) Tính khối lượng chất rắn D.
3. (0,5 điểm )Tính nồng độ % các chất trong dung dịch C.
Cho: Al=27, H=1, C=12, O=16, N=14, Na=23, Fe=56, Cu=64.
...............Hết ...............
®Ò thi ho¸ 9
®Ò 2
Câu 1: (1,0 điểm)
Tìm các chất A, B, C, D,... thích hợp để hoàn thành các phương trình hóa học sau:
t0
A + B → C + D
t0
B + E → F + G
D → H + G
t0
H + H2O → A
t0
C + E → F + H2O
H + E → I
E + T → X + H2O
Biết B, D, E là các hợp chất có trong nguyên liệu dùng để sản xuất thủy tinh thường.
Câu 2: (1,75 điểm)
1. (0,75 điểm). Đốt cháy không hoàn toàn một lượng Mg trong không khí thu được chất rắn A. Cho A tác dụng với dung dịch HCl. Hãy viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra.
2. (1,0 điểm). Lấy ví dụ bằng phương trình phản ứng cho các trường hợp sau:
a. Oxit + Nước → Axit + Oxit
b. Muối + Bazơ → Muối + Oxit + Nước
dd
c. Bazơ + Axit → Muối + Oxit + Nước
d. Muối + Muối → Muối + Chất khí + Axit
Câu 3: (2,25 điểm)
1. (0,75 điểm). Hãy giải thích, viết phương trình phản ứng (nếu có) cho các trường hợp sau:
a. Sự tạo thành thạch nhũ trong hang động.
b. Đồ dùng bằng bạc để trong không khí nhiễm H2S một thời gian thường chuyển sang màu xám đen.
c. Để hàn và cắt kim loại cần phải dùng axetilen chứ không phải etan mặc dù nhiệt đốt cháy các khí đó tính ở cùng điều kiện tương ứng bằng 1320 kJ/mol và 1562 kJ/mol.
2. (0,5 điểm). Cho hỗn hợp: Al, Fe2O3, Al2O3. Hãy tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp sao cho khối lượng từng chất không đổi.
3. (1,0 điểm). Lấy a gam ZnCl2 hòa tan vào nước được dung dịch Z.
Cho dung dịch Z tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 2M thu được 3b mol chất kết tủa.
Cho dung dịch Z tác dụng với 350 ml dung dịch NaOH 2M thu được b mol chất kết tủa.
- Xác định a gam ZnCl2.
- Vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa số mol ZnCl2 và NaOH; cho nhận xét.
Câu 4: (2,0 điểm)
Có 150 ml dung dịch A gồm FeSO4, H2SO4 và muối Sunphát của kim loại M hóa trị 2.
Cho 30ml dung dịch B gồm Ba(NO3)2 0,3M và KOH 0,2M vào dung dịch A thì vừa đủ trung hòa H2SO4. Cho thêm 170 ml dung dịch B nữa thì được một lượng kết tủa. Lọc lấy kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 5,154 gam chất rắn và dung dịch C. Để trung hòa dung dịch C cần 20 ml dung dịch HCl 0,2M.
1. (1,75 điểm). Xác định kim loại M.
2. (0,25 điểm). Xác định nồng độ mol/l các chất trong dung dịch A.
Biết hiđroxit của M không tan, không lưỡng tính.
Câu 5: (3,0 điểm)
1. (1,0 điểm). Hãy nhận biết 5 chất rắn màu trắng sau: Tinh bột, Natrihidrocacbonat, Xenlulozơ, Polietilen và Natrihidroxit.
2. (2,0 điểm). Hai chất hữu cơ X, Y (chứa C, H, O) đều có 53,33% oxi theo khối lượng. Khối lượng phân tử của Y gấp 3 lần khối lượng phân tử của X. Đốt cháy hoàn toàn 0,04 mol hỗn hợp X, Y cần 0,12 mol O2.
a. (1,0 điểm). Xác định công thức phân tử của X, Y.
