Câu 2: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
A. Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử bị phá vỡ để tạo nguyên tử mới.
B. Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử thay đổi do đó các phân tử cũng thay đổi.
C. Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
D. Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi trạng thái này sang trạng thái khác.
Câu 3: Phân tử sắt (III) clorua chứa 1 nguyên tử sắt và 3 nguyên tử clo. Công thức hóa học của sắt (III) clorua là:
A. FeCl. B. FeCl2. C. Fe3Cl. D. FeCl3.
Câu 4: Hợp chất A có tỉ khối hơi so với khí oxi là 2. Hãy cho biết 5,6 lít khí A (ở đktc) có khối lượng là bao nhiêu gam?
A. 22. B. 2,2. C. 16. D. 1,6.
Câu 5: Số mol nguyên tử hiđro có trong 36 gam nước là:
A. 1 mol. B. 1,5 mol. C. 2 mol. D. 4 mol.
Câu 6: Một bình chứa hỗn hợp khí X gồm 1,12 lít khí oxi (O2) và 2,24 lít khí cacbon đioxit (CO2) ở đktc. Tổng số mol các khí trong hỗn hợp khí X là:
A. 0,25 mol. B. 0,5 mol. C. 0,15 mol. D. 0,20 mol.
Câu 7: Phân tử đồng (II) sunfat được tạo bởi các nguyên tố Cu, S, O. Biết thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố lần lượt là 40%, 20%, 40%. Xác định công thức phân tử của đồng (II) sunfat là:
A. Cu4SO. B. CuSO4. C. Cu2S2O. D. CuSO3.
16 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I Hóa học Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Biên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS LONG BIÊN
TỔ TỰ NHIÊN
MA TRẬN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
Môn: Hóa học 8
Tiết theo PPCT: 35
Năm học: 2020 - 2021
MỤC TIÊU
1. Kỹ năng
- Nêu được các bước lập công thức hóa học khi biết thành phần các nguyên tố, các bước lập phương trình hóa học và ý nghĩa của phương trình hóa học, nội dung định luật bảo toàn khối lượng, điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra.
- Viết được biểu thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B và đối với không khí, biểu diễn mối quan hệ giữa khối lượng (m), thể tích (V) và lượng chất (n), biểu thức liên hệ giữa khối lượng các chất trong một số phản ứng cụ thể
- Nêu được khái niệm: mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn, phản ứng hóa học.
- Chỉ ra được dấu hiệu để nhận ra chất mới tạo thành, phản ứng hóa học xảy ra.
- Phân biệt và xác định được hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học.
- Giải thích được một số hiện tượng xảy ra trong thực tiễn.
2. Kỹ năng
- Lập được công thức hóa học khi biết hóa trị của nguyên tố.
- Lập được phương trình hóa học khi biết các chất phản ứng và sản phẩm.
- Xác định được tỉ lệ số phân tử, số nguyên tử giữa các chất trong một số phản ứng cụ thể.
- Tính được mol, khối lượng mol, khối lượng, thể tích của chất khí ở đktc theo công thức, tỉ khối của khí A đối với khí B, tỉ khối của khí A đối với không khí.
- Tính được thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố khi biết công thức hóa học của một số hợp chất và ngược lại.
- Tính được khối lượng, thể tích (ở đktc) của các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong phản ứng hóa học.
3. Thái độ
- Có ý thức nghiệm túc, cẩn thận khi làm bài.
MA TRẬN
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chất – Nguyên tử -Phân tử
Phân biệt được đơn chất –hợp chất
Công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần phân tử
Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết hóa trị
Số câu
3
1
4
Số điểm
0,75đ
0,25đ
1đ
Phản ứng hóa học
Chỉ ra được dấu hiệu để nhận ra chất mới tạo thành, phản ứng hóa học xảy ra.
Phân biệt và xác định được hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học.
Viết phương trình hóa học dạng chữ
Định luật bảo toàn khối lượng
Lập phương trình hóa học
Số câu
1
2
0,5
2
0,5
6
Số điểm
0,25đ
0,5đ
1,5đ
0,5đ
1 đ
3,75đ
Mol và tính toán hóa học
Khái niệm mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí ở đktc, các công thức chuyển đổi tương ứng, tỉ khối chất khí
Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích chất khí ở đktc và lượng chất, tỉ khối của các khí.
Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất
Chuyển đổi giữa số mol, khối lượng, thể tích của hỗn hợp khí.
Áp dụng tỉ khối chất khí trong việc thu khí
Số câu
6
0,5
2
0,5
1
2
1
13
Số điểm
1,5đ
1đ
0,5đ
1đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
5,25đ
Tổng số câu
10
0,5
4
1
4
0,5
2
1
23
Tổng số điểm
2,5đ
1đ
1đ
2,5đ
1đ
1đ
0,5đ
0,5đ
10đ
Tổng điểm
3,5đ
3,5đ
2đ
1đ
10đ
HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm (5,0 đ): Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
Mã đề
Câu
007
104
117
126
135
278
1
A
D
D
D
C
B
2
C
B
B
B
B
B
3
D
A
D
B
C
D
4
C
B
D
B
A
B
5
D
A
C
A
A
D
6
C
B
A
A
A
D
7
B
D
A
B
D
A
8
D
B
A
C
A
A
9
B
A
A
D
C
C
10
A
C
C
D
C
D
11
C
C
B
B
D
B
12
C
A
C
C
D
A
13
A
D
C
C
A
C
14
D
D
A
A
B
C
15
B
C
D
A
C
A
16
B
C
C
D
B
A
17
A
C
B
A
B
C
18
A
A
B
C
D
D
19
B
B
D
C
D
C
20
D
D
B
D
B
B
II. Tự luận (5,0đ)
Đáp án
Điểm
Câu 1 (2,5đ)
a. Canxi cacbonat to canxi oxit + khí cacbonic
b. CaCO3 toCaO + CO2
c. mCaCO3= mCaO+ mCO2
d. mCaCO3=112+88
mCaCO3=200 (kg)
1
0,5
0,5
0,25
0,25
Câu 2 (2,0đ)
a. dAH2= MAMH2= MA2=17
→ MA = 17. 2 = 34 (g/mol)
b. mH = 5,88 .34100=2 (g)
mS = 34 – mH = 34 – 2 = 32 (g)
nH = mHMH= 21=2 (mol)
nS = mSMS= 3232=1 (mol)
Ta có tỉ lệ
nH : nS = 2 : 1
Trong một phân tử hợp chất gồm: 2 nguyên tử H : 1 nguyên tử S.
Vậy công thức hóa học của hợp chất là : H2S
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3
(0,5đ)
Số mol SO2 có trong 50 lít không khí
nSO2=0,014 .10-364.50=4,375 . 10-9 mollít=4,375 (molm3)
Tại thời điểm đó không khí Hà Nội có bị ô nhiễm.
0,25
0,25
BGH duyệt
Cao Thị Phương Anh
Nhóm trưởng
Đào Thị Thanh Mai
GV ra đề
Nguyễn Thị Thanh Mai
TRƯỜNG THCS LONG BIÊN
TỔ TỰ NHIÊN
MÃ ĐỀ: 007
ĐỀ KIỂM TRA KẾT THÚC HỌC KỲ I
Môn: HÓA HỌC 8
NĂM HỌC: 2020 -2021
Tiết PPCT: 35
Thời gian làm bài: 45 phút;
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H =1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Si = 28; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137
A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và dùng bút chì tô đậm vào chữ cái tương ứng ở mỗi câu trong phiếu trắc nghiệm khách quan.
Câu 1: Dãy gồm các chất khí nhẹ hơn không khí là:
A. NH3, H2, CH4. B. SO2, Cl2, N2. C. NO2, H2, SO3. D. CO2, H2, O3.
Câu 2: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
A. Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử bị phá vỡ để tạo nguyên tử mới.
B. Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử thay đổi do đó các phân tử cũng thay đổi.
C. Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
D. Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi trạng thái này sang trạng thái khác.
Câu 3: Phân tử sắt (III) clorua chứa 1 nguyên tử sắt và 3 nguyên tử clo. Công thức hóa học của sắt (III) clorua là:
A. FeCl. B. FeCl2. C. Fe3Cl. D. FeCl3.
Câu 4: Hợp chất A có tỉ khối hơi so với khí oxi là 2. Hãy cho biết 5,6 lít khí A (ở đktc) có khối lượng là bao nhiêu gam?
