Câu 5: Hai vật cùng khối lượng m = 1kg được nối với nhau bằng sợi dây không dãn và khối lượng không đáng kể. Một trong 2 vật chịu tác động của lực kéo theo phương ngang. Hai vật có thể trượt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát giữa vật và bàn là 0,268. Biết rằng dây chỉ chịu được lực căng lớn nhất là 10 N. Tính lực kéo lớn nhất để dây không đứt. Lấy g=10m/s2.
A. 20N. B. 25N. C. 10N. D. 15N.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 779 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I( năm 2010-2011) môn: Vật lí 10 - nâng cao thời gian làm bài: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD &ĐT PHÚ YÊN
TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU
Họ và tên:............................................
Lớp: ....................................................
ĐỀ THI HỌC KÌ I (2010-2011)
Môn: Vật lí 10 - Nâng cao
Thời gian làm bài: 45 phút;
(25 câu trắc nghiệm)
Câu 1: Thời gian chuyển động của vật ném ngang là
A. . B. . C. . D. .
Câu 2: Các công thức liên hệ giữa tốc độ dài với tốc độ góc và gia tốc hướng tâm với tốc độ dài của chất điểm chuyển động tròn đều trên đường tròn bán kính r là
A. B. . C. . D. .
Câu 3: Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống đất. Công thức tính vận tốc v của vật rơi tự do phụ thuộc độ cao h là
A. . B. . C. . D. .
Câu 4: Một vật nặng rơi từ độ cao 20m xuống đất, lấy g=10m/s2. Thời gian mà vật rơi tới khi chạm đất là
A. t = 3 s. B. t = 1s. C. t = 4 s. D. t = 2s.
Câu 5: Hai vật cùng khối lượng m = 1kg được nối với nhau bằng sợi dây không dãn và khối lượng không đáng kể. Một trong 2 vật chịu tác động của lực kéo theo phương ngang. Hai vật có thể trượt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát giữa vật và bàn là 0,268. Biết rằng dây chỉ chịu được lực căng lớn nhất là 10 N. Tính lực kéo lớn nhất để dây không đứt. Lấy g=10m/s2.
A. 20N. B. 25N. C. 10N. D. 15N.
Câu 6: Chỉ ra câu sai.
A. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi.
B. Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian.
C. Véctơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với véctơ vận tốc.
D. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau thì bằng nhau.
Câu 7: Hệ thức của định luật vạn vật hấp dẫn là:
A. B. . C. . D. .
Câu 8: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm. Khi bị kéo, lò xo dài 22cm và lực đàn hồi của nó bằng 5N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10N, thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu?
A. 21 cm. B. 16cm. C. 44cm. D. 40cm.
Câu 9: Lực cần thiết để nâng đều một trọng vật là (F1). Lực cần thiết để kéo đều vật đó trên mặt sàn nằm ngang là (F2). Trong các quan hệ sau, quan hệ nào là không thể có?
A. F1 = F2. B. F1 = 2F2. C. F1 = 4F2. D. F1 = 6F2.
Câu 10: Một lực tác dụng vào một vật có khối lượng 10kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 4m/s đến 10m/s trong thời gian 2s. Hỏi lực tác dụng vào vật và quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian ấy là bao nhiêu?
A. 30N và 1,4m B. 30N và 14m C. 3N và 1,4m D. 3N và 14m
Câu 11: Một vật khối luợng m bắt đầu trượt từ đỉnh A trên mặt của một cái nêm, không ma sát. Đồng thời nêm cũng chuyển động thẳng biến đổi đều với gia tốc a0=2m/s2 có phương chiều như hình vẽ. Lấy g=10m/s2. Hãy tính gia tốc của vật. Biết AB = 5m, sin=1/2 và cos=/2
A. 0,76m/s2. B. 6,7m/s2.
C. 7,6m/s2. D. 0,67m/s2.
m
B
A
a
Câu 12: Một vật có khối lượng 1kg móc vào lực kế treo trong buồng thang máy ở nơi có gia tốc trọng trường g=9,8m/s2. Thang máy đang đi lên chậm dần đều với gia tốc a Số chỉ của lực kế là 6,8N. Gia tốc thang máy là bao nhiêu?
