Câu 1 :Một vật được gọi là chất điểm khi :
A. Kích thước của vật nhỏ không thể quan sát được.
B. Kích thước của vật nhỏ có thể quan sát được.
C. Kích thước của vật rất nhỏ so với đường đi .
D. Tất cả câu trên đều sai.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 675 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ I môn:vật lý - Khối 10 – thời gian : 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
ĐỀ THI HỌC KỲ I
MÔN:VẬT LÝ - KHỐI 10 – THỜI GIAN :45 PHÚT
Đề 1
Đề này dành cho các lớp X, C, D, B, E
Họ và tên:
Lớp:
Câu 1 :Một vật được gọi là chất điểm khi :
A. Kích thước của vật nhỏ không thể quan sát được.
B. Kích thước của vật nhỏ có thể quan sát được.
C. Kích thước của vật rất nhỏ so với đường đi .
D. Tất cả câu trên đều sai.
Câu 2 : Chọn câu phát biểu đúng.
Chuyển động thẳng đều
A. Là chuyển động thẳng trong đó vận tốc không đổi
B. Là chuyển động mà vật đi được những quảng đường bằng nhau trong những khoãng thời gian bằng nhau
C. Có vetơ vận tốc không đổi về phương, chiều và độ lớn
D. Có quãng đường đi tăng tỉ lệ với vận tốc
Câu 3 : Điền vào chổ trống trong phát biểu sau: “vận tốc của chuyển động thẳng đều là một đại lượng vật lí đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của .và có độ lớn
theo thời gian ”
Vận tốc, thay đổi
Vận tốc, thay đổi
Chuyển động, thay đổi
Chuyển động, không đổi
Câu 4 : Gia tốc là một đại lượng
Đại số đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của chuyển động
Đại số đặc trưng cho tính không đổi của vận tốc
Vectơ đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của chuyển động
Vectơ đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của vận tốc .
Câu 5 : Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều dọc theo trục Ox, trong trường hợp vật xuất phát từ gốc toạ độ O là :
s = v .t
x = xo + vt
x= vt
A và C đều đúng
Câu 6 : Nếu lấy vật làm mốc là xe ôtô đang chạy thì vật nào sau đây được coi là chuyển động :
Người lái xe ngồi trên ôtô.
Cột đèn bên đường
Ô tô
Cả người lái xe lẫn ôtô
Câu 7 : Câu nào đúng ?
Phương trình chuyển dộng của chuyển động thẳng nhanh dần đều .
A. S= v0t + (a và v0 cùng dấu)
B. S= v0t + (a và v0 trái dấu)
C. X= x0 + v0t + (a và v0 cùng dấu)
D . X = x0 + v0t + (a và v0 cùng dấu)
Câu 8 : Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng :
x = 20 + 60 t (x đo bằng kilomet và t đo bằng giờ)
Chất điểm này xuất phát ở đâu? Chuyển động với vận tốc là bao nhiêu?
A. Ở điểm O, với vận tốc 20km/h
B. Ở điểm O, vối vận tốc 60km/h
C. Ở điểm C cách O 20km với vận tốc 20km/h
D. Ở điểm C cách điểm O 20km, với vận tốc 60km/h
Câu 9 : Khi ôtô đang chạy với vận tốc 10m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ôtô chuyển động nhanh dần dần, Sau 20s, ôtô đạt vận tốc 14m/s. Gia tốc của ôtô là :
A. a = 0,7 m/s2
B. a = - 0,2 m/s2
C. a = 0,2 m/s2
D. a = 1,4 m/s2
Câu 10 : Tốc độ góc w của một điểm trên trái đất đối với trục trái đất là bao nhiêu ?
A. w = 7,27.10-4 rad/s
B .w = 7,27.10-5 rad/s
C. w = 6,20.10-6 rad/s
D. w = 5,42.10-5 rad/ s
Câu 11 : Hai xe tải giống nhau, mỗi xe có khối lượng 3.104kg, ở xa nhau 50m. Lực hấp dẫn giữa hai xe là :
A. 2,4 . 10-3 (N)
B. 2,4 . 10 -5 (N)
C. 4,2 . 10-5 (N)
D. 4,2 . 10-3 (N)
Câu 12 : 1 lò xo được giữ cố định ở một đầu, đầu kia chịu môt lực kéo 4,5N. khi ấy lò xo dãn ra 3cm. độ cứng của lò xo là bao nhiêu .