A. 22. B. 2,2. C. 16. D. 1,6.
Câu 5: Số mol nguyên tử hiđro có trong 36 gam nước là:
A. 1 mol. B. 1,5 mol. C. 2 mol. D. 4 mol.
Câu 6: Một bình chứa hỗn hợp khí X gồm 1,12 lít khí oxi (O2) và 2,24 lít khí cacbon đioxit (CO2) ở đktc. Tổng số mol các khí trong hỗn hợp khí X là:
A. 0,25 mol. B. 0,5 mol. C. 0,15 mol. D. 0,20 mol.
Câu 7: Phân tử đồng (II) sunfat được tạo bởi các nguyên tố Cu, S, O. Biết thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố lần lượt là 40%, 20%, 40%. Xác định công thức phân tử của đồng (II) sunfat là:
A. Cu4SO. B. CuSO4. C. Cu2S2O. D. CuSO3.
Câu 8: Hai chất khí có thể tích bằng nhau (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) thì:
A. khối lượng của hai khí bằng nhau. B. lượng chất của hai khí bằng nhau.
C. số nguyên tử của hai khí bằng nhau. D. số mol của hai khí bằng nhau.
Câu 9: Tỉ khối hơi của oxi so với không khí là:
A. 0,8. B. 1,1. C. 0,55. D. 1,0.
Câu 10: Thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố N trong hợp chất NO2 là:
A. 30,43%. B. 17,65%. C. 43,30%. D. 0,304%.
Câu 11: Hãy cho biết đâu là hiện tượng hóa học trong các câu sau?
A. Hiện tượng sương mù vào sáng sớm. B. Hòa tan muối vào nước.
C. Đường bị cháy thành than. D. Cồn để lâu trong không khí bị bay hơi.
Câu 12: Bỏ quả trứng vào dung dịch axit clohiđric thấy sủi bọt ở vỏ trứng. Biết rằng axit clohiđric tác dụng với canxi cacbonat (chất có trong vỏ trứng) tạo ra canxi clorua, nước và khí cacbon đioxit thoát ra. Phương trình chữ của phản ứng là:
A. khí cacbon đioxit + canxi clorua + nước → axit clohiđric + canxi cacbonat.
B. axit clohiđric + canxi clorua → canxi cacbonat + khí cacbon đioxit.
C. axit clohiđric + canxi cacbonat → khí cacbon đioxit + canxi clorua + nước.
D. axit clohiđric + khí cacbon đioxit → canxi cacbonat + canxi clorua + nước.
Câu 13: Phải lấy bao nhiêu mol phân tử CO2 để có 1,5.1023 phân tử CO2?
A. 0,25 mol. B. 0,30 mol. C. 0,20 mol. D. 0,35 mol.
Câu 14: Rượu etylic nguyên chất là một chất lỏng chứa các nguyên tố C, H, O. Vậy rượu nguyên chất là:
A. một hỗn hợp. B. một phân tử. C. một dung dịch. D. một hợp chất.
Câu 15: Nhôm sunfua là hợp chất có chứa 36% Al và 64% S. Công thức hóa học của nhôm sunfua là:
A. Al2S. B. Al2S3. C. AlS. D. Al2S2.
Câu 16: Muốn thu khí CO vào bình thì có thể thu được bằng cách nào sau đây?
A. để đứng bình.
B. đặt úp ngược bình.
C. lúc đầu úp ngược bình, khi gần đầy thì để đứng bình lên.
D. cách nào cũng được.
Câu 17: Tỉ khối của khí X đối với không khí là 2,448. Khối lượng mol của khí X là:
A. 71 g/mol. B. 69 g/mol. C. 70 g/mol. D. 68 g/mol.
Câu 18: Biết N có hóa trị IV, công thức hóa học phù hợp là:
A. NO2. B. N2O5. C. N2O. D. NO.
Câu 19: Để tạo thành phân tử của một hợp chất cần tối thiểu có bao nhiêu loại nguyên tử?
A. 3 loại. B. 2 loại. C. 1 loại. D. 4 loại.
Câu 20: Phát biểu sau gồm 2 ý: “ Trong phản ứng hóa học chỉ xảy ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử (1), nên tổng khối lượng các chất phản ứng được bảo toàn (2)”.
Nhận định nào sau đây đúng?
