Câu 1: Chọn câu sai: Trong phản ứng : 2FeCl2 + Cl2 2 FeCl3
A. ion Fe2+ bị oxi hóa. B. ion Fe2+ oxi hóa nguyên tử Cl.
C. ion Fe2+ khử nguyên tử Cl. D. nguyên tử Cl oxi hóa ion Fe2+.
Câu 2: Nguyên tử nhôm có bán kính 0,143 nm và có khối lượng 27 u. Khối lượng riêng của nguyên tử nhôm là:
A. 3,66 kg/ cm3 B. 3,77 g/ cm3 C. 3,66 g/ cm3 D. 3,66 tấn/ lít
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ I năm học 2007-2008 môn hoá học 10 – chương trình nâng cao thời gian làm bài: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế
Trường THPT Đặng Huy Trứ
ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2007-2008
Môn Hoá học 10 – CT Nâng cao
Thời gian làm bài: 45 phút.
(30 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 570
Họ, tên học sinh:..........................................................................
Lớp:...................
Lưu ý: Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
Câu 1: Chọn câu sai: Trong phản ứng : 2FeCl2 + Cl2 " 2 FeCl3
A. ion Fe2+ bị oxi hóa. B. ion Fe2+ oxi hóa nguyên tử Cl.
C. ion Fe2+ khử nguyên tử Cl. D. nguyên tử Cl oxi hóa ion Fe2+.
Câu 2: Nguyên tử nhôm có bán kính 0,143 nm và có khối lượng 27 u. Khối lượng riêng của nguyên tử nhôm là:
A. 3,66 kg/ cm3 B. 3,77 g/ cm3 C. 3,66 g/ cm3 D. 3,66 tấn/ lít
Câu 3: Nguyên tử Y có hoá trị cao nhất đối với oxi gấp 3 lần hoá trị trong hợp chất khí với hiđro. Gọi X là công thức hợp chất oxit cao nhất, Z là công thức hợp chất khí với hiđro của Y. Tỉ khối hơi của X đối với Z là 2,353. Nguyên tử khối của Y bằng
A. 79 B. 16 C. 32 D. 19
Câu 4: Cho biết số thứ tự của Fe là 26. Chọn câu đúng :
A. Fe thuộc chu kỳ 4, nhóm VIIIB
B. Cấu hình electron của Fe2+ là: 1s22s22p63s23p63d44s2.
C. Ion Fe2+ có electron thuộc phân lớp ngoài cùng bán bão hòa.
D. Các ion Fe2+ và Fe3+ đều có cấu hình electron bền của khí hiếm.
Câu 5: Phát biểu nào dưới đây về cấu tạo vỏ nguyên tử là KHÔNG chính xác?
A. Lớp thứ n luôn có 2n2 electron
B. Lớp thứ n luôn có n2 obitan
C. Lớp thứ n luôn có n phân lớp
D. Số obitan của các phân lớp s, p, d, f lần lượt là 1, 3, 5, 7.
Câu 6: Một kim loại X có tổng số các hạt proton, nơtron, electron là 34. X là kim loại nào sau đây:
A. Na B. K C. Rb D. Li
Câu 7: Chọn câu sai : Trong nhóm A, khi Z giảm thì
A. bán kính nguyên tử giảm. B. tính phi kim tăng.
C. tính kim loại giảm. D. độ âm điện giảm.
Câu 8: Hợp chất tạo ra giữa nhôm 13Al và lưu huỳnh 16S có công thức là:
A. Al2S B. Al3S6 C. Al3S2 D. Al2S3
Câu 9: Kim loại 52Cr có cấu trúc tinh thể với phần rỗng trong tinh thể chiếm 32%. Khối lượng riêng của kim loại Cr là 7,19 gam/cm3. Bán kính nguyên tử tương đối của nguyên tử Cr là
A. 1,15nm. B. 1,25. C. 1,25nm. D. 1,55.10-10cm.
Câu 10: Phân lớp ngoài cùng của hai nguyên tử A, B lần lượt là 3p và 4s. Biết tổng số electron của hai phân lớp bằng 7 và phân lớp 4s của nguyên tử B chưa bão hòa electron. Chọn câu đúng:
A. A là kim loại, B là khí hiếm. B. A là khí hiếm, B là phi kim.
C. A là phi kim, B là kim loại. D. A là khí hiếm, B là kim loại .
Câu 11: Chọn câu sai: Cho phản ứng : 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2. Phản ứng trên
A. Là phản ứng xảy ra trong dung dịch. B. Là phản ứng phân hủy.
C. Là phản ứng oxi hóa - khử. D. Là phản ứng nhiệt phân.
Câu 12: Chọn câu sai: Nguyên tử và ion tạo ra từ nguyên tử đó có đặc điểm chung là
A. có cùng số nơtron. B. có cùng số khối.
C. có cùng số electron. D. có cùng số proton.
Câu 13: Độ phân cực của các liên kết tăng dần theo thứ tự nào sau đây?
A. BCl3 < AlCl3 < MgCl2 < NaCl. B. MgCl2 < AlCl3 < NaCl < BCl3.
C. AlCl3 < MgCl2 < BCl3 < NaCl. D. NaCl < AlCl3 < MgCl2 < BCl3.
Câu 14: Giữa 2 nguyên tố 11X và 35Y có thể tạo được mối liên kết nào sau đây?
