Đề thi hóa trắc nghiệm đại học

Câu 1: Hoà tan hoàn toàn 20g hỗn hợp 2 muối cacbonat kim loại hoá trị I và II bằng dung dịch HCl thu được 22,2g hỗn hợp 2 muối clorua và V lít CO2 (đkc). V có giá trị:

A. 2,24 lít B. 5,6 lít C. 1,792 lít D. 4,48 lít

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1980 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi hóa trắc nghiệm đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
@ Nguyễn Minh Tâm – THPT Triệu Phong ÄN THI ÂAÛI HOÜC - CAO ÂÀÓNG Câu 1: Hoà tan hoàn toàn 20g hỗn hợp 2 muối cacbonat kim loại hoá trị I và II bằng dung dịch HCl thu được 22,2g hỗn hợp 2 muối clorua và V lít CO2 (đkc). V có giá trị: A. 2,24 lít B. 5,6 lít C. 1,792 lít D. 4,48 lít Câu 2: Nhiệt phân hoàn toàn m gam Cu(NO3)2 thu được 0,56 lít hỗn hợp khí X (đkc) và chất rắn Y. Giá trị của m là: A. 2g B. 1,88g C. 9,4g D. 4g Câu 3: Câu phát biểu nào sai về nhôm ? A. Các đồ vật làm bằng Al để trong không khí không bị han gỉ. B. Phản ứng nhiệt nhôm toả ra rất nhiều nhiệt. C. Al là một kim loại lưỡng tính vì nó tác dụng được với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH. D. Al đẩy được Cu, Ag ra khỏi các dung dịch muối nitrat của chúng. Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít CH4 và cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch chứa 0,08 mol Ca(OH)2. Hỏi thu được bao nhiêu gam kết tủa ? A. 12g B. 8g C. 10g D. 6g Câu 5: CTPT nào sai ? A. C2H7O2N B. C4H2 C. CH5N D. C6H13O2 Câu 6: Quặng giàu sắt nhất trong tự nhiên, nhưng hiếm là: A. Xiđerit B. Pirit C. Manhetit D. Hematit Câu 7: Số đồng phân có công thức C4H8O2 và tác dụng được với dung dịch NaOH là: A. 5 B. 3 C. 6 D. 4 Câu 8: Khi hoà tan hoàn toàn cùng một lượng kim loại R vào dung dịch HNO3 loãng và dung dịch H2SO4 loãng thì thu được khí NO và H2 có thể tích bằng nhau ở cùng điều kiện. Khối lượng muối nitrat thu được bằng 159,21% khối lượng muối sunfat. R là kim loại nào trong các kim loại dưới đây? A. Cu B. Mg C. Al D. Fe Câu 9: Có 4 ống nghiệm mất nhãn đựng riêng biệt các chất lỏng không màu gồm: NH4HCO3, NaAlO2, C6H5ONa, C2H5OH. Chỉ dùng một thuốc thử nào dưới đây để phân biệt 4 dung dịch trên ? A. dd NaOH B. Khí CO2 C. dd BaCl2 D. dd HCl Câu 10: Hãy chọn dãy sắp xếp đúng các ion cho dưới đây theo thứ tự tăng dần tính oxi hoá: A. K+ < Fe2+ < Fe3+ < Cu2+< Al3+ < Ag+ B. K+< Al3+< Fe2+ < Cu2+ < Fe3+ < Ag+ C. K+< Al3+< Fe2+ < Fe3+ < Cu2+ < Ag+ D. K+ < Fe2+ < Al3+ < Fe3+ < Cu2+ < Ag+ Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp rượu etylic và rượu đồng đẳng X thu được 6,72 lít CO2. CTPT của rượu X là: A. C5H11OH B. C3H7OH C. C4H9OH D. CH3OH Câu 12: Dung dịch HCl có thể tác dụng được với mấy chất trong số các chất sau: NaHCO3, SiO2, NaClO, NaHSO4, AgCl, Sn, Fe3O4, S, C6H5ONa, (CH3)2NH, CaC2. A. 5 B. 8 C. 7 D. 6 Câu 13: Nhóm các chất nào sau đây đều tác dụng được với dung dịch HCl ? A. Ba(HCO3)2, Mg3(PO4)2, Fe3O4, NiO, Sn B. Ca(H2PO4)2, Ag, ZnO, FeS, MgO C. MgSO4, AgNO3, ZnCO3, Na2S, Cu(OH)2 D. CaCO3, BaSO4, Zn, Al2O3, PbO Câu 14: Có bao nhiêu đồng phân ứng với CTPT C3H9N ? A. 5 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 15: X là hỗn hợp 2 ankin (đkc). Đốt cháy hoàn toàn V lít X thu được 11,2 lít CO2 và 5,4g H2O. Nếu cho V lít X lội từ từ qua dung dịch nước Br2 dư thì có bao nhiêu gam Br2 đã tham gia phản ứng ? A. 16g B. 64g C. 52g D. 32g Câu 16: Chất X (C4H8) tồn tại dưới dạng trans. Khi cho X tác dụng với H2O trong điều kiện thích hợp sẽ thu được rượu nào ? A. 2-metyl propanol-2 B. 2-metyl propanol-2 C. Butanol-2 D. Butanol-1 Câu 17: Cho 4 miếng Al như nhau vào 4 dung dịch có cùng nồng độ mol. Trường hợp nào H2 bay ra nhiều nhất ? A. HCl B. CH3COOH C. NaCl D. NH4Cl Câu 18: Cho Fe tác dụng với H2O ở nhiệt độ nhỏ hơn 5700C, sản phẩm thu được là: A. Fe3O4 và H2 B. Fe2O3 và H2 C. FeO và H2 D. Fe(OH)3 và H2 Câu 19: Hãy chọn kết luận sai. Ứng với CTPT CnH2nO2 có thể là: A. Este đơn chức no B. Hợp chất no chứa đồng thời nhóm chức OH và nhóm chức CHO C. Rượu no hai lần rượu D. Axit no đơn chức Câu 20: Thêm 150 ml dung dịch NaOH 2M vào cốc đựng 100 ml dung dịch AlCl3 nồng độ x mol/l, khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 0,1 mol kết tủa; thêm tiếp 100 ml dung dịch NaOH 2M vào cốc, khuấy đều cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy trong cốc có 0,14 mol kết tủa. Nồng độ dung dịch AlCl3 là: A. 2M B. 1,8M C. 0,8M D. 1,6M Câu 21: Một cốc chứa 0,05 mol Na+, 0,01 mol Mg2+, 0,03 mol Ca2+ và 0,06 mol HCO3−, 0,07 mol Cl-. Nước trong cốc thuộc loại nước cứng gì ? A. Không xác định được B. Vĩnh cữu C. Tạm thời D. Toàn phần Câu 22: Hãy chọn cách sắp xếp đúng theo nhiệt độ sôi tăng dần của các chất sau: C2H5OH (1); CH3COOH (2); H2O (3); CH3OCH3 (4) A. 3 < 1 < 4 < 2 B. 1 < 2 < 3 < 4 C. 4 < 1 < 2 < 3 D. 4 < 1 < 3 < 2 Câu 23: Từ nguyên liệu gỗ chứa 50% xenlulozơ người ta điều chế được rượu etylic với hiệu suất 81%. Tính khối lượng gỗ cần thiết để điều chế được 1000 lít rượu (cồn) 920. Biết dC2H5OH = 0,8g/ml A. 3810 kg B. 4000 kg C. 3200 kg D. 3115 kg Câu 24: Dùng thuốc thử nào có thể phân biệt 4 dung dịch không màu sau: NH3, NaOH, BaCl2, NaCl. A. FeCl3 B. AgNO3 C. H2SO4 D. CuSO4 Câu 25: Cấu hình electron