A. (1), (2) đều đúng và (1) không giải thích cho (2).
B. (1) đúng, (2) sai.
C. (1) sai, (2) đúng.
D. (1), (2) đều đúng và (1) giải thích cho (2).
B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)
Câu 21(2,5đ): Nung đá vôi (thành phần chính là canxi cacbonat, CaCO3) thu được 112 kg vôi sống (thành phần chính là canxi oxit, CaO) và 88 kg khí cacbonic (CO2).
a. Viết phương trình chữ của phản ứng hóa học xảy ra.
b. Lập phương trình hóa học của phản ứng hóa học xảy ra.
c. Viết công thức khối lượng của phản ứng xảy ra.
d. Tính khối lượng đá vôi cần dùng trong phản ứng trên.
Câu 22 (2đ): Khí A có tỉ khối đối với H2 là 17.
a. Tính khối lượng mol của khí A?
b. Thành phần theo khối lượng của khí A là 5,88% H và 94,12% S.
Câu 23 (0,5đ): Khí SO2 do các nhà máy thải ra là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí, mưa axit. Tiêu chuẩn quốc tế quy định không khí bị ô nhiễm khi lượng SO2 vượt quá 30.10-6 mol/m3.
Kết quả tại trạm quan trắc chất lượng không khí (được Đại sứ Quán Hoa Kỳ đặt tại số 7, Láng Hạ, Quận Ba Đình) ngày 08/11/2017 cho thấy trong 50 lít không khí có trong 0,014 mg SO2. Xác định ở thời điểm đó không khí Hà Nội có bị ô nhiễm không?
----------------------
----------- HẾT ----------
TRƯỜNG THCS LONG BIÊN
TỔ TỰ NHIÊN
MÃ ĐỀ: 117
ĐỀ KIỂM TRA KẾT THÚC HỌC KỲ I
Môn: HÓA HỌC 8
NĂM HỌC: 2020 -2021
Tiết PPCT: 35
Thời gian làm bài: 45 phút;
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H =1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Si = 28; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137
A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và dùng bút chì tô đậm vào chữ cái tương ứng ở mỗi câu trong phiếu trắc nghiệm khách quan.
Câu 1: Số mol nguyên tử hiđro có trong 36 gam nước là:
A. 1 mol. B. 2 mol. C. 1,5 mol. D. 4 mol.
Câu 2: Tỉ khối hơi của oxi so với không khí là:
A. 1,0. B. 1,1. C. 0,55. D. 0,8.
Câu 3: Phát biểu sau gồm 2 ý: “ Trong phản ứng hóa học chỉ xảy ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử (1), nên tổng khối lượng các chất phản ứng được bảo toàn (2)”.
Nhận định nào sau đây đúng?
A. (1), (2) đều đúng và (1) không giải thích cho (2).
B. (1) đúng, (2) sai.
C. (1) sai, (2) đúng.
D. (1), (2) đều đúng và (1) giải thích cho (2).
Câu 4: Hãy cho biết đâu là hiện tượng hóa học trong các câu sau?
A. Hòa tan muối vào nước. B. Hiện tượng sương mù vào sáng sớm.
C. Cồn để lâu trong không khí bị bay hơi. D. Đường bị cháy thành than.
Câu 5: Bỏ quả trứng vào dung dịch axit clohiđric thấy sủi bọt ở vỏ trứng. Biết rằng axit clohiđric tác dụng với canxi cacbonat (chất có trong vỏ trứng) tạo ra canxi clorua, nước và khí cacbon đioxit thoát ra. Phương trình chữ của phản ứng là:
A. axit clohiđric + canxi clorua → canxi cacbonat + khí cacbon đioxit.
B. axit clohiđric + khí cacbon đioxit → canxi cacbonat + canxi clorua + nước.
C. axit clohiđric + canxi cacbonat → khí cacbon đioxit + canxi clorua + nước.
D. khí cacbon đioxit + canxi clorua + nước → axit clohiđric + canxi cacbonat.
Câu 6: Để tạo thành phân tử của một hợp chất cần tối thiểu có bao nhiêu loại nguyên tử?
A. 2 loại. B. 3 loại. C. 1 loại. D. 4 loại.
Câu 7: Hai chất khí có thể tích bằng nhau (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) thì:
A. số mol của hai khí bằng nhau. B. lượng chất của hai khí bằng nhau.
C. số nguyên tử của hai khí bằng nhau. D. khối lượng của hai khí bằng nhau.
Câu 8: Nhôm sunfua là hợp chất có chứa 36% Al và 64% S. Công thức hóa học của nhôm sunfua là:
A. Al2S3. B. Al2S. C. AlS. D. Al2S2.
Câu 9: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
A. Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
B. Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi trạng thái này sang trạng thái khác.
C. Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử bị phá vỡ để tạo nguyên tử mới.
D. Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử thay đổi do đó các phân tử cũng thay đổi.
Câu 10: Dãy gồm các chất khí nhẹ hơn không khí là:
A. SO2, Cl2, N2. B. CO2, H2, O3. C. NH3, H2, CH4. D. NO2, H2, SO3.
Câu 11: Rượu etylic nguyên chất là một chất lỏng chứa các nguyên tố C, H, O. Vậy rượu nguyên chất là:
A. một dung dịch. B. một hợp chất. C. một hỗn hợp. D. một phân tử.
Câu 12: Phải lấy bao nhiêu mol phân tử CO2 để có 1,5.1023 phân tử CO2?
A. 0,20 mol. B. 0,30 mol. C. 0,25 mol. D. 0,35 mol.
Câu 13: Hợp chất A có tỉ khối hơi so với khí oxi là 2. Hãy cho biết 5,6 lít khí A (ở đktc) có khối lượng là bao nhiêu gam?
A. 2,2. B. 1,6. C. 16. D. 22.
Câu 14: Biết N có hóa trị IV, công thức hóa học phù hợp là:
A. NO2. B. N2O5. C. N2O. D. NO.
Câu 15: Muốn thu khí CO vào bình thì có thể thu được bằng cách nào sau đây?
A. để đứng bình.
B. cách nào cũng được.
C. lúc đầu úp ngược bình, khi gần đầy thì để đứng bình lên.
D. đặt úp ngược bình.
Câu 16: Tỉ khối của khí X đối với không khí là 2,448. Khối lượng mol của khí X là:
A. 70 g/mol. B. 69 g/mol. C. 71 g/mol. D. 68 g/mol.
Câu 17: Một bình chứa hỗn hợp khí X gồm 1,12 lít khí oxi và 2,24 lít khí cacbon đioxit ở đktc. Tổng số mol các khí trong hỗn hợp khí X là:
A. 0,25 mol. B. 0,15 mol. C. 0,20 mol. D. 0,5 mol.
Câu 18: Phân tử sắt (III) clorua chứa 1 nguyên tử sắt và 3 nguyên tử clo. Công thức hóa học của sắt (III) clorua là:
A. FeCl. B. FeCl3. C. Fe3Cl. D. FeCl2.
Câu 19: Thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố N trong hợp chất NO2 là:
A. 0,304%. B. 17,65%. C. 43,30%. D. 30,43%.
Câu 20: Phân tử đồng (II) sunfat được tạo bởi các nguyên tố Cu, S, O. Biết thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố lần lượt là 40%, 20%, 40%. Xác định công thức phân tử của đồng (II) sunfat là:
A. Cu4SO. B. CuSO4. C. Cu2S2O. D. CuSO3.
B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)
Câu 21(2,5đ): Nung đá vôi (thành phần chính là canxi cacbonat, CaCO3) thu được 112 kg vôi sống (thành phần chính là canxi oxit, CaO) và 88 kg khí cacbonic (CO2).
a. Viết phương trình chữ của phản ứng hóa học xảy ra.
b. Lập phương trình hóa học của phản ứng hóa học xảy ra.
c. Viết công thức khối lượng của phản ứng xảy ra.
d. Tính khối lượng đá vôi cần dùng trong phản ứng trên.
Câu 22 (2đ): Khí A có tỉ khối đối với H2 là 17.
a. Tính khối lượng mol của khí A?
b. Thành phần theo khối lượng của khí A là 5,88% H và 94,12% S.
Câu 23 (0,5đ): Khí SO2 do các nhà máy thải ra là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí, mưa axit. Tiêu chuẩn quốc tế quy định không khí bị ô nhiễm khi lượng SO2 vượt quá 30.10-6 mol/m3.
Kết quả tại trạm quan trắc chất lượng không khí (được Đại sứ Quán Hoa Kỳ đặt tại số 7, Láng Hạ, Quận Ba Đình) ngày 08/11/2017 cho thấy trong 50 lít không khí có trong 0,014 mg SO2. Xác định ở thời điểm đó không khí Hà Nội có bị ô nhiễm không?
