Câu 2: Đền Pác-tê-nông là công trình kiến trúc độc đáo của quốc gia:
A. Rô-ma. B. Ai Cập. C. Lưỡng Hà. D. Hi Lạp.
Câu 3: Chủ nô thường gọi nô lệ là:
A. “hàng hóa”. B. “gỗ mun”. C. “kẻ ăn bám”. D. “công cụ biết nói”.
Câu 4: Người nguyên thủy phát minh ra thuật luyện kim thông qua:
A. quá trình chế tác đá làm công cụ. B. quá trình nung gốm.
C. quá trình khai phá đất đai. D. quá trình đi tìm đá để chế tác công cụ.
Câu 5: Xã hội cổ đại Hi Lạp, Rô- ma gồm những giai cấp:
A. chủ nô, nô lệ. B. quý tộc, nông dân. C. quý tộc, nô lệ. D. quý tộc, chủ nô.
Câu 6: Thời văn hóa Đông Sơn, công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức chủ yếu được làm bằng chất liệu:
A. đá. B. sắt. C. gốm. D. đồng.
Câu 7: Chữ viết ra đời sớm nhất là:
A. chữ quốc ngữ. B. chữ tượng hình. C. hệ chữ cái a, b, c. D. chữ tượng thanh.
Câu 8: Các quốc gia cổ đại phương Tây gồm:
A. Hi Lạp, Ấn Độ. B. Hi Lạp, Ai Cập. C. Hi Lạp, Rô-ma. D. Rô-ma, Lưỡng Hà.
2 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I Lịch sử Lớp 6 - Mã đề 213 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Biên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS LONG BIÊN
TỔ XÃ HỘI
ĐỀ SỐ 213
(Đề thi gồm 02 trang)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỊCH SỬ 6
NĂM HỌC: 2020 – 2021
Tiết theo PPCT: 18
Thời gian: 45 phút
Ngày KT: 23/12/2020
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và dùng bút chì tô đậm vào chữ cái tương ứng ở mỗi câu trong phiếu trả lời trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Cuộc sống của người nguyên thủy ngày càng ổn định hơn, dần dần đã xuất hiện:
A. Những làng bản thưa thớt dân ở các vùng ven sông.
B. Những làng bản thưa thớt dân ở các vùng chân núi.
C. Những làng bản đông dân ở các vùng ven sông.
D. Những làng bản đông dân ở các vùng chân núi.
Câu 2: Đền Pác-tê-nông là công trình kiến trúc độc đáo của quốc gia:
A. Rô-ma.
B. Ai Cập.
C. Lưỡng Hà.
D. Hi Lạp.
Câu 3: Chủ nô thường gọi nô lệ là:
A. “hàng hóa”.
B. “gỗ mun”.
C. “kẻ ăn bám”.
D. “công cụ biết nói”.
Câu 4: Người nguyên thủy phát minh ra thuật luyện kim thông qua:
A. quá trình chế tác đá làm công cụ.
B. quá trình nung gốm.
C. quá trình khai phá đất đai.
D. quá trình đi tìm đá để chế tác công cụ.
Câu 5: Xã hội cổ đại Hi Lạp, Rô- ma gồm những giai cấp:
A. chủ nô, nô lệ.
B. quý tộc, nông dân.
C. quý tộc, nô lệ.
D. quý tộc, chủ nô.
Câu 6: Thời văn hóa Đông Sơn, công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức chủ yếu được làm bằng chất liệu:
A. đá.
B. sắt.
C. gốm.
D. đồng.
Câu 7: Chữ viết ra đời sớm nhất là:
A. chữ quốc ngữ.
B. chữ tượng hình.
C. hệ chữ cái a, b, c.
D. chữ tượng thanh.
Câu 8: Các quốc gia cổ đại phương Tây gồm:
A. Hi Lạp, Ấn Độ.
B. Hi Lạp, Ai Cập.
C. Hi Lạp, Rô-ma.
D. Rô-ma, Lưỡng Hà.
Câu 9: Đâu không phải mô tả đúng về chủ nô?
A. Chủ xưởng giàu có, chăm lo cuộc sống của tất cả mọi người.
B. Chủ nô bóc lột nô lệ dã man.
C. Chủ nô sống rất sung sướng.
D. Chủ xưởng giàu có, người nắm mọi quyền hành.
Câu 10: Công cụ tạo ra bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp thời văn hóa Đông Sơn là:
A. cuốc đá.
B. lưỡi liềm đồng.
C. lưỡi cày đá.
D. lưỡi cày đồng.
Câu 11: Các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành từ thời gian nào?
A. Thiên niên kỷ IV TCN.
B. Thiên niên kỷ II TCN.
C. Thiên niên kỷ I TCN.
D. Thiên niên kỷ III TCN.
Câu 12: Vườn treo Ba – bi – lon là công trình kiến trúc độc đáo của quốc gia:
A. Lưỡng Hà.
B. Trung quốc.
C. Ai Cập.
D. Ấn Độ.
Câu 13: Chủ nhân của nền văn hóa Đông Sơn là:
A. người Chăm.
B. người Lạc Việt
C. người Phù Nam.
D. người Trung Quốc.
Câu 14: Chế độ nhà nước của các quốc gia phương Tây là gì?
A. Chế độ phong kiến.
B. Chế độ quân chủ.
C. Chế độ chiến hữu nô lệ.
D. Chế độ chuyên chế.
Câu 15: Nơi sống của cư dân Văn Lang là:
A. ven đồng bằng ven sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
B. ven đồi núi.
C. trong thung lũng.
D. ven biển nước ta.
Câu 16: Quốc gia Văn Lang ra đời vào khoảng:
A. thế kỉ VIII TCN.
B. thế kỉ VI TCN.
C. thế kỉ VII TCN.
D. thế kỉ V TCN.
Câu 17: Bộ máy nhà nước Văn Lang có cấu tạo:
A. đầy đủ, quyền lực tập trung vào tay nhà vua.
B. đơn giản, dựa trên tổ chức thị tộc, bộ lạc đã có.
C. gồm nhiều cấp phức tạp.
D. phức tạp, gồm có nhiều chức quan.
Câu 18: Công lao của các vua Hùng với nước ta là:
A. khai hoang, dạy dân trồng lúa.
B. có công dựng nước.
C. có công chống ngoại xâm.
D. có công giữ nước.
Câu 19: Ở Hi Lạp và Rô ma, lực lượng lao động chính trong xã hội là:
A. Thợ thủ công.
B. Nông dân.
C. Nô lệ.
D. Chủ nô.
Câu 20: Ý nào không phải nguyên nhân hình thành nhà nước Văn Lang?
A. Do nhu cầu liên kết chống ngoại xâm.
B. Do nhu cầu làm thủy lợi để phát triển nông nghiệp.
C. Do sự phân hóa xã hội sâu sắc.
D. Do nhu cầu buôn bán với các quốc gia xung quanh.
PHẦN II: TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1 (3 điểm):
a. Nước Văn Lang ra đời do những nguyên nhân nào?
b. Bác Hồ đã nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Theo em, học sinh cần phải làm gì để đóng góp vào sự nghiệp giữ nước như Bác Hồ đã nói?
Câu 2 (2 điểm): Vẽ sơ đồ các giai cấp, tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Tây và nêu nhận xét của em về các giai cấp tầng lớp đó?
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_i_lich_su_lop_6_ma_de_213_nam_hoc_2020_2021_tr.doc