Đề thi học kì II môn Văn lớp 12

A.ĐỀ:

I. Trắc nghiệm: (4 điểm).

1. Trình tự nào sau đây đúng với thứ tự các chặng đường thơ Tố Hữu:

A. Việt Bắc, Từ ấy, Gió lộng, Ra Trận, Máu và hoa.

B. Từ ấy, Việt Bắc,Ra trận, Gió lộng,Máu và hoa.

C.Từ ấy, Việt Bắc,Gió lộng,Ra trận, Máu và hoa.

D. Ra trận,Từ ấy, Việt Bắc,Máu và hoa.

2. Nội dung chính của tập thơ Việt Bắc là:

A. Bản anh hùng ca của cuộc kháng chiến chống Pháp.

B. Thể hiện thành công hình ảnh và tâm tư quần chúng nhân dân kháng chiến.

C. Kết tinh những hình ảnh lớn của con người Việt Nam kháng chiến mà bao trùm là lòng yêu nước.

D. Tất cả các nội dung trên.

E. A và C

3. Đề tài chủ yếu trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng 8 là:

A. Chủ nghĩa xê dịch. C. Đời sống truỵ lạc

B. Vẻ đẹp vang bóng một thời D. Cả 3 đề tài trên.

E. A và B

4. Nét nào sau đây là phong cách nghệ thuật tiêu biểu của Nguyễn Tuân:

A. Chất thơ, chất trữ tình thắm đượm

B. Tình triết lý.

C. Tính chất tài hoa, uyên bác.

D. Năng lực phân tích tâm lý sắc sảo.

5. Ý nghĩa tiêu biểu nhất của hình tượng ánh trăng trong “Mảnh trăng cuối rừng” là:

A.Tả thực hình ảnh một đêm trăng ở rừng.

