Đề thi học kỳ 1 lớp 12 môn sinh học - không phân ban

Câu 1: Để xác định quy luật di truyền chi phối một tính trạng nào đó ở người, người ta thường sử dụng phương pháp nghiên cứu

A. trẻ đồng sinh cùng trứng. B. phả hệ.

C. trẻ đồng sinh khác trứng. D. tế bào.

Câu 2: Hội chứng Tơcnơ ở người có thể xác định bằng phương pháp nghiên cứu

A. trẻ đồng sinh cùng trứng. B. tế bào.

C. phả hệ. D. trẻ đồng sinh.

Câu 3: Trong một gia đình bố mẹ đều bình thường, sinh con đầu lòng bị hội chứng Đao, nếu họ tiếp tục sinh con thì ở lần sinh thứ hai, con của họ

A. chắc chắn bị hội chứng Đao, vì đây là bệnh di truyền.

B. có thể bị hội chứng Đao nhưng với tần số thấp.

C. không bao giờ xuất hiện vì chỉ có một giao tử mang đột biến.

D. không bao giờ bị hội chứng Đao, vì rất khó xảy ra đột biến.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1827 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ 1 lớp 12 môn sinh học - không phân ban, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI HỌC KỲ 1 – LỚP 12 - NĂM HỌC 2007 – 2008 MÔN SINH HỌC 12 - KHÔNG PHÂN BAN Thời gian làm bài: 60 phút; (Đề này có 5 trang) Mã đề thi SINH KPB Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... Mỗi câu hỏi, học sinh chọn một phương án trả lời đúng và ghi vào bảng trả lời Câu 1: Để xác định quy luật di truyền chi phối một tính trạng nào đó ở người, người ta thường sử dụng phương pháp nghiên cứu A. trẻ đồng sinh cùng trứng. B. phả hệ. C. trẻ đồng sinh khác trứng. D. tế bào. Câu 2: Hội chứng Tơcnơ ở người có thể xác định bằng phương pháp nghiên cứu A. trẻ đồng sinh cùng trứng. B. tế bào. C. phả hệ. D. trẻ đồng sinh. Câu 3: Trong một gia đình bố mẹ đều bình thường, sinh con đầu lòng bị hội chứng Đao, nếu họ tiếp tục sinh con thì ở lần sinh thứ hai, con của họ A. chắc chắn bị hội chứng Đao, vì đây là bệnh di truyền. B. có thể bị hội chứng Đao nhưng với tần số thấp. C. không bao giờ xuất hiện vì chỉ có một giao tử mang đột biến. D. không bao giờ bị hội chứng Đao, vì rất khó xảy ra đột biến. Câu 4: Để cắt và nối gen của tế bào cho với ADN của plasmit để tạo ra ADN tái tổ hợp, trong kĩ thuật cấy gen người ta sử dụng A. enzim cắt là restrictaza và enzim nối là lipaza. B. enzim cắt là restrictaza và enzim nối là ligaza. C. enzim cắt là restriclaza và enzim nối là ligaza. D. enzim cắt là restriclaza và enzim nối là lipaza. Câu 5: Đột biến làm giảm số gen trong tế bào nhiều nhất là A. thể ba nhiễm. B. thể đa nhiễm. C. thể khuyết nhiễm. D. thể một nhiễm. Câu 6: Giới hạn năng suất của một giống vật nuôi là do A. tác động của môi trường. B. giống (kiểu gen) quy định. C. kĩ thuật sản xuất quy định. D. mức phản ứng của giống quy định. Câu 7: Các câu sau, câu nào có nội dung không chính xác? A. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể (NST)có thể nhận biết bằng cách quan sát tiêu bản NST dưới kính hiển vi dựa trên sự bắt cặp NST tương đồng. B. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit, xảy ra tại một thời điểm nào đó của ADN. C. Đột biến gen lặn thì không thể di truyền qua thế hệ sau bằng sinh sản hửu tính, chúng chỉ di truyền cho thế hệ sau bằng sinh sản sinh dưỡng. D. Trong thể dị bội, tế bào sinh dưỡng đáng lẽ chứa hai nhiễm sắc thể (NST) ở mỗi cặp tương đồng thì lại chứa 3 NST hoặc chứa 1 NST hoặc nhiều NST hoặc thiếu hẳn 1 cặp NST. Câu 8: Chọn lọc hàng loạt có ưu điểm là A. củng cố biến dị tốt, nhanh có hiệu quả. B. kết hợp được đánh giá kiểu hình với kiểm tra kiểu gen. C. đơn giản dễ làm, ít tốn kém, có thể áp dụng rộng rãi. D. áp dụng với tất cả các tính trạng ở sinh vật. Câu 9: Phép lai giữa bò vàng (Việt Nam) với bò Honsten(Hà Lan) tạo ra bò F1 chịu khí hậu nóng, cho 1000kg sữa/năm, tỷ lệ bơ tăng 4→4,5%, gọi là A. lai kinh tế. B. lai khác loài. C. lai gần. D. lai cải tiến. Câu 10: Để chuyển gen từ sinh vật này sang sinh vật khác người ta có thể dùng thể truyền là A. plasmit của vi khuẩn. B. plasmit của thể khuẩn. C. ADN của thể ăn khuẩn. D. plasmit và thực khuẩn thể. Câu 11: Tiến hoá tiền sinh học là giai đoạn hình thành mầm mống sinh vật đầu tiên với 4 sự kiện chính là: A. Sự tạo thành protein, sự hình thành lớp màng, sự xuất hiện các enzim, sự xuất hiện cơ chế tự sao chép. B. Sự tạo thành axit nucleic, sự hình thành lớp màng, sự xuất hiện các enzim, sự xuất hiện cơ chế tự sao chép. C. Sự tạo thành coaxecva, sự hình thành lớp màng, sự xuất hiện các enzim, sự xuất hiện cơ chế tự sao chép. D. Sự tạo thành chất hữu cơ coaxecva, sự hình thành lớp màng, sự xuất hiện các enzim, sự xuất hiện cơ chế tự sao chép. Câu 12: Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn qua nhiều thế hệ thường gây hiện tượng thoái hoá giống vì A. thể dị hợp giảm, thể đồng hợp tăng trong đó các gen lặn có hại được biểu hiện. B. các gen tồn tại ở trạng thái dị hợp nên gen lặn có hại không biểu hiện. C. các gen tồn tại ở trạng thái đồng hợp trội nên gen lặn có hại không biểu hiện. D. thể đồng hợp giảm, thể dị hợp tăng trong đó các gen lặn có hại được biểu hiện. Câu 13: Thể dị bội là cơ thể có A. tất cả các cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong tế bào sinh dưỡng của cơ thể đều tăng lên hoặc giảm đi. B. một số nhiễm sắc thể trong một số tế bào sinh dưỡng bị đột biến cấu trúc. C. một số gen trong một số tế bào sinh dưỡng của cơ thể bị đột biến. D. số lượng nhiễm sắc thể ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể tương đồng nào đó trong tế bào sinh dưỡng của cơ thể tăng lên hoặc giảm đi. Câu 14: Bệnh chỉ gặp ở nam mà không có ở nữ là bệnh nào sau đây? A. Đao. B. Tớcnơ. C. Mù màu đỏ - lục. D. Claiphentơ. Câu 15: Bệnh Đao do đột biến nào sau đây gây nên? A. Thừa 1 NST số 21 B. Đảo 1 đoạn NST 21 C. Mất 1 đoạn NST 21 D. Lặp 1 đoạn NST 21. Câu 16: Hướng ứng dụng được chú trọng trong phương pháp lai xa ở thực vật là lai giữa các loài A. cây dại chống chịu tốt, kháng sâu bệnh với cây trồng có năng suất cao. B. cây trồng có khả năng chống chịu tốt với nhau. C. cây trồng có năng suất cao với nhau. D. cây dại với cây trồng có năng