Đề thi học sinh giỏi 9 năm học 2006-2007 môn Văn trường THCS Thiệu Lý

I/ Phần trắc nghiệm:

1. Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” được viết theo phương thức biểu đạt nào ?

 A. Bình luận C. Kể

 B. Miêu tả D. Kể và bình luận.

2. Từ nào trong các từ sau là từ Hán Việt.

 A. Chào thưa C. Mày râu

 B. Cố nhân D. Yến anh

3. Hai câu thơ:

 “Cá nhụ, cá chim cùng cá dé

 Cá song lấp lánh đuốc đen hồng”

Sử dụng biện pháp tu từ gì?

 A. So sánh C. Nhân hoá

 B. Nói quá D. Liệt kê

4. Trong các câu sau. Câu nào không phải là câu đặc biệt?

 A. Giờ ra chơi C. Cánh đồng làng

 B. Tiếng suối chảy róc rách. D. Câu chuyện của bà tôi

5. Cho các thuật ngữ sau:

Điệp ngữ ; đối ngữ ; ẩn dụ; liệt kê; hoán dụ; đảo ngữ; câu hỏi tu từ; tương phản; chơi chữ.

a. Hãy chỉ rõ điểm giống nhau của các thuật ngữ trên?

b. Sắp xếp các thuật ngữ trên thành 2 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm?

6. Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ sau:

 “Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ

 Bắp chân, đầu gối vẫn săn gân”

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2183 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi 9 năm học 2006-2007 môn Văn trường THCS Thiệu Lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Thiệu lý Đề thi học sinh giỏi 9 năm học 2006-2007 Môn Văn Đề bài: I/ Phần trắc nghiệm: 1. Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” được viết theo phương thức biểu đạt nào ? A. Bình luận C. Kể B. Miêu tả D. Kể và bình luận. 2. Từ nào trong các từ sau là từ Hán Việt. A. Chào thưa C. Mày râu B. Cố nhân D. Yến anh 3. Hai câu thơ: “Cá nhụ, cá chim cùng cá dé Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” Sử dụng biện pháp tu từ gì? A. So sánh C. Nhân hoá B. Nói quá D. Liệt kê 4. Trong các câu sau. Câu nào không phải là câu đặc biệt? A. Giờ ra chơi C. Cánh đồng làng B. Tiếng suối chảy róc rách. D. Câu chuyện của bà tôi 5. Cho các thuật ngữ sau: Điệp ngữ ; đối ngữ ; ẩn dụ; liệt kê; hoán dụ; đảo ngữ; câu hỏi tu từ; tương phản; chơi chữ. a. Hãy chỉ rõ điểm giống nhau của các thuật ngữ trên? b. Sắp xếp các thuật ngữ trên thành 2 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm? 6. Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ sau: “Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ Bắp chân, đầu gối vẫn săn gân” 7. Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” II/ Tự luận 1. Viết lời bình (không quá 30 dòng) cho khổ thơ sau: “ Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình” (ánh trăng – Nguyễn Duy – Ngữ văn 9-tập I) 2. Phân tích mấy câu thơ sau đây của Chính Hữu “ Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo”. (Đồng chí- Chính Hữu) Trường THCS Thiệu lý đáp án Đề thi học sinh giỏi 9 năm học 2006-2007 Môn Văn Thang điểm 20 I/ Phần trắc nghiệm : (mỗi câu đúng cho 1 điểm) tổng 4 điểm Câu 1: (D) Câu 2: (B-D) Câu 3: (D) Câu 4: (B) Câu 5 : (2 đ) a. Điểm giống nhau của các thuật ngữ là: chúng đều là phép tu từ dùng những hình ảnh bóng bẩy, gọt rũa, có sức gợi cảm. (1 đ) b. Sắp xếp thành 2 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm - Nhóm 1: Các biện pháp tu từ về từ : điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ. - Nhóm 2: Các biện pháp tu từ về câu: đối ngữ, liệt kê, đảo ngữ, câu hỏi tu từ. Câu 6 (2điểm) Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật hoán dụ: “Săn gân” nhằm diễn tả tinh thần kháng chiến của nhân dân vẫn bền bỉ, dẻo dai dù cho cuộc kháng chiến có kéo dài có gian khổ đến đâu. Câu 7 (2đ) Huy Cận tên đầy đủ là Cù Huy Cận (1919-2005) quê ở làng Ân phú huyện Vụ Quang tỉnh Hà Tĩnh. Huy Cận nổi tiếng trong phong trào thơ mới. Ông tham gia cách mạng từ trước năm 1945 từng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền cách mạng. Ông là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam, đã được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996. (1 đ) Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết năm 1958 khi Huy Cận có một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh (1 đ) II. Phần tự luận : Câu 1 (5đ) Học sinh viết lời bình không quá 30 dòng. Tuỳ vào bài viết mà cho điểm, nhưng cũng đảm bảo những ý sau: Mặc cho con người vô tình “ Trăng cứ tròn vành vạnh” đó là hình ảnh tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ “ ánh trăng im phăng phắc” phép nhân hoá khiến hình ảnh vầng trăng hiện ra như một con người cụ thể, một người bạn, một nhân chứng, rất nghĩa tình nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc đang nhắc nhở con người đừng quên đi quá khứ “ ánh trăng im phăng phắc” nhưng đủ để làm con người “giật mình” nhận ra sự vô tình không nên có, sự lãng quên đáng trách của mình. Con người có thể vô tình, có thể lãng quên đáng nhưng thiên nhiên và nghĩa tình quá khứ thì vẫn nguyên vẹn, vĩnh hằng. Câu 2 (5 điểm) + Đảm bảo là một văn bản (bài văn) trình bày, diễn đạt rõ ràng, trong sáng, không mắc các lỗi cơ bản về chính tả, dùng từ, ngữ pháp (1 điểm) + Giới thiệu, phân tích, đánh giá chung bài thơ (1,5điểm) (Đồng Chí là một thành công của văn học trong cuộc kháng chiến chống Pháp: dựng lại chân thực hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ. Những người nông dân nghèo từ những miền quê nghèo khác nhau cùng chung mục đích đánh giặc chiến đấu gian khổ nên gắn kết thân thiết bền chặt bên nhau bằng tình đồng chí). + Giới thiệu, tập trung phân tích chỉ ra được ý nghĩa và vẻ đẹp của hình ảnh khổ thơ đã cho (2,5 điểm) (Vẻ đẹp hoành tráng- lãng mạn; các hình ảnh tập trung cô đọng, có sức khái quát mang tính ẩn dụ, tạo được không gian, đường nét, nhịp điệu. Nhất là hình ảnh cuối cùng chi tiết cụ thể khắc hoạ được bức tượng đài người lính).

File đính kèm:

  • docDe thi cap HSG Van Huyen11.doc