Đề thi học kì I Hóa học Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Biên

Câu 3: Bột đá vôi (canxi cacbonat) tan trong dung dịch nào sau đây:

A. Ba(OH)2 B. NaOH C. HCl D. NaCl

Câu 4: Dung dịch nào sau đây phản ứng với sắt nguyên chất ?

A. CuCl2 B. FeSO4 C. H2SO4 đặc, nguội D. ZnCl2

Câu 5: Axit clohidric có công thức hóa học là:

A. HCl B. H2SO3 C. H2SO4 D. H2S

Câu 6: Oxit lưỡng tính là:

A. Al2O3 B. SO2 C. CO D. CuO

Câu 7: Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học giảm dần

A. K, Mg, Al, Zn, Fe B. Fe, Zn, Al, Mg, K C. K, Cu, Mg, Al, Cu D. Cu, Al, Mg, Ca, K

Câu 8: Nhận biết các dung dịch HCl, NaOH, H2SO4, KCl ta có thể dùng hóa chất sau :

A. Dùng quỳ tím và dd BaCl2 B. Dùng dd phenolphatalein và dd AgNO3

C. Dùng dd phenolphatalein và dd BaCl2 D. Dùng quỳ tím và dd AgNO3

Câu 9: Nhúng 1 đinh sắt vào dung dịch bạc nitrat hiện tượng xảy ra là :

A. đinh sắt tan dần B. có chất rắn màu bạc bám vào đinh sắt

C. có chất rắn màu đỏ bám vào đinh sắt D. có bọt khí không màu bay ra

 