B. Thi vị hoá ánh trăng làm cho thiên nhiên trở nên lung linh, huyền ảo.

C. Hàm ẩn cho vẻ đẹp trong sáng, lung linh, huyền ảo của nhân vật Nguyệt.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1555 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì II môn Văn lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề THI HọC Kì II MÔN : VĂN LớP 12 A.Đề: I. Trắc nghiệm: (4 điểm). 1. Trình tự nào sau đây đúng với thứ tự các chặng đường thơ Tố Hữu: A. Việt Bắc, Từ ấy, Gió lộng, Ra Trận, Máu và hoa. B. Từ ấy, Việt Bắc,Ra trận, Gió lộng,Máu và hoa. C.Từ ấy, Việt Bắc,Gió lộng,Ra trận, Máu và hoa. D. Ra trận,Từ ấy, Việt Bắc,Máu và hoa. 2. Nội dung chính của tập thơ Việt Bắc là: A. Bản anh hùng ca của cuộc kháng chiến chống Pháp. B. Thể hiện thành công hình ảnh và tâm tư quần chúng nhân dân kháng chiến. C. Kết tinh những hình ảnh lớn của con người Việt Nam kháng chiến mà bao trùm là lòng yêu nước. D. Tất cả các nội dung trên. E. A và C 3. Đề tài chủ yếu trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng 8 là: A. Chủ nghĩa xê dịch. C. Đời sống truỵ lạc B. Vẻ đẹp vang bóng một thời D. Cả 3 đề tài trên. E. A và B 4. Nét nào sau đây là phong cách nghệ thuật tiêu biểu của Nguyễn Tuân: A. Chất thơ, chất trữ tình thắm đượm B. Tình triết lý. C. Tính chất tài hoa, uyên bác. D. Năng lực phân tích tâm lý sắc sảo. 5. ý nghĩa tiêu biểu nhất của hình tượng ánh trăng trong “Mảnh trăng cuối rừng” là: A.Tả thực hình ảnh một đêm trăng ở rừng. B. Thi vị hoá ánh trăng làm cho thiên nhiên trở nên lung linh, huyền ảo. C. Hàm ẩn cho vẻ đẹp trong sáng, lung linh, huyền ảo của nhân vật Nguyệt. D. Làm dịu bớt không khí căng thẳng của chiến tranh. 6. Tư tưởng chủ đạo của “Mảnh trăng cuối rừng” là: A. Thể hiện tinh thần kiên cường, bất khuất của con người thời chiến tranh. B. Ca ngợi cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc. C. Đi tìm hạt ngọc, ẩn dấu trong tâm hồn con người thời chiến tranh. 7. Cảm xúc chính của đoạn trích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm là: A.Ca ngợi vẻ đẹp của đất nước. B. Đất nước đau thương mà anh hùng trong chiến tranh. C. Cảm nhận và lý giải về đất nước. D. Cả 3 điểm trên. 8. ý nào sau đây không nằm trong mạch suy nghĩ và cảm xúc của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước: A. Đất nước gần gũi, thân thiết, bình dị trong cuộc sống hàng ngày của con người. B. Đất nước từ các phương diện địa lý – lịch sử. C. Đất nước hoá thân trong mỗi người. Vì vậy mỗi người phải có trách nhiệm với Đất nước. D. Đất nước với những đau thương, mất mát trong chiến tranh. E. Đất nước này là đất nước của nhân dân. 9. Tâm hồn người phụ nữ đang yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh: A. Sôi nổi, Đắm say. B. Trắc trở, lo âu. C. Lắng sâu, đằm thắm D. Hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong hạnh phúc đời thường. 10. Hình ảnh “Sóng” trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh có ý nghĩa: Là hình ảnh tả thực sóng trong tự nhiên. Hình ảnh ẩn dụ cho tâm trạng người con gái đang yêu. Hình ảnh so sánh với người con gái đang yêu. Cả ba ý trên. 11. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, ông là người gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên, hiểu biết về cuộc sống và tinh thần quật cường, bất khuất của nhân dân Tây Nguyên nên viết rất thành công về cuộc sống và con người nơi đây. Ông là ai? A. Tô Hoài B. Nguyễn Thi C. Nguyễn Trung Thành. D. Anh Đức 12. Cảm hứng sử thi hoành tráng của Rừng Xà Nu được thể hiện ở: A. Hình ảnh núi rừng với sức sống vô hạn, gợi sức sống của dân tộc. B. Hình ảnh những con người kết tinh bản lĩnh kiên cường bất khuất của dân tộc. C. Âm hưởng của lời văn, giọng kể. D. Cả 3 biểu hiện trên. E. A, B. II. Tự luận:(6 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Phân tích tính dân tộc của bài thơ “Kính gửi cụ Nguyễn Du” của Tố Hữu. Đề 2: Trong tác phẩm “ Người lái đò Sông Đà” Nguyễn Tuân đã miêu tả người lái đò vừa là người lao động, vừa như một nghệ sĩ. Anh (chị) hãy phân tích làm rõ điều đó. B. ĐáP áN I Trắc nghiệm Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C D D C C C C C D D C D II. Tự luận: Đề 1: HS phân tích trên hai ý: Nghệ thuật : - Thể thơ lục bát. - Hình thức “tập Kiều” - Giọng điệu trang trọng, tha thiết. - Hình ảnh, ngôn ngữ cổ kính, hàm súc, đa nghĩa. 2. Nội dung: - Viết về nỗi đau, cuộc đời, tâm sự, tấm lòng của Nguyễn Du – một đại thi hào dân tộc. Từ đó thấy được những bế tắc của ông cha ta trong quá khứ. -Thể hiện sự cảm thông, trân trọng biết ơn với Nguyễn Du. Cách cảm nhận, tiếp nhận và sự đánh giá đúng đắn về các giá trị văn hoá- tinh thần của cha ông ta trong quá khứ. Đề 2: HS phân tích trên 2 ý. 1. Bình dị, đời thường: thể hiện - Ngoại hình - Nghề nghiệp - Thái độ, hành động trước và sau khi vượt thác. 2. Nghệ sĩ tài hoa: - Hiểu biết sâu sắc về đặc điểm của con Sông Đà. - Có một tay lái tài hoa, dũng cảm, vững vàng, giàu kinh nghiệm khi vượt thác Sông Đà. *Lưu ý: Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Tuân

File đính kèm:

  • docDe thi .doc
Giáo án liên quan