----------- HẾT ----------
TRƯỜNG THCS LONG BIÊN
TỔ TỰ NHIÊN
MÃ ĐỀ: 117
ĐỀ KIỂM TRA KẾT THÚC HỌC KỲ I
Môn: HÓA HỌC 8
NĂM HỌC: 2020 -2021
Tiết PPCT: 35
Thời gian làm bài: 45 phút;
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H =1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Si = 28; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137
A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và dùng bút chì tô đậm vào chữ cái tương ứng ở mỗi câu trong phiếu trắc nghiệm khách quan.
Câu 1: Số mol nguyên tử hiđro có trong 36 gam nước là:
A. 1 mol. B. 2 mol. C. 1,5 mol. D. 4 mol.
Câu 2: Tỉ khối hơi của oxi so với không khí là:
A. 1,0. B. 1,1. C. 0,55. D. 0,8.
Câu 3: Phát biểu sau gồm 2 ý: “ Trong phản ứng hóa học chỉ xảy ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử (1), nên tổng khối lượng các chất phản ứng được bảo toàn (2)”.
Nhận định nào sau đây đúng?
A. (1), (2) đều đúng và (1) không giải thích cho (2).
B. (1) đúng, (2) sai.
C. (1) sai, (2) đúng.
D. (1), (2) đều đúng và (1) giải thích cho (2).
Câu 4: Hãy cho biết đâu là hiện tượng hóa học trong các câu sau?
A. Hòa tan muối vào nước. B. Hiện tượng sương mù vào sáng sớm.
C. Cồn để lâu trong không khí bị bay hơi. D. Đường bị cháy thành than.
Câu 5: Bỏ quả trứng vào dung dịch axit clohiđric thấy sủi bọt ở vỏ trứng. Biết rằng axit clohiđric tác dụng với canxi cacbonat (chất có trong vỏ trứng) tạo ra canxi clorua, nước và khí cacbon đioxit thoát ra. Phương trình chữ của phản ứng là:
A. axit clohiđric + canxi clorua → canxi cacbonat + khí cacbon đioxit.
B. axit clohiđric + khí cacbon đioxit → canxi cacbonat + canxi clorua + nước.
C. axit clohiđric + canxi cacbonat → khí cacbon đioxit + canxi clorua + nước.
D. khí cacbon đioxit + canxi clorua + nước → axit clohiđric + canxi cacbonat.
Câu 6: Để tạo thành phân tử của một hợp chất cần tối thiểu có bao nhiêu loại nguyên tử?
A. 2 loại. B. 3 loại. C. 1 loại. D. 4 loại.
Câu 7: Hai chất khí có thể tích bằng nhau (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) thì:
A. số mol của hai khí bằng nhau. B. lượng chất của hai khí bằng nhau.
C. số nguyên tử của hai khí bằng nhau. D. khối lượng của hai khí bằng nhau.
Câu 8: Nhôm sunfua là hợp chất có chứa 36% Al và 64% S. Công thức hóa học của nhôm sunfua là:
A. Al2S3. B. Al2S. C. AlS. D. Al2S2.
Câu 9: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
A. Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
B. Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi trạng thái này sang trạng thái khác.
C. Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử bị phá vỡ để tạo nguyên tử mới.
D. Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử thay đổi do đó các phân tử cũng thay đổi.
Câu 10: Dãy gồm các chất khí nhẹ hơn không khí là:
A. SO2, Cl2, N2. B. CO2, H2, O3. C. NH3, H2, CH4. D. NO2, H2, SO3.
Câu 11: Rượu etylic nguyên chất là một chất lỏng chứa các nguyên tố C, H, O. Vậy rượu nguyên chất là:
A. một dung dịch. B. một hợp chất. C. một hỗn hợp. D. một phân tử.
Câu 12: Phải lấy bao nhiêu mol phân tử CO2 để có 1,5.1023 phân tử CO2?
A. 0,20 mol. B. 0,30 mol. C. 0,25 mol. D. 0,35 mol.
Câu 13: Hợp chất A có tỉ khối hơi so với khí oxi là 2. Hãy cho biết 5,6 lít khí A (ở đktc) có khối lượng là bao nhiêu gam?
