Đề thi học kì I - Năm học 2008 - 2009 khối: 11 (cơ bản) môn: Ngữ Văn

Câu 1:Một bài văn tế có bố cục gồm mấy phần?Kể tên và nêu nội dung từng phần? ( 1điểm )

Câu 2:Nêu tình huống truyện của tác phẩm: “Chữ người tử tù”-Nguyễn Tuân.

( 1điểm )

Câu 3:Viết đoạn văn ngắn(5-10)câu trong đó có sử dụng 1 câu bị động và 1 câu có thành ngữ. Gạch dưới câu bị động và thành ngữ . ( 1điểm )

Câu 4:a)Thế nào là ngữ cảnh?

 b)Đọc bài ca dao sau đây:

Trời mưa trời gió,vác đó ra đơm

Chạy vô ăn cơm,chạy ra mất đó

Kể từ ngày ai lấy đó,đó ơi

Răng đó không phân qua nói lại đôi lời đây hay

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 986 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I - Năm học 2008 - 2009 khối: 11 (cơ bản) môn: Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS&THPT Bình Phong Thạnh ĐỀ THI HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2008-2009 KHỐI :11- (Cơ bản) MÔN : NGỮ VĂN THỜI GIAN : 90 PHÚT (không kể thời gian phát đề) *** I.GIẢNG VĂN-TIẾNG VIỆT . Câu 1:Một bài văn tế có bố cục gồm mấy phần?Kể tên và nêu nội dung từng phần? ( 1điểm ) Câu 2:Nêu tình huống truyện của tác phẩm: “Chữ người tử tù”-Nguyễn Tuân. ( 1điểm ) Câu 3:Viết đoạn văn ngắn(5-10)câu trong đó có sử dụng 1 câu bị động và 1 câu có thành ngữ. Gạch dưới câu bị động và thành ngữ . ( 1điểm ) Câu 4:a)Thế nào là ngữ cảnh? b)Đọc bài ca dao sau đây: Trời mưa trời gió,vác đó ra đơm Chạy vô ăn cơm,chạy ra mất đó Kể từ ngày ai lấy đó,đó ơi Răng đó không phân qua nói lại đôi lời đây hay Hãy cho biết từ “đó”trong bài ca dao trên biểu thị gì ? Nhờ đâu em biết? ( 1điểm ) II.TẬP LÀM VĂN: ( 6 điểm ) (Hs chọn 1 trong 2 đề) Đề 1: Có ý kiến cho rằng: “Tầng lớp thượng lưu trong xã hội phong kiến trước Cách mạng là một tầng lớp giả dối,đồi bại”.Qua tác phẩm : “Hạnh phúc của một tang gia”-Vũ Trọng Phụng,em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về ý kiến trên. Đề 2: Qua tác phẩm “Hai đứa trẻ”,em nghĩ gì về xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng 8 ? *HẾT* ĐÁP ÁN I.GIẢNG VĂN-TIẾNG VIỆT Câu 1:Bố cục bài văn tế có 4 phần -Lung khởi:luận chung về lẽ sống chết -Thích thực:kể cong đức của người đã chết -Ai vãn:nỗi niềm thương tiếc của người còn sống với người chết -Kết:bày tỏ thương nhớ và lời cầu nguyện (mỗi phần 0.25điểm ) Câu 2: Tình huống:cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và Viên quản ngục -Trên bình diện xã hội:Huấn Cao là kẻ tử tù-Quản ngục là người trông coi tù binh,đại diện cho pháp luật thời đó . ( 0.5điểm ) -Trên bình diện nghệ thuật:Huấn Cao là người sáng tạo cái đẹp còn Quản ngục là người say mê cái đẹp. ( 0.5điểm ) Câu 3. -Học sinh viết đoạn văn theo chủ đề nhất định,có ý nghĩa thì giáo viên mới chấm. -Mỗi yêu cầu học sinh đạt ,được ( 0.5điểm ) Câu 4. a)Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữlàm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói,đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói. ( 0,5điểm ) b)“Đó” chỉ cái đó đơm cá và cô gái. ( 0,25điểm ) nhờ vào ngữ cảnh mà em biết. (0,25điểm ) II.TẬP LÀM VĂN:6Đ Đề 1 YÊU CẦU CHUNG: -Nội dung:phân tích làm rõ được bản chất của tầng lớp thượng lưu trước Cách mạng. -Kiểu bài:bố cụ rõ,ý mạch lạc,không sai chính tả,ngữ pháp. YÊU CẦU RIÊNG: Mở bài:giới thiệu tác phẩm Thân bài:học sinh phân tích niềm vui chung và riêng của gia đình cụ Hồng để nhận ra bi kịch trong gia đình đóàbản chất của tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Niềm vui chung:tài sản được chia Niềm vui riêng: +Cụ cố Hồng:được mặc đồ xô gai,gương mặt buồn nhưng không nghĩ đến nỗi đau mất cha. +Ông Văn Minh:giới thiệu những mẩu đồ xô gai tân thời +Cô Tuyết:Mặc đồ “Ngây thơ” +Tú Tân:chụp hình àmọi người trong gia đình chỉ nghĩ đến niềm vui riêng,khong ai buồn vì mất người thân nhưng ngoài mặt lộ vẻ đau đớn +Người ngoài gia đình:đến đám tang với khuôn mặt buồn nhưng trong lòng nghĩ những chuyện khác àKhái quát bản chất tầng lớp thượng lưu Kết bài:nhận xét chung nhất về tầng lớp thượng lưu trước Cách mạng. YÊU CẦU CHUNG: -Nội dung:phân tích làm rõ cuộc sống người dân trước cách mạng -Kiểu bài:phân tích -Bố cục rõ,ý mạch lạc,không sai chính tả,ngữ pháp. YÊU CẦU RIÊNG Đề 2: Mở bài:giới thiệu tác phẩm Thân bài: -Thời khắc của truyện:xế chiều đến đêmàtăm tối -Cuộc sống mòn mỏi của người dân nơi phố huyện(chị em Liên,chị TÝ,bác Siêu,bác Xẩm,cụ Thi,những đứa trẻ nghèo nhặt rác ở chợ tàn) àcuộc sống tù túng,ngột ngạt,quẩn quanh,con ngừơi như dật dờ trước cuộc sốngàsống mòn -Hình ảnh chuyến tàuàkhát vọng đổi đời nhưng đó chỉ là mơ ước. àđánh giá chung lại bức tranh phố huyện:tăm tối(tối của ánh sáng,tối cả tương lai) Kết bài:nhận định chung của học sinh sau phân tích. *CÁCH CHẤM -5-6:Bài đạt yêu cầu,viết mạch lạc,lưu loát,không sai chính tả,ngữ pháp,trình bày sạch đẹp. -3,5-4,5:Đạt yêu cầu,ít sai chính tả,ngữ pháp,bố cục rõ. -2-3: có ý,bố cục chưa rõ ràng,sai nhiều chính tả. -0-0,5:lạc đề

File đính kèm:

  • docde thi van 11.doc
Giáo án liên quan