docx6 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I Hóa học Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Biên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS LONG BIÊN TỔ TỰ NHIÊN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Môn: Hóa học 9 Tiết theo PPCT: 36 Năm học: 2020 - 2021 MỤC TIÊU Kiến thức: - HS nắm được những kiến thức đã học về oxit, axit, bazơ, muối, kim loại để viết đúng phương trình hóa học và kiến thức để giải bài toán hóa học. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng viết phương trình hóa học. - Rèn luyện kĩ năng tính toán hóa học. - Rèn luyện kĩ năng nhận biết các chất hóa học. - Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học - Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Thái độ - Có ý thức nghiệm túc, cẩn thận khi làm bài MA TRẬN Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Các loại hợp chất vô cơ Nắm được các loại hợp chất vô cơ và tính chất của chúng Áp dụng tính chất hóa học để viết phương trình, nhận biết chất Giải cái bài tập liên quan đến chất vô cơ Số câu 9 3 1 2 15 Số điểm 2,25đ 0,75đ 2đ 0,5 đ 5,5đ Kim loại Nắm được các tính chất chung của kim loại và tính chất riêng của nhôm, sắt Áp dụng tính chất hóa học của kim loại để nhận biết, giải bài toán Ứng dụng kiến thức đã học để giải bài toán, nhận biết, ... Bảo vệ kim loại không bị ăn mòn Số câu 3 1 1 2 1 1 9 Số điểm 0,75đ 1 đ 0,25đ 0,5đ 1,5đ 0,5đ 4,5đ Tổng số câu 12 1 4 1 2 1 2 1 24 Tổng số điểm 3đ 1 đ 1đ 2đ 0,5đ 1,5đ 0,5 đ 0,5đ 10đ Tổng điểm 4đ 3đ 2đ 1đ 10đ HƯỚNG DẪN CHẤM - BIỂU ĐIỂM CHI TIẾT NĂM HỌC 2020 - 2021 I. Trắc nghiệm (5đ): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ MÃ ĐỀ CÂU 901 902 903 904 905 906 1 C A A C C C 2 B B C B D A 3 C C A C C D 4 A A D A B C 5 A C A B C C 6 A D B B A A 7 A B B A C D 8 A B A D B D 9 B D B C B B 10 B A C D A A 11 B B C D A C 12 B C D B C A 13 C D D C A A 14 D D B A D B 15 D C D D B B 16 C D A B A B 17 D A C A D D 18 D C B C D D 19 D B C D B B 20 C A D A D C II. Tự luận (5đ) Câu Đáp án Điểm Câu 21 (2đ) 2 HCl + CuO " CuCl2 + H2O Fe + H2SO4 " FeSO4 + H2 Fe(OH)3 + 3 HCl " FeCl3 + 3H2O H3PO4 + 3 KOH " K3PO4 + H2O H2SO4 + Na2SO3 " Na2SO4 + H2O + SO2 Cu + 2AgNO3 " Cu(NO3)2 + 2Ag ZnO + 2HCl " ZnCl2 + H2O Mg + 2HCl " MgCl2 + H2 (HS có thể viết PTHH khác nếu đúng vẫn được điểm tối đa, HS thiếu cân bằng hoặc thiếu điều kiện trừ một nửa số điểm) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 22 (2,5đ) a) 2Al + 6HCl " 2AlCl3 + 3H2 Zn + 2HCl " ZnCl2 + H2 Ta có: nH2 = 16,8/22,4 = 0,75 mol Gọi nAl = x (mol) ; nZn = y (mol) Ta có: mAl + mZn = 27x + 65y = 20,55 (1) 2Al + 6HCl " 2AlCl3 + 3H2 Tỷ lệ: 2 6 2 3 x 3/2. x mol Zn + 2HCl " ZnCl2 + H2 Tỷ lệ 1 2 1 1 y y mol Ta có : Ta có: nH2 = 16,8/22,4 = 0,75 mol (2) Từ (1) và (2) có hệ phương trình: 27x + 65y = 20,55 3/2x + y = 0,75 Giải được x = 0,4 , y = 0,15 " %mAl = 27.0 4/ 20,55 = 52,56% % mZn = 65. 0,15/ 20,55 = 47,44% (HS có thể làm cách khác nếu đúng vẫn đạt điểm tối đa) 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 23 (0,5đ) Có thể sơn, mạ, bôi dầu mỡ lên bề mặt của cửa sổ Giải thích: Sơn, mạ, bôi dầu mỡ lên bề mặt kim loại, các chất này bền bám chắc vào bề mặt ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường sẽ làm cho kim loại bị ăn mòn chậm hơn 0,25 0,25 BGH duyệt Nhóm trưởng GV ra đề Cao Thị Phương Anh Đào Thị Thanh Mai Đào Thị Thanh Mai TRƯỜNG THCS LONG BIÊN TỔ TỰ NHIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Môn: Hóa học 9 Tiết theo PPCT: 36 Năm học: 2020 - 2021 Thời gian: 45 phút Mã đề 901 (Thí sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học) Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H =1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Zn = 65; Ag = 108 I. Trắc nghiệm khách quan (5đ) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và dùng bút chì tô đậm vào chữ cái tương ứng ở mỗi câu trong phiếu trả lời trắc nghiệm khác quan Câu 1: Phát biểu nào sau đây sai ? A. Kim loại nhôm có phản ứng với dung dịch NaOH B. Kim loại natri có phản ứng với H2O C. Kim loại bạc