Phần I. Trắc nghiệm khách quan
Câu 1) Tác nhân chủ yếu của phong hóa hóa học là:
A. Các loại khí và các hợp chất axit hữu cơ.
B. Nước và các hợp chất hữu cơ trong nước.
C. Các tác nhân điều đều có vai trò như nhau.
D. Sinh vật.
Câu 2) Nếu giờ GMT đang là 18h30 thì ở Việt Nam đang là mấy giờ:
A. 1h30.
B. 6h30.
C. 11h30.
D. 15h30.
8 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I Địa lí 11 ( cơ bản ) Thời gian làm bài: 45’, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Khung ma trận đề kiểm tra
Phần I. Khung ma trận phần trắc nghiệm
Cấp độ
Tên
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chương II. Vũ trụ. Hệ quả chuyển động của trái
Giờ trên trái đất
Số câu
Số điểm
1
0,5
1
0,5 = 5%
Chương III. Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ lục địa
Thủy triều
-Phong hóa hóa học.
-Sự phân bố và phát triển sinh vật
-Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành đất
Số câu
Số điểm
1
0,5
3
1,5
4
2 = 20%
Chương IV. Một số quy luật của lóp vỏ địa lý
Hiểu được lớp vỏ địa lý
Số câu
Số điểm
1
0,5
1
0,5 = 5%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
2
1
10%
4
2
20%
6
3
30%
Phần II. Khung ma trận phần tự luận
Cấp đô
Tên
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chương IV. Một số quy luật của lớp vỏ địa lý
Biết được khái niệm và nguyên nhân thành tạo nên quy luật địa đới
Số câu
Số điểm
1
1
1
1 = 10%
Chương V. Địa lý dân cư
Những khó khan và thuận lợi của cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ trong việc phát triển kinh tể xã hội
Số câu
Số điểm
1
1
1
1 = 10%
Chương VI. Cơ cấu nền kinh tế
Hiểu được các vai trò của các nguồn lực đối với phát triển kinh tế xã hội
Số câu
Số điểm
1
2
1
2 = 20%
Chương VII. Địa lý nông nghiệp
Sản lượng ngành trồng trọt cây lương thực của Việt Nam
Số câu
Số điểm
1
3
1
3 = 30%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ(%)
1
1
10%
1
2
20%
1
3
30%
1
1
10%
4
7
70%
B. Câu hỏi
Đề thi học kì I Địa lí ( cơ bản )
Thời gian làm bài: 45’
Phần I. Trắc nghiệm khách quan
Câu 1) Tác nhân chủ yếu của phong hóa hóa học là:
Các loại khí và các hợp chất axit hữu cơ.
Nước và các hợp chất hữu cơ trong nước.
Các tác nhân điều đều có vai trò như nhau.
Sinh vật.
Câu 2) Nếu giờ GMT đang là 18h30 thì ở Việt Nam đang là mấy giờ:
1h30.
6h30.
11h30.
15h30.
Câu 3) Thủy triều lớn nhất khi:
Mặt trăng nằm giữa mặt trời và trái đất.
Khi trái đất nằm ở vị trí vuông góc với mặt trăng và trái đất.
Trái đất nằm giữa mặt trời và mặt trằng.
Mặt trăng nằm ở vị trí thẳng hàng với mặt trời và trái đất.
Câu 4) Cung cấp chủ yếu vật chất vô cơ, quyết định thành phần khoán vật và thành phần cơ giới của đất là nhân tố nào:
Đá mẹ.
Đá gốc.
Sinh vật .
Sự phân giải của sinh vật.
Câu 5) Nhân tố nào có tính quyết định dến sự phát triển và phân bố sinh vật là:
Địa hình.
Khí hậu.
Đất.
Sinh vật.
Câu 6) Lớp vỏ địa lí là:
Là một lớp vỏ của trái đất.
Là lớp vỏ cảu trái đất, ở đó có các lớp vỏ bộ phận tác động riêng lẻ.
Là lớp vỏ của trái đất, ở đó có các lớp bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau.
Là lớp vật chất tơi xốp bao quanh trái đất.
Phần II. Tự luận
Câu 1) Thế nào là quy luật địa đới? Nguyên nhân hình thành quy luật địa đới?
