Câu 1: Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là:
A. Sự ngưng tụ. B. Sự nóng chảy. C. Sự sôi. D. Sự bay hơi.
Câu 2: Một viên bi được thả rơi không vận tốc đầu từ độ cao 6m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Tìm độ cao của viên bi mà tại đó động năng lớn gấp đôi thế năng?
A. 2,5 m B. 3m C. 2m D. 1m
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 971 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ II năm học 2010-2011 môn vật lý khối 10 ban cơ bản thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010-2011
MÔN VẬT LÝ KHỐI 10 BAN CƠ BẢN
Thời gian làm bài: 45 phút.
(Không kể thời gian phát đề)
------------------------Y°Y-----------------------
Mã đề: 321
Họ và tên:..........................................................Lớp:...................
SBD:............................................................................................
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 1: Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là:
A. Sự ngưng tụ. B. Sự nóng chảy. C. Sự sôi. D. Sự bay hơi.
Câu 2: Một viên bi được thả rơi không vận tốc đầu từ độ cao 6m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Tìm độ cao của viên bi mà tại đó động năng lớn gấp đôi thế năng?
A. 2,5 m B. 3m C. 2m D. 1m
Câu 3: Một bóng đèn dây tóc chứa khí trơ ở nhiệt độ và áp suất 0,64 atm. Khi đèn cháy sáng, áp suất khí trong đèn tăng lên 1,2 atm và không làm vỡ bóng đèn. Coi dung tích của bóng đèn không đổi. Nhiệt độ của khí trong đèn khi cháy sáng là:
A. B. C. D.
Câu 4: Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể ?
A. Viên kim cương B. Hạt muối C. Cốc thủy tinh D. Miếng thạch anh
Câu 5: Kết luận nào sau đây về chất lỏng là đúng? Dưới áp suất chuẩn:
A. Mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ bất kỳ và thay đổi.
B. Mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ xác định và thay đổi.
C. Mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ xác định và không đổi.
D. Mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ bất kỳ và không đổi.
Câu 6: Biểu thức đúng của định lý động năng là:
A. B.
C. D.
Câu 7: Đơn vị động lượng là đơn vị nào sau đây:
A. kg.m/s B. kg.m/s2 C. kg.m2/s D. kg.m.s
Câu 8: Một động cơ nhiệt nhận nhiệt lượng 5000J từ nguồn nóng và thực hiện công 4500J . Độ biến thiên nội năng của động cơ nhiệt là:
A. B. C. D.
Câu 9: Chiều của lực căng bề mặt chất lỏng có tác dụng:
A. Giữ cho mặt thoáng chất lỏng luôn nằm ngang
B. Làm tăng diện tích mặt thoáng chất lỏng
C. Giữ cho mặt thoáng chất lỏng luôn ổn định
D. Làm giảm diện tích mặt thoáng chất lỏng
Câu 10: Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí ?
A. Thể tích. B. Nhiệt độ tuyệt đối.
C. Khối lượng. D. Áp suất.
Câu 11: Một vận động viên có khối lượng 60 kg đang chạy với vận tốc 10 m/s . Động năng của vận động viên có giá trị là bao nhiêu?
A. 300J B. 1500J C. 3000J D. 600J
Câu 12: Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và thực hiện công thì Q và A trong hệ thức phải có giá trị nào sau đây?
A. Q>0 và A0 C. Q0 và A>0
Câu 13: Một chiếc đũa thuỷ tinh ở nhiệt độ có chiều dài 20cm. Tính độ nở dài của chiếc đũa khi nhiệt độ tăng lên đến . Biết hệ số nở dài của thuỷ tinh .
A. 3,6.10-5m B. 3,6.10-3m C. 3,6.10-4m D. 3,6.10-6m
Câu 14: Quá trình biến đổi trạng thái nào sau đây là quá trình đẳng tích?
A. Nén khí trong ống bơm xe đạp bằng cách ép pittông
B. Phơi nắng quả bóng đá đã bơm căng
C. Dùng tay bóp méo một quả bóng bay
D. Đun nóng khí trong một bình không đậy kín
Câu 15: Đơn vị của công suất là:
A. N.m B. J.s C. W.h D. W
Câu 16: Một gàu nước khối lượng 10 Kg được kéo đều lên cao 5m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây. Lấy g=10m/s2. Công suất trung bình của lực kéo bằng:
A. 4W B. 7W C. 6W D. 5W
Câu 17: Câu nào sau đây không đúng khi nói về hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt của chất lỏng?
