I - TRẮC NGHIỆM (7 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0,35 điểm)
Câu 1: Một ống dây có hệ số tự cảm L = 0,1 H, cường độ dòng điện qua ống dây giảm đều đặn từ 2A về 0 trong khoảng thời gian là 4 s. Suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống trong khoảng thời gian đó là:
A. 0,05 V. B. . 0,03 V. C. 0,06 V. D. 0,04 V.
Câu 2: Tia sáng đi từ thuỷ tinh (n1 = 1,5) đến mặt phân cách với nước (n2 = 4/3). Điều kiện của góc tới i để không có tia khúc xạ trong nước là:
A. i ≤ 62044’. B. i ≥ 41048’. C. i ≥ 62044’. D. i ≤ 48035’.
Câu 3: Tính chất cơ bản của từ trường là:
A. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.
B. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.
C. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó.
D. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Chiếu một chùm sáng vào mặt bên của một lăng kính đặt trong khong khí:
A. Góc tới r’ tại mặt bên thứ hai bé hơn góc ló i’.
B. Chùm sáng bị lệch đi khi đi qua lăng kính.
C. Góc khúc xạ r bé hơn góc tới i.
D. Luôn luôn có chùm tia sáng ló ra khỏi mặt bên thứ hai.
4 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 718 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ II môn Vật lí 11 (kèm các mã đề và đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẮC HÀ
(Đề thi gồm 3 trang)
ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN VẬT LÍ 11
NĂM HỌC 2010 - 2011
Thời gian làm bài: 45 phút.
Mã đề thi: 001
Họ, tên học sinh:Lớp: 11 A.
Tổng điểm
Điểm trắc nghiệm
Điểu tự luận
Phiếu trả lời trắc nghiệm đề 001
Số thứ tự câu trả lời dưới đây ứng với số thứ tự câu trắc nghiệm trong đề. Đối với mỗi câu trắc nghiệm, học sinh chọn và tô kín một ô tròn tương ứng với phương án trả lời đúng.
01. { | } ~ 06. { | } ~ 11. { | } ~ 16. { | } ~
02. { | } ~ 07. { | } ~ 12. { | } ~ 17. { | } ~
03. { | } ~ 08. { | } ~ 13. { | } ~ 18. { | } ~
04. { | } ~ 09. { | } ~ 14. { | } ~ 19. { | } ~
05. { | } ~ 10. { | } ~ 15. { | } ~ 20. { | } ~
I - TRẮC NGHIỆM (7 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0,35 điểm)
Câu 1: Một ống dây có hệ số tự cảm L = 0,1 H, cường độ dòng điện qua ống dây giảm đều đặn từ 2A về 0 trong khoảng thời gian là 4 s. Suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống trong khoảng thời gian đó là:
A. 0,05 V. B. . 0,03 V. C. 0,06 V. D. 0,04 V.
Câu 2: Tia sáng đi từ thuỷ tinh (n1 = 1,5) đến mặt phân cách với nước (n2 = 4/3). Điều kiện của góc tới i để không có tia khúc xạ trong nước là:
A. i ≤ 62044’. B. i ≥ 41048’. C. i ≥ 62044’. D. i ≤ 48035’.
Câu 3: Tính chất cơ bản của từ trường là:
A. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.
B. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.
C. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó.
D. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Chiếu một chùm sáng vào mặt bên của một lăng kính đặt trong khong khí:
A. Góc tới r’ tại mặt bên thứ hai bé hơn góc ló i’.
B. Chùm sáng bị lệch đi khi đi qua lăng kính.
C. Góc khúc xạ r bé hơn góc tới i.
D. Luôn luôn có chùm tia sáng ló ra khỏi mặt bên thứ hai.
Câu 5: Một electron bay vào không gian có từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2 T với vận tốc ban đầu v0 = 2.105 m/s vuông góc với . Lực Lorenxơ tác dụng vào electron có độ lớn là:
A. 6,4.10-15 N. B. 3,2.10-14 N. C. 6,4.10-14 N. D. 3,2.10-15 N.
Câu 6: Đơn vị của từ thông là:
A. Vôn (V). B. Vêbe (Wb). C. Ampe (A). D. Tesla (T).
Câu 7: Tại tâm của một dòng điện tròn cường độ 5 A cảm ứng từ đo được là 31,4.10-6T. Đường kính của dòng điện đó là:
A. 26 cm. B. 10 cm. C. 22 cm. D. 20 cm.
Câu 8: Hai thấu kính có tiêu cự lần lượt f1 = 40cm, f2 = - 20cm ghép đồng trục chính. Muốn cho một chùm tia tới song song sau khi qua hệ hai thấu kính cho chùm tia ló song song thì khoảng cách giữa hai thấu kính là:
A. 10cm. B. 60cm. C. 20cm. D. 40cm.
Câu 9: Chiếu một chùm tia sáng đơn sắc song song trong không khí tới mặt nước (n = 4/3) với góc tới 450. Góc hợp bởi tia khúc xạ và tia tới là:
A. 12058’. B. 450. C. 25032’. D. 70032’.
Câu 10: Từ thông Φ qua một khung dây biến đổi, trong khoảng thời gian 0,2 s từ thông giảm từ 1,2 Wb xuống còn 0,4 Wb. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung có độ lớn bằng:
A. 6 V. B. 4 V. C. 2 V. D. 1 V.
Câu 11: Với một tia sáng đơn sắc, chiết suất tuyệt đối của nước là n1, của thuỷ tinh là n2. Chiết suất tỉ đối khi tia sáng đó truyền từ nước sang thuỷ tinh là:
A. n12 = n1 - n2 B. n21 = n2/n1 C. n21 = n2 - n1 D. n21 = n1/n2
Câu 12: Một vật sáng đặt trên trục chính của một thấu kính hội tụ cho ảnh thật cách vật 80cm và cao gấp 3 lần vật. Tiêu cực của thấu kính là:
A. 45cm. B. 40cm. C. 15cm. D. 20cm.
Câu 13: Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong một mạch kín được xác định theo công thức:
A. B. C. D.
Câu 14: Chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện, thường được xác định bằng quy tắc:
A. vặn đinh ốc 2. B. bàn tay phải. C. bàn tay trái. D. vặn đinh ốc 1.
Câu 15: Đặt một vật sáng nhỏ vuông góc với trục chính của thấu kính, cách thấu kính 15cm. Thấu kính cho ảnh ảo lớn gấp hai lần vật. Tiêu cự của thấu kính đó là:
A. 30cm. B. 10cm. C. -20cm. D. -30cm.
Câu 16: Điểm cực viễn của mắt là:
A. Điểm mà mắt có thể nhìn thấy rõ nhất.
B. Điểm xa mắt nhất mà khi đặt vật tại đó mắt còn có thể thấy rõ.
C. Điểm gần mắt nhất mà khi đặt vật tại đó mắt còn có thể thấy rõ.
D. Điểm có vị trị xa mắt nhất.
Câu 17: Ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ
A. Luôn lớn hơn vật. B. Luôn nhỏ hơn vật.
C. Luôn cùng chiều với vật. D. Có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật.
Câu 18: Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự 0,5 cm và thị kính có tiêu cự 2 cm, khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 12,5 cm. Cho Đ = 20 cm, độ bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực là:
A. 200 lần. B. 250 lần. C. 300 lần. D. 175 lần.
Câu 19: Trên vành kính lúp có ghi x10, tiêu cự của kính là:
A. f = 2,5 m. B. f = 10 cm. C. f = 2,5 cm. D. f = 10 m.
Câu 20: Đặt vật AB = 2 cm trước thấu kính phân kỳ có tiêu cự f = - 12 cm, cách thấu kính một khoảng d = 12 cm thì ta thu được
A. ảnh ảo A’B’, cùng chiều với vật, vô cùng lớn.
B. ảnh ảo A’B’, cùng chiều với vật, cao 1 cm.
C. ảnh thật A’B’, ngược chiều với vật, cao 4 cm.
D. ảnh thật A’B’, ngược chiều với vật, vô cùng lớn.
II – TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 21: Viết công thức tính độ tự cảm của ống dây (có giải thích)?
..
..
..
..
..
..
..
Câu 22: Nêu các tật ở mắt và cách khắc phục.
..
..
..
..
..
..
..
..
Câu 23: Một ống dây dài có độ tự cảm L = 3mH, Xác định năng lượng của từ trường bên trong ống dây khi có dòng điện cường độ 2A chạy qua nó.
..
..
..
..
..
..
..
Dữ kiện sau để làm câu 24 và câu 25: Cho hai thấu kính hội tụ L1, L2 có tiêu cự lần lượt là 20 cm và 25 cm, đặt đồng trục và cách nhau một khoảng l = 80 cm. Vật sáng AB đặt trước L1 một đoạn 30 cm, vuông góc với trục chính của hai thấu kính.
Câu 24: Xác định vị trí của ảnh sau cùng tạo bởi quang hệ.
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
Câu 25: Xác định tính chất của ảnh và độ phóng đại của ảnh tạo bởi quang hệ.
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
-------------------- HẾT --------------------
Duyệt đề Ngày tháng năm 2011
Lãnh đạo nhà trường
TTCM
( Ký, ghi rõ họ tên )
( Ký, ghi rõ họ tên )