A. Liên kết cộng hóa trị không phân cực B. Liên kết cộng hóa trị phân cực.
C. Một loại liên kết khác. D. Liên kết ion.
Câu 15: Kiểu mạng tinh thể nào thường có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?
A. Mạng tinh thể kim loại. B. Mạng tinh thể nguyên tử.
C. Mạng tinh thể phân tử. D. Mạng tinh thể ion.
Câu 16: Chọn phát biểu sai:
A. Quá trình cho electron được gọi là sự oxi hoá. Quá trình nhận electron được gọi là sự khử.
B. Chất oxi hoá là chất chứa nguyên tố cho electron, chất khử là chất chứa nguyên tố nhận electron.
C. Trong phản ứng trao đổi không có sự cho hay nhận electron.
D. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một hay vài nguyên tố.
Câu 17: Ba nguyên tử X,Y, Z có tổng số điện tích hạt nhân bằng 16+, hiệu số đơn vị điện tích hạt nhân của X và Y là 1. Tổng số electron trong ion XY3- là 32. X,Y, Z lần lượt là
A. C, H, F B. O, N, H C. O, S, H D. N, O, H
Câu 18: Trường hợp nào sau đây các phân tử chỉ có liên kết s ?
A. H2S, Br2, CH4 B. PH3, CCl4, SiO2 C. N2, CO2, NH3 D. Cl2, N2, H2O
Câu 19: Nguyên tử R có tổng số các hạt cơ bản là 52, số hạt không mang điện lớn gấp 1,059 lần số hạt mang điện dương. Kết luận nào sau đây không đúng với R?
A. R là phi kim.
B. Trạng thái cơ bản của R có 3 electron độc thân.
C. R có số khối là 35.
D. Điện tích hạt nhân của R là 17+.
Câu 20: Nguyên tử X tạo được ion X- có 116 hạt gồm proton, electron và nơtron, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26 .Công thức oxit cao nhất và hiđroxit cao nhất là công thức nào sau đây?
A. X2O7, X(OH)7 B. X2O5, HXO3 C. X2O7, HXO4 D. HXO4, X2O7
Câu 21: Trường hợp nào sau đây trong tất cả các phân tử đều có liên kết pi ?
A. Br2, CCl4, NH3 B. C2H4, CO2, N2 C. CH4, N2, Cl2 D. Cl2, H2S, H2O
Câu 22: Cho các nguyên tử 4Be ; 11Na ; 12Mg ; 19K. Chiều giảm dần tính bazơ của các hydroxýt là :
A. Be(OH)2 > Mg(OH)2 > NaOH > KOH.
B. Mg(OH)2 > Be(OH)2 > KOH > NaOH.
C. KOH > NaOH > Mg(OH)2 > Be(OH)2.
D. Be(OH)2 > Mg(OH)2 > KOH > NaOH.
Câu 23: Các ion ; ; ; có
A. bán kính giống nhau. B. số khối giống nhau.
C. số electron giống nhau. D. số proton giống nhau
Câu 24: Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nào sau đây không đúng?
A. 1s22s2 B. 1s22s22p63s2 C. 1s22s22px1 D. 1s22s22px23s2
Câu 25: Nguyên tử R có 38 hạt mang điện và 20 hạt không mang điện, kí hiệu nào sau đây đúng?
A. B. R C. D.
Câu 26: Số proton, nơtron, electron trong ion Cd2+ lần lượt là
A. 48, 64, 50 B. 48, 64, 48 C. 46, 64, 48 D. 48, 64, 46
Câu 27: Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kỳ 3 của bảng HTTH. Y tạo được hợp chất khí với hidro và công thức oxit cao nhất là YO3. Nguyên tố Y tạo với kim loại M cho hợp chất có công thức MY2 trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. M là:
A. Fe B. Mg C. Zn D. Cu
Câu 28: Cho các chất, ion sau: Br -, Na2S , NO2, Fe2+, SO2, Fe3+, N2O5, MnO, Na, Cu. Các chất ion nào vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa?
A. Na2S , Fe3+, N2O5 , MnO B. MnO, Na, Cu
C. NO2, Fe2+, SO2, MnO. D. Br -, Na2S , NO2, Fe2+
Câu 29: Cho các phản ứng hóa học sau: FeS + HNO3 " Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO2↑ + H2O Hệ số cân bằng của các chất tham gia phản ứng trên lần lượt là:
A. 1; 12 B. 1; 6
C. 3; 12 D. 2; 12
Câu 30: Cho các nguyên tố 5B ; 6C ; 7N ; 13Al. Chiều giảm dần tính axit của các hydroxýt tương ứng là:
A. HNO3 > H2CO3 > HAlO2 > H3BO3. B. HNO3 > H2CO3 > H3BO3 > HAlO2.
C. HAlO2 > H3BO3 > H2CO3 > HNO3. D. H3BO3 > HAlO2 > H2CO3 > HNO3.
---------------------------------------------------------- HẾT ----------
BẢNG TRẢ LỜI
Tô đen vào ô tròn tương ứng đáp án được chọn
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
A
B
C
D
Câu
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
A
B
C
D
File đính kèm:
- kthk1Dang Huy tru570.doc