Viết các công thức cấu tạo có thể có của X.
b. (1,0 điểm). Viết phương trình phản ứng hoàn thành sơ đồ sau:
Y → Y1 → Y2 → Y3 → Y1 → X
---------------------HẾT-----------------------
®Ò 3:
Câu 1 (1,0 điểm).
Cho biết X1, X2, X3, X4, X5 là các hợp chất hữu cơ; còn A, B, C, D, E là các hợp chất vô cơ. Hãy xác định các chất thích hợp để hoàn thành những phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:
X1 + A → X2 + X3
A + X4 → X2 + B↓
xt
D + X2 → X3 + E↓
xt
X3 + X3 → X1 + C
X5 + O2 → X3 + C
X3 + Mg → X4 + H2
Câu 2 (2,0 điểm)
1.(1,0 điểm). Dẫn luồng khí Hiđro dư đi qua các ống lần lượt chứa các chất rắn dạng bột là: CaO, CuO, Al2O3, Fe2O3 và Na2O đựợc đốt nóng và mắc nối tiếp nhau bằng các ống dẫn khí. Sau đó lấy các sản phẩm còn lại trong mỗi ống chia làm 2 phần.
a. Phần 1 lần lượt cho tác dụng với khí CO2.
b. Phần 2 lần lượt cho tác dụng với dung dịch AgNO3.
Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
2.(1,0 điểm). Chọn một thuốc thử duy nhất nhận biết 5 lọ hóa chất mất nhãn sau: Al, Al2O3, Fe, Al4C3, Na2O, Ba. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 3 (2,0 điểm)
1.(1,0 điểm). Hỗn hợp A gồm 3 khí H2, H2S, SO2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2:3. Trộn A với oxi dư trong bình kín có xúc tác V2O5 rồi đốt cháy hoàn toàn. Làm lạnh hỗn hợp thu được một chất Y duy nhất. Xác định công thức của chất Y.
2.(1,0 điểm). Trên các bao bì phân bón NPK thường kí hiệu bằng những chữ số như 25.12.12 hoặc 15.10.10. Kí hiệu này cho ta biết điều gì? Từ các kí hiệu này có thể tính được hàm lượng các nguyên tố N,P,K hay không ? Áp dụng tính với trường hợp phân bón NPK có kí hiệu 20.10.10.
Câu 4 (2,0 điểm)
1.(1,0 điểm).Cho biết tổng số hạt proton, notron, electron trong 2 nguyên tử kim loại A, B là 142; trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42 hạt; số hạt mang điện của B nhiều hơn số hạt mang điện của A là 12 hạt. Xác định A, B.
2.(1,0 điểm). A là oxit kim loại R trong đó oxi chiếm 20% khối lượng.Cho luồng khí CO đi qua ống sứ chứa a gam A nung nóng. Sau phản ứng chất rắn còn lại trong ống sứ là b gam .Hòa tan hết chất rắn này bằng dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch X và khí NO duy nhất. Cô cạn dung dịch X thu được 3,7 a gam muối Y.
Hãy xác định công thức A, Y và tính thể tích NO (đktc) theo a,b.
Câu 5 (3,0 điểm)
1.(1,0 điểm). Từ metan, các chất vô cơ và điều kiện cần thiết. Viết phương trình điều chế cao su Buna; polivinylaxetat.
2.(2,0 điểm). Một hợp chất A có MA < 170 đvc. Đốt cháy hoàn toàn 0,486 gam A chỉ sinh ra 405,2 ml CO2 (đktc) và 0,27 gam H2O.
a. Xác định công thức phân tử của A.
t0
b. A tác dụng với dung dịch NaHCO3, với Na trong mỗi trường hợp đều sinh ra chất khí với số mol bằng số mol A đã dùng. Xác định công thức cấu tạo của A, biết rằng:
A + 2 NaOH → 2D + H2O
Phân tử D có chứa nhóm CH3.