nào là của ion X2-, biết nguyên tố X thuộc chu kì 3 trong bảng HTTH. A. 1s22s22p63s23p6 B. 1s22s22p63s23p2 C. 1s22s22p63s23p4 D. 1s22s22p63s2 Câu 26: Nhóm chất nào sau đây có cùng bản chất liên kết hoá học (ion, cộng hoá trị) ? A. NaCl, Na2S, SO2 B. CaO, Na2S, H2S C. CaO, NaCl, Na2S D. CaO, H2S, SO2 Câu 27: Hoà tan n mol Ag bằng 100g dung dịch HNO3 31,5% thu được khí NO và dung dịch X trong đó C% của AgNO3 bằng C% của HNO3 dư. Giá trị n là: A. 0,11 mol B. 0,124 mol C. 0,098 mol D. 0,054 mol Câu 28: Từ 12 kg FeS2 có thể điều chế được tối đa bao nhiêu kg dung dịch H2SO4 98% ? A. 9,8 kg B. 20 kg C. 12 kg D. 10 kg Câu 29: Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, phân tử của chúng chỉ chứa một loại nhóm chức. Chia X thành 2 phần bằng nhau: Phần 1: Đốt cháy hoàn toàn (sản phẩm cháy chỉ có CO2 và H2O) lần lượt được dẫn qua bình 1 đựng dung dịch H2SO4 đặc và bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình 1 tăng 2,16g, ở bình 2 có 7g kết tủa. Phần 2: Cho tác dụng hết với Na thu được V lít H2 (đkc). Giá trị của V (lít) là: A. 1,12 B. 0,224 C. 0,56 D. 2,24 Câu 30: Để trung hoà 100g dung dịch axit cacboxylic đơn chức 2,3% cần 100 ml dung dịch NaOH 0,5M. Công thức của axit là: A. CH3COOH B. HCOOH C. C2H3COOH D. C2H5COOH Câu 31: Hoà tan hoàn toàn 1,44g kim loại R hoá trị 2 bằng 250 ml dung dịch H2SO4 0,3M. Để trung hoà axit dư cần dùng 60 ml dung dịch NaOH 0,5M. Kim loại R là: A. Mg B. Ni (M = 59) C. Zn D. Fe Câu 32: Chất nào không làm đổi màu quỳ tím thành đỏ ? A. Dung dịch phèn chua B. Axit axetic C. Phenol D. Natri hiđrosunfat Câu 33: Cho các phản ứng: 1) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 2) CH2=CH2+H2O → CH3CH2OH 3) Na2O + H2O → 2NaOH 4) Cl2 + H2O ↔ HCl + HClO 5) NaH + H2O → NaOH + H2 6) 2Na2O2+2H2O→4NaOH+ O2 Hỏi H2O không đóng vai trò là chất oxi hoá cũng như chất khử trong các phản ứng nào ? A. 2, 3, 4, 6 B. 2, 4 C. 2, 3, 6 D. 2, 4, 6 Câu 34: Ứng với CTPT C4H8O2 có bao nhiêu đồng phân là este có khả năng tham gia phản ứng tráng gương ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ X chỉ thu được H2O và CO2 với số mol bằng nhau. Vậy X thuộc loại hợp chất gì ? Trả lời nào sai ? A. Anđehit no đơn chức B. Rượu no đa chức C. Axit no đơn chức D. Este no đơn chức Câu 36: Cho các dung dịch sau đây tác dụng với nhau từng đôi một: NaHSO4, NaHCO3, BaCl2, NaOH. Số phản ứng xảy ra là: A. 4 B. 5 C. 6 D. 3 Câu 37: Chất X (C5H12) tác dụng với Cl2 (as, tỉ lệ mol 1:1) cho hỗn hợp 4 đồng phân monoclo. CTCT của X có thể là công thức nào dưới đây: A. 1 B. 3, 4 C. 1,2 D. 2 Câu 38: Trộn một thể tích