Đề thi học kỳ I – Năm học 2008 - 2009 môn Văn – Khối 12 – Ban cơ bản

Câu 1:( 2 điểm)

 

Trình bày ngắn gọn quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh.

 

Câu 2: ( 3 điểm)

Viết một bài văn ngắn ( khoảng 30 dòng) với nội dung :

“Tình cảm gia đình là nguồn hạnh phúc lớn lao của con người.”

 

Câu 3: ( 5 điểm)

Cảm nhận của anh ( chị) về cảnh thiên nhiên Tây Bắc qua đoạn thơ sau trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng:

“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.”

( Ngữ Văn 12-tập một)

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ I – Năm học 2008 - 2009 môn Văn – Khối 12 – Ban cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC KỲ I – Năm học 2008 - 2009 MÔN VĂN – KHỐI 12 – Ban cơ bản. Thời gian làm bài : 150 phút ( Không kể thời gian phát đề ) Câu 1:( 2 điểm) Trình bày ngắn gọn quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh. Câu 2: ( 3 điểm) Viết một bài văn ngắn ( khoảng 30 dòng) với nội dung : “Tình cảm gia đình là nguồn hạnh phúc lớn lao của con người.” Câu 3: ( 5 điểm) Cảm nhận của anh ( chị) về cảnh thiên nhiên Tây Bắc qua đoạn thơ sau trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng: “ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.” ( Ngữ Văn 12-tập một) HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN KIỂM TRA HỌC KÌ I-Năm học 2008-2009 Lớp 12- Ban cơ bản A.Yêu cầu chung: 1.Yêu cầu về kiến thức: - HS phải nắm được kiến thức đã học một cách cơ bản, có hệ thống. - Kiến thức phải được tái hiện một cách chính xác trong bài làm của HS. 2. Yêu cầu về kĩ năng: HS phải có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào việc giải quyết yêu cầu của đề ra, đặc biệt là các kĩ năng tìm ý, lập dàn ý, kĩ năng lập luận, kĩ năng xây dựng đoạn văn... 3.Yêu cầu về trình bày: - Bài làm phải có bố cục đầy đủ, diễn đạt mạch lạc,văn có cảm xúc, đúng chính tả. - Trình bày sạch, đẹp. B. Yêu cầu cụ thể: 1.Câu 1 : ( 2 điểm) *Nội dung: - HCM coi văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp Cách Mạng. Nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận: “ Nay ở trong thơ nên có thép. Nhà thơ cũng phải biết xung phong” -HCM luôn coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Tính chân thật được coi là thước đo giá trị văn chương nghệ thuật; có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ. -Khi cầm bút, HCM luôn xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung, hình thức của tác phẩm. *Biểu điểm: ·Điểm 2: Học sinh trình bày đủ 3 ý trên, diễn đạt trôi chảy, không sai chính tả. ·Điểm 1,5: +Học sinh trình bày đủ 3 ý trên,còn lúng túng trong diễn đạt hoặc sai ngữ pháp, sai chính tả, chữ viết cẩu thả. +Học sinh diễn đạt tốt nhưng chỉ trình bày được 2/3 ý. ·Điểm 1: Học sinh trình bày chỉ được 1/2 ý, diễn đạt rõ ràng, ít lỗi chính tả, dùng từ. ·Điểm 0,5: Học sinh trình bày chỉ được 1/3 ý, còn lỗi diễn đạt, dùng từ và chính tả. ·Điểm 0: Học sinh không đáp ứng đựơc các ý đã nêu. 2. Câu 2: ( 3 điểm) Viết một bài văn ngắn ( khoảng 30 dòng) với nội dung : “Tình cảm gia đình là nguồn hạnh phúc lớn lao của con người.” * Yêu cầu: - Kỹ năng : + Viết một bài văn ngắn khoảng 30 dòng có đầy đủ 3 phần : mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn.Bố cục chặt chẽ. +Có kỹ năng lập luận, lý giải vấn đề một cách thuyết phục. - Kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, cơ bản có các ý sau: +Tình cảm gia đình là cách cư xử, tình thương yêu, sự quan tâm chăm sóc của những người trong gia đình với nhau. + Tác dụng: Tạo cơ sở cho lòng hiếu thảo, hòa thuận ; làm nền tảng cho những tâm hồn đẹp đẽ , trong sáng, hướng thiện,biết yêu thương người xung quanh, yêu nhân loại. Mang hạnh phúc đến cho người khác và bản thân người trao tặng. + Dẫn chứng trong thực tế, trong văn chương . + Phê phán lối sống ích kỷ, vô cảm. + Bài học của bản thân. *Biểu điểm: · Điểm 3:HS trình bày đủ ý, diễn đạt trôi chảy,thuyết phục, có sáng tạo. ·.Điểm 2:Viết được một đoạn văn ba phần, có ý nhưng còn lúng túng trong diễn đạt. · Điểm 1- 1,5:Viết chung chung, bố cục chưa rõ, còn nhiều lỗi diễn đạt. · Điểm 0: Không trình bày được gì hoặc viết đoạn ngắn không có nội dung hay nội dung hoàn toàn sai lạc. 3. Câu 3: (5 điểm) *Yêu cầu: -Kỹ năng:Biết làm bài nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc hiểu để phát biểu cảm nhận về đoạn thơ trữ tình. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp. -Kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, những đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ, học sinh trình bày những cảm xúc, ấn tượng của riêng mình về thiên nhiên Tây Bắc: + Cảnh thiên nhiên hiểm trở, dữ dội. + Cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng. +Trên nền cảnh ấy là hình ảnh người lính Tây Tiến oai hùng, trẻ trung, tinh nghịch. * Biểu điểm: · Điểm 4-5:HS trình bày theo đúng yêu cầu về kỹ năng, nêu được cảm xúc mang màu sắc cá nhân,diễn đạt trôi chảy,trích dẫn chọn lọc và chính xác. ·.Điểm 2-3: Trình bày đúng hướng, tuy nhiên còn máy móc, thiên về phân tích , ít bộc lộ cảm xúc riêng, thiếu lập luận để làm bật trọng tâm của đề.Diễn đạt đôi chỗ lúng túng. · Điểm 1- 1,5:Viết chung chung, bố cục chưa rõ, nội dung còn hạn chế ,còn nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả. · Điểm 0: Không trình bày được gì hoặc viết đoạn ngắn không có nội dung hoặc nội dung hoàn toàn sai lạc.

File đính kèm:

  • docDe Thi HK ILop 12.doc
Giáo án liên quan