A. 2,2. B. 1,6. C. 16. D. 22.
Câu 14: Biết N có hóa trị IV, công thức hóa học phù hợp là:
A. NO2. B. N2O5. C. N2O. D. NO.
Câu 15: Muốn thu khí CO vào bình thì có thể thu được bằng cách nào sau đây?
A. để đứng bình.
B. cách nào cũng được.
C. lúc đầu úp ngược bình, khi gần đầy thì để đứng bình lên.
D. đặt úp ngược bình.
Câu 16: Tỉ khối của khí X đối với không khí là 2,448. Khối lượng mol của khí X là:
A. 70 g/mol. B. 69 g/mol. C. 71 g/mol. D. 68 g/mol.
Câu 17: Một bình chứa hỗn hợp khí X gồm 1,12 lít khí oxi và 2,24 lít khí cacbon đioxit ở đktc. Tổng số mol các khí trong hỗn hợp khí X là:
A. 0,25 mol. B. 0,15 mol. C. 0,20 mol. D. 0,5 mol.
Câu 18: Phân tử sắt (III) clorua chứa 1 nguyên tử sắt và 3 nguyên tử clo. Công thức hóa học của sắt (III) clorua là:
A. FeCl. B. FeCl3. C. Fe3Cl. D. FeCl2.
Câu 19: Thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố N trong hợp chất NO2 là:
A. 0,304%. B. 17,65%. C. 43,30%. D. 30,43%.
Câu 20: Phân tử đồng (II) sunfat được tạo bởi các nguyên tố Cu, S, O. Biết thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố lần lượt là 40%, 20%, 40%. Xác định công thức phân tử của đồng (II) sunfat là:
A. Cu4SO. B. CuSO4. C. Cu2S2O. D. CuSO3.
B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)
Câu 21(2,5đ): Nung đá vôi (thành phần chính là canxi cacbonat, CaCO3) thu được 112 kg vôi sống (thành phần chính là canxi oxit, CaO) và 88 kg khí cacbonic (CO2).
a. Viết phương trình chữ của phản ứng hóa học xảy ra.
b. Lập phương trình hóa học của phản ứng hóa học xảy ra.
c. Viết công thức khối lượng của phản ứng xảy ra.
d. Tính khối lượng đá vôi cần dùng trong phản ứng trên.
Câu 22 (2đ): Khí A có tỉ khối đối với H2 là 17.
a. Tính khối lượng mol của khí A?
b. Thành phần theo khối lượng của khí A là 5,88% H và 94,12% S.
Câu 23 (0,5đ): Khí SO2 do các nhà máy thải ra là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí, mưa axit. Tiêu chuẩn quốc tế quy định không khí bị ô nhiễm khi lượng SO2 vượt quá 30.10-6 mol/m3.
Kết quả tại trạm quan trắc chất lượng không khí (được Đại sứ Quán Hoa Kỳ đặt tại số 7, Láng Hạ, Quận Ba Đình) ngày 08/11/2017 cho thấy trong 50 lít không khí có trong 0,014 mg SO2. Xác định ở thời điểm đó không khí Hà Nội có bị ô nhiễm không?
----------------------
----------- HẾT ----------
TRƯỜNG THCS LONG BIÊN
TỔ TỰ NHIÊN
MÃ ĐỀ: 126
ĐỀ KIỂM TRA KẾT THÚC HỌC KỲ I
Môn: HÓA HỌC 8
NĂM HỌC: 2020 -2021
Tiết PPCT: 35
Thời gian làm bài: 45 phút;
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H =1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Si = 28; P = 31; S = 32; Cl = 35,5;
K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137
A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và dùng bút chì tô đậm vào chữ cái tương ứng ở mỗi câu trong phiếu trắc nghiệm khách quan.
Câu 1: Muốn thu khí CO vào bình thì có thể thu được bằng cách nào sau đây?
A. để đứng bình.
B. cách nào cũng được.
C. lúc đầu úp ngược bình, khi gần đầy thì để đứng bình lên.
D. đặt úp ngược bình.
Câu 2: Nhôm sunfua là hợp chất có chứa 36% Al và 64% S. Công thức hóa học của nhôm sunfua là:
A. Al2S2. B. Al2S3. C. AlS. D. Al2S.
Câu 3: Số mol nguyên tử hiđro có trong 36 gam nước là:
A. 2 mol. B. 4 mol. C. 1 mol. D. 1,5 mol.
Câu 4: Phải lấy bao nhiêu mol phân tử CO2 để có 1,5.1023 phân tử CO2?
