Đề bài :
Câu 1 Cho 3 quả cầu kim loại tích điện cô lập lần lượt tích điện là + 3 C, - 7 C và – 4 C. Khi cho chúng được tiếp xúc với nhau thì điện tích của hệ là
A. – 8 C. B. – 11 C. C. + 14 C. D. + 3 C.
Câu 2 Tại một điểm xác định trong điện trường tĩnh, nếu độ lớn của điện tích thử tăng 8 lần thì độ lớn cường độ điện trường tại đó
A. tăng 8 lần. B. giảm 8 lần.
C. không đổi. D. giảm 4 lần.
Câu 3 Công của lực điện trường khác 0 trong khi điện tích
A. dịch chuyển giữa 2 điểm khác nhau cắt các đường sức.
B. dịch chuyển vuông góc với các đường sức trong điện trường đều.
C. dịch chuyển hết quỹ đạo là đường cong kín trong điện trường.
D. dịch chuyển hết một quỹ đạo tròn trong điện trường.
Câu 4 Về sự tương tác điện, trong các nhận định dưới đây, nhận định sai là
A. Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau.
B. Các điện tích khác loại thì hút nhau.
C. Hai thanh nhựa giống nhau, sau khi cọ xát với len dạ, nếu đưa lại gần thì chúng sẽ hút nhau.
D. Hai thanh thủy tinh sau khi cọ xát vào lụa, nếu đưa lại gần nhau thì chúng sẽ đẩy nhau.
3 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ I khối 11 môn thi Vật lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM 2007 – 2008
Khối 11 Mã đề : 973
Môn thi : Vật lý
Thời gian làm bài : 45phút (không kể thời gian giao đề)
Họ và tên học sinh :
Lớp : 11..
Số báo danh :
Phòng thi :
Mã đề : 973
Đề bài :
Câu
1
Cho 3 quả cầu kim loại tích điện cô lập lần lượt tích điện là + 3 C, - 7 C và – 4 C. Khi cho chúng được tiếp xúc với nhau thì điện tích của hệ là
A. – 8 C. B. – 11 C. C. + 14 C. D. + 3 C.
Câu
2
Tại một điểm xác định trong điện trường tĩnh, nếu độ lớn của điện tích thử tăng 8 lần thì độ lớn cường độ điện trường tại đó
A. tăng 8 lần. B. giảm 8 lần.
C. không đổi. D. giảm 4 lần.
Câu
3
Công của lực điện trường khác 0 trong khi điện tích
A. dịch chuyển giữa 2 điểm khác nhau cắt các đường sức.
B. dịch chuyển vuông góc với các đường sức trong điện trường đều.
C. dịch chuyển hết quỹ đạo là đường cong kín trong điện trường.
D. dịch chuyển hết một quỹ đạo tròn trong điện trường.
Câu
4
Về sự tương tác điện, trong các nhận định dưới đây, nhận định sai là
A. Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau.
B. Các điện tích khác loại thì hút nhau.
C. Hai thanh nhựa giống nhau, sau khi cọ xát với len dạ, nếu đưa lại gần thì chúng sẽ hút nhau.
D. Hai thanh thủy tinh sau khi cọ xát vào lụa, nếu đưa lại gần nhau thì chúng sẽ đẩy nhau.
Câu
5
Trong một điện trường đều, nếu trên một đường sức, giữa hai điểm cách nhau 4 cm có hiệu điện thế 10 V, giữa hai điểm cách nhau 6 cm có hiệu điện thế là
A. 8 V. B. 10 V. C. 15 V. D. 22,5 V.
Câu
6
Khi tăng đồng thời độ lớn của hai điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên gấp đôi thì lực tương tác giữa chúng
A. Tăng lên gấp đôi. B. Giảm đi một nửa
C. Giảm đi bốn lần. D. Không thay đổi.
Câu
7
Biết hiệu điện thế UAB = 10V. Hỏi đẳng thức nào sau đây là đúng
A. VA = 10V. B. VB = 10V.
C. VA - VB = 10V. D. VB - VA = 10V.
Câu
8
Nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 4 lần thì điện dung của tụ
A. tăng 2 lần. B. giảm 4 lần.
C. tăng 4 lần. D. không đổi.
Câu
9
Hạt nào sau đây không thể tải điện
A. Prôtôn. B. Êlectron.
C. Iôn. D. Nơtron.
Câu
10
Trong các nhận xét sau về công suất điện của một đoạn mạch, nhận xét không đúng là:
A. Công suất tỉ lệ thuận với hiệu điện thế hai đầu mạch.
B. Công suất tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua mạch.
C. Công suất tỉ lệ nghịch với thời gian dòng điện chạy qua mạch.
D. Công suất có đơn vị là oát (W).
Câu
11
Hiệu điện thế hai đầu mạch ngoài cho bởi biểu thức nào sau đây ?