suất cao. Câu 17: Đối với động vật, trường hợp nào sẽ gây thoái hoá giống? A. Giao phấn ngẫu nhiên. B. Giao phối cận huyết. C. Tự thụ phấn bắt buộc. D. Tạp giao có lựa chọn. Câu 18: Thể đa bội là dạng đột biến mà bộ nhiễm sắc thể A. bị thay đổi về cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể. B. tăng lên theo bội số của bội đơn bội nhưng lớn hơn 2n. C. bị thay đổi về cấu trúc nhiễm sắc thể. D. tăng lên theo bội số của bội lưỡng bội. Câu 19: Những biến đổi do ảnh hưởng của môi trường lên kiểu hình, nhưng không liên quan đến kiểu gen gọi là A. mức phản ứng của kiểu gen. B. biến dị di truyền. C. thường biến. D. mức phản ứng của tính trạng. Câu 20: Tế bào sinh dưỡng của thể tam bội (3n) chứa bộ nhiễm sắc thể (NST), trong đó A. một cặp NST nào đó có 3 chiếc. B. tất cả các cặp NST mà mỗi cặp đều có 3 chiếc. C. một số cặp NST mà mỗi cặp đều có 3 chiếc. D. bộ NST lưỡng bội được tăng lên 3 lần. Câu 21: Cách khắc phục hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa ở thực vật là A. cho giao phối cận huyết. B. gây đột biến đa bội thể. C. gây đột biến cấu trúc NST. D. cho thụ phấn nhân tạo. Câu 22: Người nam bị hội chứng Claifentơ có bộ NST ở dạng nào sau đây? A. 2 NST giới tính X và 1 NST giới tính Y. B. 3 NSTsố 13 hoặc 15. C. 3 NSTsố 16 hay 18. D. 3 NSTsố 21 và 2 NST giới tính. Câu 23: Ở người, hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XYY được hình thành, chứng tỏ đã xảy ra đột biến A. ở giảm phân 1 trong quá trình tạo giao tử ở bố. B. ở giảm phân 1 trong quá trình tạo giao tử ở mẹ. C. ở giảm phân 2 trong quá trình tạo giao tử ở mẹ. D. ở giảm phân 2 trong quá trình tạo giao tử ở bố. Câu 24: Con lai sinh ra từ phép lai P : AAbb x aaBB được tứ bội hoá thành 4n sẽ có kiểu gen là A. AAaaBb. B. AAAAbbbb và aaaaBBBB. C. AAaaBBbb. D. AaBBbb và AAaBBb Câu 25: Muốn vượt mức giới hạn của một giống cây trồng thì cần phải A. chọn giống thuần chủng. B. đáp ứng đúng yêu cầu kĩ thuật. C. cải tiến giống, tạo giống mới. D. tạo môi trường sống phù hợp. Câu 26: Hoá chất cônsixin gây ra đột biến đa bội vì trong quá trình phân bào nó cản trở A. nhiễm sắc thể tự nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép. B. tế bào chất phân chia thành 2 tế bào con. C. sự hình thành thoi vô sắc. D. việc tách đôi của các nhiễm sắc thể kép. Câu 27: Phương pháp không được sử dụng để tạo ra hiện tượng ưu thế lai là A. lai cùng dòng. B. lai khác nòi. C. lai khác dòng. D. lai khác loài. Câu 28: Tần số đột biến ở một gen phụ thuộc vào 1. số lượng gen có trong kiểu gen. 2. đặc điểm cấu trúc của gen. 3. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến. 4. sức chống chịu của cơ thể dưới tác động của môi trường. Phương án đúng là A. (2), (3). B. (2), (4). C. (3), (4). D. (1), (2). Câu 29: Dạng đột biến gen nào sau đây không làm thay đổi thành phần, số lượng nuclêôtit của gen? A. Thêm một cặp nuclêôtit. B. Đảo vị trí các cặp nuclêôtit. C. Mất một cặp nuclêôtit. D. Thay thế cặp A-T bằng cặp G-X. Câu 30: Ưu thế của kĩ thuật di truyền so với các phương pháp lai là A. tạo sinh vật đa bội hoặc dị bội. B. tạo giống mới nhanh và hiệu quả. C. có thể tạo ra các động vật đa bội. D. có thể tạo ra các thực vật đa bội. Câu 31: Để cải tạo giống heo Thuộc Nhiêu – Định Tường, người ta dùng con đực giống Đại bạch để lai cải tiến giống với con cái tốt nhất của giống địa phương. Nếu lấy hệ gen của đực Đại Bạch làm tiêu chuẩn thì ở thế hệ F2 tỷ lệ gen của Đại Bạch trong quần thể là A. 2/3. B. 1/4. C. 3/4 D. 1/2. Câu 32: Phát biểu nào sau đây là đúng về thể đột biến? A. Thể đột biến là cơ thể mang biến dị thường biến đã được biểu hiện ra kiểu hình. B. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng không bao giờ biểu hiện ra kiểu hình. C. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng chưa biểu hiện ra kiểu hình. D. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình. Câu 33: Bệnh phênikêtô niệu do đột biến gen lặn a nằm trên NST thường quy định. Gen là A quy định tính trạng bình thường. Một cặp vợ chồng bình thường có con biểu hiện bệnh thì kiểu gen của cặp vợ chồng này sẽ là A. AA x Aa B. AA x aa C. Aa x AA D. Aa x Aa Câu 34: Hiện nay, một phương pháp sản xuất insulin của người trên quy mô công nghiệp là ứng dụng của A. phương pháp nhân đột biến ở E.coli. B. phương pháp gây đột biến ở vi sinh vật. C. cấy gen vào thực vật. D. cấy gen vào vi khuẩn. Câu 35: Ở hoa liên hình, khi trồng giống hoa thuần chủng có kiểu gen (aa) ở nhiệt độ 200C thì sẽ thu được hoa A. có màu trắng. B. có màu thay đổi tuỳ nhiệt độ. C. có màu trắng hoặc đỏ. D. có màu đỏ. Câu 36: Trong lai tế bào, điều nào sau đây là không đúng? A. Dùng hoócmôn kích thích tế bào lai phát triển thành cơ thể. B. Nuôi các tế bào trần trong cùng môi trường dinh dưỡng chọn lọc. C. Dùng tác nhân kích thích sự dung hợp như virút xênđê, keo hữu cơ… D. Tách nhân tế bào, rồi nuôi chung trong môi trường phù hợp. Câu 37: Nhờ nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng, người ta đã xác định được A. tính trạng trội lặn như da đen là trội so với da trắng… B. quy luật di truyền của một số tính trạng ở người. C. các dị tật , bệnh di truyền liên quan đến cấu trúc di truyền. D. tính trạng nào đó do kiểu gen quyết định hay chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường. Câu 38: Vì sao trong nghiên cứu di truyền người phải áp dụng nhiều phương pháp khác nhau? A. Vì người sinh sản chậm, số con ít. B. Vì người sống thành xã hội có ý thức. C. Vì mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng. D. Vì không thể áp dụng phương pháp như lai, gây đột biến. Câu 39: Theo quan niệm hiện đại, cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là A.   prôtêin và axit nuclêic B.   saccarit và phôtpholipit C.   prôtêin và lipit D.   axit đeoxiribo nucleotit. Câu 40: Tạo ra dạng cây lai tứ bội từ cải bắp và cải củ là công trình nghiên cứu của A. G.D. Cácpêsencô. B. G. Menđen. C. Moócgan. D. Hacdi-Vanbec. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docThi HK 2 Dong Nai.doc