A. 30 N/m
B. 25 N/m
C. 150 N/m
D. 1,5 N/m
Câu 13 : Chỉ ra phát biểu sai trong các phát biểu sau:
A. Lực là nguyên nhân làm cho vật bị biến dạng hoặc làm cho vật chuyển động.
B. Lực là đại lượng vectơ.
C. Lực tác dụng lên vật và gây ra gia tốc cho vật.
D. Có thể tổng hợp các lực đồng quy theo quy tắc hình bình hành.
Câu 14 : Một hợp lực 2 N tác dụng vào vật khối lượng 2 kg lúc đầu đứng yên trong khoảng thời gian 2 s. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó là:
A. 1 m
B. 4 m
C. 2 m
D. 8 m
Câu 15 : Có một chất điểm khối lượng 4 kg, đang chuyển động với vận tốc 18 km/h thì chịu tác dụng của lực F nên chuyển động chậm dần đều thêm một đoạn s = 10 m thì dừng lại. Tính độ lớn lực F?
A. 2 N
B. 8 N
C. 7,2 N
D. 2,5 N
Câu 16 : Chọn phát biểu sai về cặp lực và phản lực.
A. Chúng ngược chiều nhưng cùng giá.
B. Chúng cùng độ lớn và cùng chiều.
C. Chúng cùng giá và cùng độ lớn.
D. Chúng ngược chiều và khác điểm đặt.
Câu 17 : Chọn phát biểu sai về chuyển động ném ngang.
A. Tầm ném xa tỉ lệ với vận tốc ban đầu và độ cao ban đầu của vật.
B. Quỹ đạo chuyển động của vật là một nhánh Parabol.
C. Thời gian chuyển động của vật bị ném ngang bằng thời gian rơi tự do của vật ở cùng một độ cao.
D. Thời gian chuyển động của vật ném ngang phụ thuộc vào độ cao và vận tốc ban đầu của vật.
Câu 18 : Chọn phát biểu sai về lực đàn hồi của lò xo.
A. Ngoại lực gây biến dạng càng lớn thì độ biến dạng đàn hồi càng lớn.
B. Lực đàn hồi của lò xo chỉ có ở hai đầu, không có ở các điểm phía trong của lò xo.
C. Lực đàn hồi của lò xo có ở hai đầu lò xo và điểm đặt ở hai vật gây biến dạng tiếp xúc với lò xo.
D. Nếu lò xo bị biến dạng dãn, lực đàn hồi của lò xo hướng vào trong.
Câu 19 : Chọn phát biểu đúng.
A. Gia tốc vật thu được luôn cùng hướng với lực tác dụng.
B. Với cùng một vật, gia tốc vật thu được luôn tỉ lệ thuận với lực tác dụng.
C. Với cùng một lực tác dụng, gia tốc mà vật thu được tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
D. Vật luôn chuyển động theo hướng của lực tác dụng.
Câu 20: Một vật nặng 82 kg trượt trên sàn nhà có hệ số ma sát giữa vật và sàn là 0,3. Tính lực ma sát trựơt tác dụng lên vật? Lấy g = 10 m/s2.
A. 24,6 N
B. 820 N
C. 273,3 N
D. 246 N
Câu 21: Một ôtô tải khối lượng 8 tấn Chuyển động đều qua cầu với tốc độ 20 m/s. Cầu có dạng một cung tròn bán kính 200 m. Lấy g = 10m/s2. tính áp lực của ôtô lên cầu?
A. 64 N
B. 96 N
C. 80 N
D. 160 N
Bài toán này dành cho các câu 22, 23, 24, 25
Cùng một lúc hai xe đi qua hai địa điểm A và B cách nhau 320 m, đi ngược chiều nhau. Xe thứ nhất đi qua A với vận tốc 6 m/s, chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,2 m/s2â , xe thứ hai đi qua B với vận tốc 10 m/s, chuyển động thẳng nhanh dần đều về A với gia tốc 0,2 m/s2. Chọn trục toạ độ Ox trùng với đường thẳng AB, gốc toạ độ tại A, chiều dương từ A đến B. Gốc thời gian lúc hai xe thứ nhất di qua hai địa điểm đó.
Câu 22: Phương trình chuyển động của hai ôtô là:
A. xA= 6 t + t2 ; xB = 0,1 t2 + 10 t + 320
B. xA= 0,1 t2 + 6 t ; xB = 0,1 t2 - 10 t + 320
C. xA= 6 t - t2 ; xB = 0,1 t2 + 10 t
D. xA= - 0,1 t2 + 6 t ; xB = - 0,1 t2 + 10 t
Câu 23: Thời gian hai xe đã đi để gặp nhau:
A. 10 giây
B. 20 giây
C. 15 giây
D. 30 giây
Câu 24: Điểm gặp nhau cách A:
A. 80 m
B. 100 m
C. 180 m
D. 160 m
Câu 25: Quãng đường hai xe đi để gặp nhau là:
A. Xe A: sA = 160 m ; Xe B : sB = 80 m
B. Xe A: sA = 100 m ; Xe B : sB = 220 m
C. Xe A: sA = 160 m ; Xe B : sB = 160 m
D. Xe A: sA = 80 m ; Xe B : sB = 240 m
Học sinh đánh lựa chọn của mình vào ô này
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
A
B
C
D
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
A
B
C
D
File đính kèm:
- THi KTra Hk.doc