có phản ứng với dung dịch HCl D. Kim loại đồng không phản ứng với dung dịch NaOH Câu 2: Cho một lá đồng dư vào 100 ml dung dịch AgNO3 nồng độ x mol/l. sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng lá đồng tăng thêm 6,08 gam so với ban đầu. Giả thiết toàn bộ lượng Ag tạo ra bám vào lá đồng. Giá trị của x là A. 2,8 B. 0,8 C. 1,4 D. 0,4 Câu 3: Bột đá vôi (canxi cacbonat) tan trong dung dịch nào sau đây: A. Ba(OH)2 B. NaOH C. HCl D. NaCl Câu 4: Dung dịch nào sau đây phản ứng với sắt nguyên chất ? A. CuCl2 B. FeSO4 C. H2SO4 đặc, nguội D. ZnCl2 Câu 5: Axit clohidric có công thức hóa học là: A. HCl B. H2SO3 C. H2SO4 D. H2S Câu 6: Oxit lưỡng tính là: A. Al2O3 B. SO2 C. CO D. CuO Câu 7: Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học giảm dần A. K, Mg, Al, Zn, Fe B. Fe, Zn, Al, Mg, K C. K, Cu, Mg, Al, Cu D. Cu, Al, Mg, Ca, K Câu 8: Nhận biết các dung dịch HCl, NaOH, H2SO4, KCl ta có thể dùng hóa chất sau : A. Dùng quỳ tím và dd BaCl2 B. Dùng dd phenolphatalein và dd AgNO3 C. Dùng dd phenolphatalein và dd BaCl2 D. Dùng quỳ tím và dd AgNO3 Câu 9: Nhúng 1 đinh sắt vào dung dịch bạc nitrat hiện tượng xảy ra là : A. đinh sắt tan dần B. có chất rắn màu bạc bám vào đinh sắt C. có chất rắn màu đỏ bám vào đinh sắt D. có bọt khí không màu bay ra Câu 10: Dãy các bazơ làm quỳ tím hoá xanh: A. NaOH; Ba(OH)2; Al(OH)3 B. NaOH; Ca(OH)2; KOH C. Cu(OH)2; Zn(OH)2; Mg(OH)2 D. Ba(OH)2; Cu(OH)2; Fe(OH)3 Câu 11: Đốt cháy kim loại sắt với phi kim nào sau đây tạo ra sản phẩm là muối sắt có hóa trị III ? A. Oxi B. Clo C. Lưu huỳnh D. Cacbon Câu 12: Dãy kim loại tác dụng được với dung dịch AgNO3 tạo thành Ag kim loại: A. Mg, Fe, Ag B. Al, Zn, Fe C. Zn, Fe, K D. Na, Mg, Al Câu 13: Muối nào sau đây không bị nhiệt phân hủy ? A. KNO3 B. Na2CO3 C. NaCl D. CaCO3 Câu 14: Cho một mẫu giấy quỳ tím vào dung dịch H2SO4. Thêm từ từ dung dịch KOH vào cho đến dư ta thấy giấy quỳ: A. màu đỏ chuyển dần sang hồng B. màu đỏ chuyển dần sang tím C. màu xanh chuyển dần sang đỏ D. màu đỏ chuyển dần sang xanh Câu 15: Dung dịch KOH không có tính chất hoá học nào sau đây? A. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước B. Làm quỳ tím hoá xanh C. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước Câu 16: Cho 1 viên Natri vào dung dịch Fe(NO3)3 , hiện tượng xảy ra: A. viên Natri tan, có khí không màu thoát ra, xuất hiện kết tủa màu xanh lam B. viên Natri tan, có khí không màu thoát ra C. viên Natri tan, có khí không màu thoát ra, xuất hiện kết tủa màu vàng nâu D. viên Natri tan, có khí không màu thoát ra, xuất hiện kết tủa màu trắng xanh Câu 17: Để trung hòa 200 ml dung dịch NaOH 2M cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của V là: A. 300 ml B. 400 ml C. 100 ml D. 200 ml Câu 18: Chọn dãy chất đều là oxit axit: A. CaO; MgO; FeO B. CO2; K2O; BaO C. CO; SO3; P2O5 D. CO2; SO3; P2O5 Câu 19: Chất nào sau đây tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo ra dung dịch bazơ tương ứng ? A. CuO B. CO2 C. N2O D. K2O Câu 20: Sau khi làm thí nghiệm, có những khí thải độc hại: HCl, H2S, CO2, SO2. Dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất ? A. Dung dịch AgNO3 B. Dung dịch HCl C. Dung dịch Ca(OH)2 D. Dung dịch CaCl2 II. Tự luận: 5 điểm Câu 21 (2 điểm): Hoàn thành các PTHH sau: a. ? + CuO " ? + H2O b. Fe + ? " ? + H2 c. Fe(OH)3 + ? " FeCl3 + ? d. ? + KOH " K3PO4 + ? e. H2SO4 + ? " ? + ? + SO2 f. ? + AgNO3 " Cu(NO3)2 + Ag g. ? + ? " ZnCl2 + H2O h. ? + HCl " MgCl2 + H2 Câu 22 (2,5 điểm): Hòa tan hoàn toàn 20,55 gam hỗn hợp gồm Al và Zn vào dung dịch axit HCl dư. Sau phản ứng thu được 16,8 lít khí (đktc). a) Viết PTHH b) Tính % khối lượng kim loại trong hỗn hợp ban đầu Câu 23 (0,5 điểm): Các vật dụng làm bằng sắt hoặc hợp kim sắt khi sử dụng một thời gian sẽ có hiện tượng “gỉ” đó là do sắt đã bị ăn mòn. Em hãy đề xuất các biện pháp để giảm hiện tượng ăn mòn với các vật dụng đó và giải thích tại sao. ----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_i_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2020_2021_truong_thcs.docx
Giáo án liên quan