A. 0,35 mol. B. 0,25 mol. C. 0,30 mol. D. 0,20 mol.
Câu 5: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
A. Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
B. Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử bị phá vỡ để tạo nguyên tử mới.
C. Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử thay đổi do đó các phân tử cũng thay đổi.
D. Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi trạng thái này sang trạng thái khác.
Câu 6: Bỏ quả trứng vào dung dịch axit clohiđric thấy sủi bọt ở vỏ trứng. Biết rằng axit clohiđric tác dụng với canxi cacbonat (chất có trong vỏ trứng) tạo ra canxi clorua, nước và khí cacbon đioxit thoát ra. Phương trình chữ của phản ứng là:
A. axit clohiđric + canxi cacbonat → khí cacbon đioxit + canxi clorua + nước.
B. axit clohiđric + khí cacbon đioxit → canxi cacbonat + canxi clorua + nước.
C. axit clohiđric + canxi clorua → canxi cacbonat + khí cacbon đioxit.
D. khí cacbon đioxit + canxi clorua + nước → axit clohiđric + canxi cacbonat.
Câu 7: Tỉ khối của khí X đối với không khí là 2,448. Khối lượng mol của khí X là:
A. 70 g/mol. B. 71 g/mol. C. 68 g/mol. D. 69 g/mol.
Câu 8: Phát biểu sau gồm 2 ý: “ Trong phản ứng hóa học chỉ xảy ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử (1), nên tổng khối lượng các chất phản ứng được bảo toàn (2)”.
Nhận định nào sau đây đúng?
A. (1) đúng, (2) sai.
B. (1), (2) đều đúng và (1) không giải thích cho (2).
C. (1), (2) đều đúng và (1) giải thích cho (2).
D. (1) sai, (2) đúng.
Câu 9: Tỉ khối hơi của oxi so với không khí là:
A. 0,55. B. 1,0. C. 0,8. D. 1,1.
Câu 10: Một bình chứa hỗn hợp khí X gồm 1,12 lít khí oxi và 2,24 lít khí cacbon đioxit ở đktc. Tổng số mol các khí trong hỗn hợp khí X là:
A. 0,25 mol. B. 0,20 mol. C. 0,5 mol. D. 0,15 mol.
Câu 11: Thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố N trong hợp chất NO2 là:
A. 17,65%. B. 30,43%. C. 0,304%. D. 43,30%.
Câu 12: Rượu etylic nguyên chất là một chất lỏng chứa các nguyên tố C, H, O. Vậy rượu nguyên chất là:
A. một phân tử. B. một dung dịch. C. một hợp chất. D. một hỗn hợp.
Câu 13: Biết N có hóa trị IV, công thức hóa học phù hợp là:
A. NO. B. N2O. C. NO2. D. N2O5.
Câu 14: Hợp chất A có tỉ khối hơi so với khí oxi là 2. Hãy cho biết 5,6 lít khí A (ở đktc) có khối lượng là bao nhiêu gam?
A. 16. B. 2,2. C. 22. D. 1,6.
Câu 15: Để tạo thành phân tử của một hợp chất cần tối thiểu có bao nhiêu loại nguyên tử?
A. 2 loại. B. 4 loại. C. 3 loại. D. 1 loại.
Câu 16: Hai chất khí có thể tích bằng nhau (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) thì:
A. lượng chất của hai khí bằng nhau. B. khối lượng của hai khí bằng nhau.
C. số nguyên tử của hai khí bằng nhau. D. số mol của hai khí bằng nhau.
Câu 17: Phân tử đồng (II) sunfat được tạo bởi các nguyên tố Cu, S, O. Biết thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố lần lượt là 40%, 20%, 40%. Xác định công thức phân tử của đồng (II) sunfat là:
A. CuSO4. B. CuSO3. C. Cu2S2O. D. Cu4SO.
Câu 18: Dãy gồm các chất khí nhẹ hơn không khí là:
A. CO2, H2, O3. B. NO2, H2, SO3. C. NH3, H2, CH4. D. SO2, Cl2, N2.
Câu 19: Phân tử sắt (II
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_i_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2020_2021_truong_thcs.docx