---------------------HẾT-----------------------------
®Ò thi ho¸ 9
®Ò s« 4:
Câu 1: (1.75 điểm)
1)Chỉ dùng thêm nước, hãy nhận biết 4 chất rắn: Na2O, Al2O3, Fe2O3, Al chứa trong các lọ riêng biệt. Viết các phương trình phản ứng.
2)Bằng phương pháp hoá học hãy tách riêng SO2 ra khỏi hỗn hợp SO2, SO3, O2.
3) Có các thí nghiệm sau:
TN 1: Trong điều kiện không có không khí, cho Fe cháy trong khí Clo thu được một hợp chất A.
TN 2: Trong điều kiện không có không khí, nung hỗn hợp bột (Fe va S) thu được một hợp chất B.
Bằng các phản ứng hoá học, hãy nhận biết thành phần và hoá trị các nguyên tố trong A và B.
Câu II: (1.50 điểm)
1)Viết công thức cấu tạo của tất cả các đồng phân có công thức phân tử C4H10O.
2)Polietylen và Poli vinylclorua là các polime có nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật. Từ đá vôi, than đá và các chất vô cơ cần thiết hay viết các phương trình phản ứng, ghi rõ điều kiện điều chế hai polime trên.
3)Để xác định độ rượu của một loại rượu etylic (kí hiệu rượu X), người ta lấy 10ml rượu X cho tác dụng hết với Na thu được 2,564 lít H2 (đktc).
Tính độ rượu của X, biết khối lượng riêng của rượu bằng 0,8 gam/ml.
Câu III: (2,75 điểm)
Một dung dịch A có chứa NaOH và 0,3mol NaAlO2. Cho 1mol HCl vào A thu được 15,6 gam kết tủa. Tính khối lượng NaOH trong dung dịch A.
Một dung dịch có chứa b mol H2SO4 hoà tan vừa hết a mol Fe thu khí A( chỉ có thể là H2 hoặc SO2) và 42,8 gam muối khan. Tính giá trị của a, b. Cho biết tỉ số
Cho 27,4 gam Ba vào 400 gam dung dịch CuSO4 3,2% thu được khí A, kết tủa B và dung dịch C. Tìm nồng độ % của chất tan trong dung dịch C.
Câu IV: (2.0 điểm)
Hỗn hợp A gồm: M, Ag2O, FeCO3, Al2O3.
Hoà tan 32 gam kim loại M trong dung dịch HNO3 dư thu được 8,96lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 va NO, hỗn hợp khí này có tỉ khối hơi so với H2 bằng 17.
Xác định kim loại M.
Hoà tan 87,4 gam hỗn hợp A trong dung dịch HNO3 loãng vừa đủ thu được dung dịch B và 13,44 lít (đktc) hỗn hợp khí NO, CO2. Cho hỗn hợp khí này hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 30gam kết tủa. Nếu cho dung dịch HCl dư vào dung dịch B thu được 28,7 gam kết tủa.
Tính khối lượng của từng chất có trong hỗn hợp trên.
Cho 25,2 gam Mg vào dung dịch B, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam hỗn hợp các kim loại. Tính m
CâuV: (2,0 điểm)
Chất A là este của 1 axit hữu cơ đơn chức RCOOH và rượu đơn chức R/OH. Để thuỷ phân hoàn toàn 4,4 gam chất A người ta dùng 22,75 ml dung dịch NaOH 10% (d=1,1g/ml). Lượng NaOH này dư 25% so với lí thuyết.
Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của A.
Đốt cháy hoàn toàn 1,32 gam chất A và cho sản phẩm hấp thụ hoàn toàn vào nước vôi trong chứa 3,7gam Ca(OH)2. Tính khối lượng các muối tạo thành.
Từ tinh bột và các hoá chất vô cơ cần thiết hay viết phương trình phản ứng điều chế một trong các este đã viết ở trên, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có).
File đính kèm:
- de thi .doc