A. UN = Ir. B. UN = I(RN + r).
C. UN = E – I.r. D. UN = E + I.r.
Câu
12
Một mạch điện kín gồm một acquy , mạch ngoài có một biến trở R. Khi R = R1 thì dòng điện qua biến trở là 2A và hiệu điện thế mạch ngoài là 10V. Khi biến trở R = R2 thì dòng điện qua biến trở là 1A và hiệu điện thế mạch ngoài là 15V. Điện trở trong của acquy
A. r = 8,33. B. r = 5.
C. r = 3,33. D. r = 10.
Câu
13
Khi ghép n nguồn điện nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là
A. nE và r/n. B. nE nà nr.
C. E và nr. D. E và r/n.
Câu
14
Nếu ghép cả 3 pin giống nhau thành một bộ pin, biết mối pin có suất điện động 3 V thì bộ nguồn sẽ không thể đạt được giá trị suất điện động
A. 3 V. B. 6 V. C. 9 V. D. 5 V.
Câu
15
Một mạch điện gồm nguồn điện có suất điện động 3 V và điện trở trong 1 Ω. Biết điện trở ở mạch ngoài lớn gấp 2 điện trở trong. Dòng điện trong mạch chính là
A. 1/2 A. B. 1 A. C. 2 A. D. 3 A.
Câu
16
Khi nhiệt độ của khối kim loại tăng lên 2 lần thì điện trở suất của nó
A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần.
C. không đổi. D. chưa đủ dự kiện để xác định.
Câu
17
Trong các dung dịch điện phân điện phân , các ion mang điện tích âm là
A. gốc axit và ion kim loại. B. gốc axit và gốc bazơ.
C. ion kim loại và bazơ. D. chỉ có gốc bazơ.
Câu
18
Khi đốt nóng chất khí, nó trở lên dẫn điện vì
A. vận tốc giữa các phân tử chất khí tăng.
B. khoảng cách giữa các phân tử chất khí tăng.
C. các phân tử chất khí bị ion hóa thành các hạt mang điện tự do.
D. chất khí chuyển động thành dòng có hướng.
Câu
19
Người ta kết luận tia catôt là dòng hạt tích điện âm vì
Nó có mang năng lượng.
Khi rọi vào vật nào, nó làm cho vật ấy tích điện âm.
Nó bị điện trường làm lệch hướng.
Nó làm huỳnh quang thuỷ tinh.
Câu
20
Hai điện tích điểm cùng độ lớn 10-4 C đặt trong chân không, để tương tác nhau bằng lực có độ lớn 10-3 N thì chúng phải đặt cách nhau
A. 30000 m. B. 300 m.
C. 90000 m. D. 900 m.
Câu
21
Điều kiện để một vật dẫn điện là
A. vật phải ở nhiệt độ phòng. B. Vật có chứa các hạt tải điện tự do.
C. vật nhất thiết phải làm bằng kim loại. D. vật phải mang điện tích.
Câu
22
Một điện tích Q = -10-6C đặt trong chân không, điện trường tại một điểm cách nó 1m có độ lớn và hướng là
A. 9000 V/m, hướng về phía nó. B. 9000 V/m, hướng ra xa nó.
C. 9.109 V/m, hướng về phía nó. D. 9.109 V/m, hướng ra xa nó.
Câu
23
Cho một mạch điện kín gồm một nguồn điện có suất điện động E = 12V và điện trở trong 3. Mạch ngoài gồm một điện trở R1 = 6 mắc song song với một điện trở R2. Để công suất tiêu thụ trên điện trở R2 đạt giá trị lớn nhất thì R2 phải có giá trị
A. R2 = 1 B. R2 = 2
C. R2 = 3 D. R2 = 4
Câu
24
Một dòng điện không đổi, sau 2 phút có một điện lượng 24 C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cường độ của dòng điện đó là
A. 12 A. B. 1/12 A. C. 0,2 A. D.48A.
Câu
25
Một tụ điện phẳng không khí, hai bản tụ song song cách nhau 2cm. Điện thế tại điểm M nằm trong khoảng giữa hai bản tụ cách bản dương 1,4cm là VM = 30V. Mốc điện thế ở bản âm. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ
A. 45V ; B. 18V; C. 100V; D. 60V;
Câu
26
Hai bóng đèn có điện trở 5 Ω mắc song song và nối vào một nguồn có điện trở trong 1 Ω thì cường độ dòng điện trong mạch là A. Khi tháo một đèn ra thì cường độ dòng điện trong mạch là
A. 1,2 A. B. 1 A. C. 0,833 A. D. 0 A.
Câu
27
Muốn ghép 3 pin giống nhau, mỗi pin có suất điện động 9V, điện trở trong 2Ω thành bộ nguồn 18 V thì điện trở trong của bộ nguồn là
A. 6Ω. B. 4Ω. C. 3Ω. D. 2Ω.
Câu
28
Một bóng đèn ghi 6 V – 6 W được mắc vào một nguồn điện có điện trở trong 2 Ω thì sáng bình thường. Suất điện động của nguồn điện là
A. 6 V. B. 36 V.
C. 8 V. D. 12 V.
Câu
29
Có một lượng kim loại xác định dùng làm dây dẫn. Nếu làm dây với đường kính 1 mm thì điện trở của dây là 16 Ω. Nếu làm bằng dây dẫn có đường kính 2 mm thì điện trở của dây thu được là
A. 8 Ω. B. 4 Ω.
C. 2 Ω. D. 1 Ω.
Câu
30
Khi điện phân dung dịch AgNO3 với cực dương là Ag biết khối lượng mol của bạc là 108. Để trong 1h có 27 gam Ag bám ở cực âm thì cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là
A. 6,7 A. B. 3,35 A.
C. 24124 A. D.108 A.
File đính kèm:
- thi hoc ki I co dap an.doc