CH4 với 5 thể tích hiđrocacbon X (ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) thu được hỗn hợp khí có tỉ khối hơn so với H2 là 25,5. CTPT của X là: A. C4H10 B. C4H8 C. C5H10 D. C3H8 Câu 39: Công thức chung của các rượu no, đa chức là: A. CnH2nO2 B. CnH2n+2Om với n ≥ m C. CnH2n+2O2 D. CnH2nOm với n ≥ m Câu 40: Cho 100 ml rượu C2H5OH tác dụng hết với Na thu được 42,56 lít H2. Tính độ rượu. Cho biết khối lượng riêng của rượu C2H5OH nguyên chất là 0,8g/ml, nước là 1g/ml. A. 640 B. 460 C. 380 D. 900 Câu 41: Tiến hành điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) 100 ml dung dịch NaCl 1M cho tới khi pH của dung dịch là 13 thì ngừng điện phân (thể tích dung dịch vẫn là 100 ml). %NaCl đã bị điện phân là: A. 5% B. 10% C. 20% D. 15% Câu 42: Chất nào sau đây không phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3 ? A. Saccarozơ B. Metyl fomiat C. Axetilen D. Glucozơ Câu 43: Để đốt cháy 1g nguyên tố X cần 0,7 lít O2. X là nguyên tố nào ? A. P B. Si C. S D. C Câu 44: Có thể dùng H2SO4 đặc để làm khô (hút H2O) chất khí nào ? A. NH3 B. HI C. SO2 D. H2S Câu 45: Tổng số đồng phân (cấu tạo và hình học) của C4H8 là: A. 6 B. 4 C. 5 D. 7 Câu 46: Đốt cháy hoàn toàn V lít CH4 và cho sản phẩm cháy hấp thụ vào 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thu được 0,08 mol kết tủa. Giá trị V (lít) là: A. 1,792 và 2,688 B. 1,792 và 2,24 C. 1,12 và 2,24 D. 1,12 và 2,688 Câu 47: Số đồng phân ứng với CTPT C4H10O là: A. 8 B. 5 C. 7 D. 6 Câu 48: Hãy chọn dãy sắp xếp đúng theo thứ tự độ linh động của nguyên tử H tăng dần. A. CH3CHO < C2H5OH < C6H5OH < H2O < CH3COOH. B. C2H5OH < CH3CHO < H2O < C6H5OH < CH3COOH. C. CH3CHO < H2O < C2H5OH < C6H5OH < CH3COOH. D. CH3CHO < C2H5OH < H2O < C6H5OH < CH3COOH. Câu 49: Nung m gam đá X chứa 80% CaCO3 (phần còn lại là tạp chất trơ) một thời gian thu được chất rắn Y chứa 45,65% CaO. Tính hiệu suất phản ứng phân huỷ CaCO3 ? A. 65% B. 75% C. 80% D. 50% Câu 50: Trong một cốc có 100 ml dung dịch H2SO4 0,05M. Thêm vào cốc một ít quỳ tím: dung dịch có màu đỏ. Thêm từ từ dung dịch NaOH 0,1M vào cốc cho đến khi màu của cốc trở thành tím. Thể tích dung dịch NaOH thêm vào là: A. 100 ml B. 60 ml C. 80 ml D. 50 ml Nguyễn Minh Tâm – THPT Triệu Phong Email: minhtamthpttp@yahoo.com Câu đề hvị Đáp án Hvị 1 D 2 B 3 C 4 D 5 D 6 C 7 C 8 D 9 D 10 B 11 D 12 C 13 A 14 C 15 B 16 C 17 A 18 A 19 C 20 D 21 D 22 D 23 C 24 D 25 A 26 C 27 B 28 B 29 C 30 B 31 A 32 C 33 A 34 B 35 B 36 A 37 D 38 A 39 B 40 B 41 B 42 A 43 C 44 C 45 A 46 A 47 C 48 D 49 B 50 A

File đính kèm:

  • docDE HOA TRAC NGHIEM DAI HOC 001.doc