( 1 điểm)
Câu 2) Nêu vai trò của các nguồ lực đối với phát triển kinh tế? Em hãy nêu ví dụ về 1 trong các nguồn lực đối với phát triển kinh tế. (2 điểm)
Câu 3) Những thuận lợi và khó khan của cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ đối với phát triển kinh tế xã hội? (1 điểm)
Câu 4)
Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng lúa và ngô của Việt Nam giai đoạn 2001-2009 ( đơn vị: nghìn tấn)
Năm
Nông
sản
2001
2003
2005
2007
2009
Sản lượng lúa
32,108
34,568
35,832
35,492
38,950
Sản lượng ngô
2,161
3,136
3,787
4,303
4,317
a. Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng lúa ngô giai đoạn 2001- 2009?
b. Nhận xét?
C. Đáp án
Phần I. Trác nghiệm khách quan
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
A
A
D
A
B
C
Phần II. Tự luận
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
- Khái niêm: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ ( từ xích đạo đến cực)
- Nguyên nhân dẫn đến quy luật địa đới là: do dạng hình cầu của trái và bức xạ mặt trời. Dạng hình cầu của trái đất làm cho góc chiếu của tia mặt trời đến bề mặt trái đất bị thay đổi, do đó lượng bức xạ mặt trời cũng thay đổi theo vĩ độ
0,5
0,5
Câu 2
Vai trò của các nguồn lực đối với phát triển kinh tế:
- Vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi , tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng các vùng trong một nước hay giữa các quốc gia với nhau.
- Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ phục vụ trực tiếp cho đời sống vừa phục vụ phát triển kinh tế. Sự giàu có và đa dạng tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng trong phát triển kinh tế.
- Nguồn lực kinh tế - xã hội, nhất là dân cư và nguồn lao động , nguồn vốn có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước qua từng giai đoạn.
- Ví dụ như vị trí địa lí của nước Việt Nam có đường bờ biển kéo dài , tiếp giáp với biển Đông rộng lớn tạo điều kiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội văn hóa với các nước trong và ngoài khu vực Đông Nam Á
0,5
0,5
0,5
Câu 3
Những thuận lợi và khó khăn của cơ cấu dân số già, cơ cấu dân số trẻ là
- Cơ cấu dân số già :
+ Thuân lợi: Có tỉ lệ phụ thuộc thấp, không chịu sức ép lớn về giáo dục, chất lượng cuộc sống được đảm bảo.
+ Khó khăn: Nguy cơ thiếu hụt nguồn lao động trong tương lai, vấn đề hỗ trợ và chăm sóc y tế cho người giafvaf nguy cơ giảm dân số.
- Cơ cấu dân số trẻ:
+ Thuận lợi: có nguồn dự trữ lao động rồi rào, đảm bảo lực lượng phát triển kinh tể, có thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Khó khăn: Hàng loạt các vấn đề xã hội được đăt ra cần giải quyết như nhu cầu về giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, vấn đề thiếu việc làm ảnh huongr đến chất lượng cuộc sống.
0,5
0,5
Câu 4
Câu 4
a. Vẽ biểu đồ đúng, đẹp, có chủ giải đầy đủ (2 điểm)
b. Nhận xét (1 điểm)
- Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy sản lượng lúa và sản lượng ngô trong giai đoạn từ
2001-2009 đều tăng nhưng không đông đều.
- Sản lượng lúa:
+Sản lượng lúa từ 2001-2009 tăng không đồng đều.
+Từ năm 2001-2005 tăng chậm. Năm 2007 sản lượng lúa là 35,492 nghìn tấn giảm đi 0,34 nghìn tấn so với 2005 có sản lượng là 35,832.
+ Năm 2009 sản lượng lúa lại tăng mạnh trở lại đạt 38,950 nghìn tấn.( học sinh phải đưa số liệu dẫn chứng cụ thể )
- Sản lượng ngô từ 2001- 2009 đều tăng, không năm nào sản lượng bị thụt giảm cả.( học sinh phải đưa ra số liệu dẫn chứng cụ thể )
File đính kèm:
- de kiem tra ma tran hoc ki I lop 11.doc