A. 3m/s2 B. 2m/s2 C. 1m/s2 D. 4m/s2
Câu 13: Cùng một lúc, từ cùng một điểm O, hai vật được ném ngang theo hai hướng ngược nhau với vận tốc đầu lần lượt là v01= 50 m/s và v02 = 40 m/s . Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Cho biết ngay trước khi chạm đất, vectơ vận tốc của hai vật có phương vuông góc với nhau. Độ cao so với mặt đất của điểm O là
A. 90 m. B. 160 m. C. 100 m. D. 50 m.
Câu 14: Cho hệ bố trí như hình vẽ. Hệ được buông cho tự do chuyển động. Biết m1=5kg, m2=3kg, α=300, g=10m/s2. Bỏ qua ma sát, khối lượng ròng rọc và dây. Lực nén lên ròng rọc có giá trị bao nhiêu
A. 28,1N B. 31N
C. 48,7N D. 45,5N
α
m2
m1
Câu 15: Công thức quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều là
A. x = x0 +v0t +at2/2. (a và v0 trái dấu ).. B. s = v0t + at2/2 (a và v0 trái dầu).
C. s = v0t + at2/2 (a và v0 cùng dấu). D. x= x0 + v0t + at2/2. ( a và v0 cùng dấu ).
Câu 16: Thả hai vật rơi tự do đồng thời từ hai độ cao h1 và h2 so với mặt đất. Biết rằng thời gian rơi chạm đất của vật thứ nhất bằng 1/2 lần của vật thứ hai. Tỉ số các độ cao là bao nhiêu?
A. 4 B. 0,5 C. 0,25 D. 2
Câu 17: Hai vật m1 =2kg và m2= 1kg tiếp xúc nhau không ma sát trên mặt sàn ngang (hình vẽ). Người ta tác dụng vào m2 một lực F =3N thì lực và phản lực giữa hai vật là bao nhiêu.
A. 2N B. 1N
C. 3N D. 4N
m2
m1
F
Câu 18: Lực F tác dụng vào vật m1 thì nó thu được gia tốc 2 m/s2 ,tác dụng vào m2 thì nó thu được gia tốc 3 m/s2. Khi F tác dụng vào vật có khối lượng m = m1 - m2 thì m thu được gia tốc:
A. 1m/s2 B. 1,2m/s2 C. 6m/s2 D. 5m/s2
Câu 19: Tìm phát biểu SAI về hệ quy chiếu phi quán tính và lực quán tính:
A. Mọi vật đều đứng yên trong hệ quy chiếu phi quán tính.
B. Để áp dụng định luật II Newton trong hệ quy chiếu phi quán tính, hợp lực tác dụng phải thêm lực quán tính.
C. Hệ quy chiếu phi quán tính là hệ quy chiếu có gia tốc đối với một hệ quy chiếu quán tính.
D. Lực quán tính có biểu thức , trong đó là gia tốc của hệ quy chiếu phi quán tính.
Câu 20: Cần tăng hay giảm khoảng cách giữa hai chất điểm bao nhiêu lần để lực hấp dẫn giữa chúng giảm 4 lần
A. Giảm 2 lần B. Tăng 2 lần C. Giảm 4 lần D. Tăng 4 lần
Câu 21: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính ?
A. Vật chuyển động tròn đều . B. Vật chuyển động khi tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi.
C. Vật rơi tự do từ trên cao xuống không ma sát. D. Vật chuyển động trên một đường thẳng.
Câu 22: Lực và phản lực có:
A. Cùng phương, cùng độ lớn nhưng cùng chiều B. Cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
C. Cùng phương, cùng độ lớn nhưng ngược chiều D. Cùng giá, cùng độ lớn nhưng cùng chiều.
Câu 23: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc ban đầu là 10 m/s trên đoạn đường thẳng, thì người lái xe hãm phanh chuyển động châm dần đều với gia tốc 2m/s2. Quãng đường mà ô tô đi được sau thời gian 3 giây là
A. s = 18 m; B. s = 20m; C. s = 19 m; D. s = 21m; .
Câu 24: Một chiếc thuyền buồm chạy ngược dòng sông. Sau 1 giờ đi được 10 km, một khúc gỗ trôi theo dòng sông sau 1 phút trôi được . Vận tốc của thuyền buồm so với nước là bao nhiêu?
A. 10 km/h. B. 20 km/h. C. 8 km/h. D. 12km/h.
Câu 25: Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực 6N, 8N và 10N. Hỏi góc giữa hai lực 6N và 8N bằng bao nhiêu?
A. 300 . B. 450. C. 600. D. 900.
File đính kèm:
- DE THI HOC KI 1 LY 10 NC.docx