A. Vì thuỷ tinh bị nước dính ướt nên bề mặt của nước ở sát thành bình có dạng mặt khum lõm
B. Vì thuỷ tinh bị nước dính ướt nên bề mặt của nước ở sát thành bình có dạng mặt khum lồi
C. Vì thuỷ tinh không bị thuỷ ngân dính ướt nên giọt thuỷ ngân nhỏ trên thuỷ tinh bị vo tròn lại
D. Vì thuỷ tinh bị nước dính ướt nên giọt nước nhỏ trên thuỷ tinh lan thành hình dạng bất kì
Câu 18: Nung nóng một viên bi bằng sắt nặng 5kg từ 30oC lên đến 130oC. Biết nhiệt dung riêng của sắt là 0,46.103 J/(kg.K). Nhiệt lượng mà viên bi sắt nhận được là:
A. 2,3 KJ B. 23KJ C. 23.104 J D. 23.105 J
Câu 19: Một vật nhỏ được ném lên từ một điểm M phía trên mặt đât, vật lên tới điểm N thì dừng lại và rơi xuống. Bỏ qua sức cản của không khí. Kết luận nào sau đây về quá trình MN là đúng?
A. Cơ năng cực đại tại N B. Cơ năng không đổi
C. Động năng tăng D. Thế năng giảm
Câu 20: Một vật nằm yên có thể có
A. động năng B. thế năng C. động lượng D. vận tốc
Câu 21: Trong các hệ thức sau, hệ thức nào diễn tả quá trình nung nóng khí trong một bình kín khi bỏ qua sự nở vì nhiệt của bình?
A. B. C. D.
Câu 22: Nhỏ một giọt nước sôi vào một cốc nước lạnh. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Nội năng của giọt nước và cốc nước đều tăng
B. Nội năng của giọt nước và cốc nước đều giảm
C. Nội năng của giọt nước tăng, của cốc nước giảm
D. Nội năng của giọt nước giảm, của cốc nước tăng
Câu 23: Một xe ô tô có khối lượng 1000 kg đang chuyển động thẳng theo chiều dương của trục toạ độ x với vận tốc 20 m/s. Động lượng của xe ô tô có giá trị là:
A. 2000 kg.m/s B. 20000 kg.m/s C. 200000 kg.m/s D. 50 kg.m/s
Câu 24: Công thứchằng số áp dụng cho quá trình biến đổi trạng thái nào của một khối khí xác định?
A. Quá trình đẳng tích B. Quá trình bất kì
V1
V2
p
O
T(K)
C. Quá trình đẳng áp D. Quá trình đẳng nhiệt
Câu 25: Hình vẽ bên là hai đường đẳng tích của cùng một lượng khí lí tưởng, kết luận nào sau đây là đúng?
A. V2 = V1 B. V2 ≤ V1
C. V2 < V1 D. V1 < V2
Câu 26: Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một sợi dây có phương nằm ngang.Lực tác dụng lên dây bằng 150N. Công của lực đó khi hòm trượt 20m là:
A. 1500J B. 300J
C. 3000J D. 7,5J
Câu 27: Một lượng khí ở nhiệt độ có thể tích 1m3 và áp suất 1atm. Người ta nén đẳng nhiệt khí tới áp suất 4 atm. Thể tích của lượng khí sau khi nén là:
A. 4 m3 B. 0,4 m3 C. 0,5 m3 D. 0,25 m3
Câu 28: Một học sinh hạ một quyển sách có khối lượng m xuống dưới một khoảng h với vận tốc không đổi v. Công của trọng lực có giá trị:
A. Có thể âm hoặc dương B. Bằng 0
C. Âm D. Dương
Câu 29: Một quả tạ có khối lượng 5 kg ở độ cao 5m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Thế năng trọng trường của quả tạ khi chọn mốc thế năng tại mặt đất là:
A. B. C. D.
Câu 30: Một bình cầu dung tích 20 lít chứa khí oxi ở nhiệt độ và áp suất 10 atm. Tính thể tích của lượng khí này ở điều kiện chuẩn ( áp suất 1 atm và nhiệt độ 0oC).
A. 100 B. 1000 C. 50 D. 200
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
File đính kèm:
- De Ly 10 KT HK II so 3.doc