Đề thi học kì I Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Biên

(Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập 1, trang 31)

Câu 1(1 điểm). Trình bày đặc điểm thể loại của văn bản chứa đoạn trích trên.

Câu 2 (1 điểm). Giải nghĩa các từ “cầu hôn”, “sính lễ” và cho biết, em đã giải nghĩa bằng cách nào?

Câu 3 (2 điểm). Hãy kể tên những đồ sính lễ mà nhà vua yêu cầu? Ý nghĩa của từ “chín” trong sính lễ của vua Hùng là gì?

Câu 4 (1 điểm)

a. Tìm hai cụm danh từ trong câu: “Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi”.

b. Sắp xếp cụm danh từ vừa tìm được vào mô hình cụm từ?

Câu 5 (0,5 điểm). Từ nội dung của văn bản chứa đoạn trích trên và hiểu biết xã hội, em hãy nêu suy nghĩ của mình về hậu quả của thiên tai, lũ lụt đối với đời sống của người dân hiện nay bằng đoạn văn 3 - 5 câu.

 

docx3 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Biên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6 TỔ: XÃ HỘI NĂM HỌC: 2020 – 2021 ĐỀ SỐ 2 TIẾT: 65 - 66 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 29/12/2020 Phần I (5,5 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: "Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. Một người là chúa vùng non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Vua Hùng băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai, bèn cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc. Xong vua phán: - Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta. (Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập 1, trang 31) Câu 1(1 điểm). Trình bày đặc điểm thể loại của văn bản chứa đoạn trích trên. Câu 2 (1 điểm). Giải nghĩa các từ “cầu hôn”, “sính lễ” và cho biết, em đã giải nghĩa bằng cách nào? Câu 3 (2 điểm). Hãy kể tên những đồ sính lễ mà nhà vua yêu cầu? Ý nghĩa của từ “chín” trong sính lễ của vua Hùng là gì? Câu 4 (1 điểm) a. Tìm hai cụm danh từ trong câu: “Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi”. b. Sắp xếp cụm danh từ vừa tìm được vào mô hình cụm từ? Câu 5 (0,5 điểm). Từ nội dung của văn bản chứa đoạn trích trên và hiểu biết xã hội, em hãy nêu suy nghĩ của mình về hậu quả của thiên tai, lũ lụt đối với đời sống của người dân hiện nay bằng đoạn văn 3 - 5 câu. Phần II (4,5 điểm) Kể về một người thân của em. *** Chúc các con làm bài thi tốt! *** HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM (ĐỀ SỐ 2) Phần I: Câu 1: Trình bày đặc điểm thể loại truyền thuyết: - Là truyện dân gian, kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. (0,5 điểm) - Có yếu tố tưởng tượng kì ảo. (0,25 điểm) - Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử. (0,25 điểm) Câu 2: * Học sinh giải nghĩa từ (0,5 điểm) - Cầu hôn - Sính lễ * Học sinh nêu đúng cách giải nghĩa (0,5 điểm) Câu 3: * Kể tên sính lễ mà nhà vua yêu cầu: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. (1,5 điểm) * Ý nghĩa từ “chín”: - Có ý nghĩa số lượng. (0,25 điểm) - Từ đó khẳng định sự trang trọng của sính lễ trong việc cưới hỏi. (0,25 điểm) Câu 4: a. Học sinh tìm đúng hai cụm danh từ. (0,5 điểm) b. Học sinh điền đúng vào mô hình cụm danh từ. (0,5 điểm) Câu 5: - HS nêu được suy nghĩ của mình bằng đoạn văn ngắn khoảng 3-5 câu về hậu quả của thiên tai, lũ lụt đối với đời sống của người dân đảm bảo các ý sau: Hiện tượng còn xảy ra nhiều, gây thiệt hại về của cải vật chất, tính mạng con người; ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của con người sau lũ... Phần II A. YÊU CẦU 1. Yêu cầu chung: a. Nội dung: một người thân của em. b. Hình thức: - Viết đúng kiểu bài văn kể chuyện đời thường. - Liên kết chặt chẽ, mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Tạo lập thành văn bản hoàn chỉnh, đảm bảo cấu trúc ba phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài 2. Yêu cầu cụ thể: a. Mở bài: - Giới thiệu hoàn cảnh khiến cho em nhớ về người đó. - Nêu khái quát tình cảm của em với người đó. b. Thân bài: - Kể ngoại hình (chú ý những nét nổi bật của người đó). - Kể về một vài nét nào đó đặc biệt trong tính cách (tác phong, thái độ). - Đối với bản thân em, kỉ niệm sấu sắc nhất đối với người đó là gì? (Trọng tâm) - Bài học rút ra cho bản thân sau kỉ niệm đó là gì? c. Kết bài: - Khẳng định lại tình cảm của em với người ấy B. BIỂU ĐIỂM 1. Mở bài và kết bài: 0,5 điểm - Mở bài và kết bài đúng, đủ: 0,25 điểm. - Mở bài và kết bài đúng, đủ, có sáng tạo: 0,5 điểm. 2. Thân bài: 4 điểm - Điểm 4: Đáp ứng đủ yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, sinh động, lí thú, hấp dẫn, đảm bảo đủ các sự việc của câu chuyện, hầu như không mắc lỗi. - Điểm 3: Đáp ứng đủ yêu cầu trên, đúng hình thức kể chuyện đời thường, bố cục rõ ràng, chặt chẽ, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ. - Điểm 2: Bài làm đạt khoảng ½ yêu cầu trên, nội dung sơ sài, chưa biết kể chuyện, chưa kể lại các sự việc, mắc nhiều lỗi. - Điểm 1: Bài làm về cơ bản chưa đạt yêu cầu trên, chỉ kể được một vài chi tiết, chưa rõ cốt truyện, mắc quá nhiều lỗi. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn. * Lưu ý: Giáo viên căn cứ vào bài làm của học sinh để cho các thang điểm còn lại. Trân trọng những bài làm sáng tạo của học sinh. Điểm bài văn làm tròn đến 0,25 điểm. * Duyệt đề Ban giám hiệu Nhóm trưởng CM Người ra đề Cao Thị Phương Anh Trần Thúy An Ngô Thị Thủy

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_i_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2020_2021_truong_thcs.docx
Giáo án liên quan