Đề thi học sinh giỏi cấp huyện – Lớp 9 năm học 2009-2010 môn: Địa lý thời gian 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (2 điểm) Hãy tính:

a. Trên bản đồ A có tỉ lệ 1: 1.500.000, khoảng cách hai thành phố M và N là 4 dm. Vậy trên thực tế hai thành phố đó cách nhau bao nhiêu km?

b. Tính tỉ lệ bản đồ B. Biết rằng trên thực tế một khúc sông dài 510km và trên bản đồ đo được là 17cm?

c. Bản đồ C có tỉ lệ 1: 2.100.000, hai trạm khí tượng E và F trên thực tế cách nhau 105km. Vậy khoảng cách của chúng trên bản đồ là bao nhiêu cm?

d. Căn cứ vào tỉ lê của 3 bản đồ A, B, C. Hãy sắp xếp chúng theo thứ tự bản đồ có tỉ lệ từ nhỏ đến lớn (dùng dấu “<” xếp các chữ cái A, B, C của tỉ lệ số các bản đồ trên)?

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp huyện – Lớp 9 năm học 2009-2010 môn: Địa lý thời gian 150 phút (không kể thời gian giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT BÌNH SƠN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN – LỚP 9 ĐỀ DỰ KIẾN Năm học 2009-2010 Môn: ĐỊA LÝ Thời gian 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2 điểm) Hãy tính: a. Trên bản đồ A có tỉ lệ 1: 1.500.000, khoảng cách hai thành phố M và N là 4 dm. Vậy trên thực tế hai thành phố đó cách nhau bao nhiêu km? b. Tính tỉ lệ bản đồ B. Biết rằng trên thực tế một khúc sông dài 510km và trên bản đồ đo được là 17cm? c. Bản đồ C có tỉ lệ 1: 2.100.000, hai trạm khí tượng E và F trên thực tế cách nhau 105km. Vậy khoảng cách của chúng trên bản đồ là bao nhiêu cm? d. Căn cứ vào tỉ lêï của 3 bản đồ A, B, C. Hãy sắp xếp chúng theo thứ tự bản đồ có tỉ lệ từ nhỏ đến lớn (dùng dấu “<” xếp các chữ cái A, B, C của tỉ lệ số các bản đồ trên)? Câu 2: (2 điểm) Trận bóng đá ở vòng tứ kết giữa Đức và Thụy Điển tại World Cup 2006 (diễn ra ở Đức). Đài truyền hình Việt Nam tường thuật trực tiếp vào lúc 22 giờ ngày 25 tháng 06 năm 2006. Hỏi lúc đó tại sân cỏ nước Đức là mấy giờ, ngày nào? Tại sao? (Cho biết nước Đức cách nước Anh 2 múi giờ về phía đông) Câu 3:(4 điểm) Chứng minh rằng sinh vật ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng ? Chúng ta cần phải làm gì để khôi phục và phát triển nguồn tài nguyên sinh vật ở nước ta ? Câu 4: (4 điểm) Cho bảng số liệu thể hiện giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta, tính theo giá hiện hành . (Đơn vị tính: Tỷ đồng) Năm Tổng số Chia ra Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp 1990 20666,5 16393,5 3701,0 572,0 1992 41892,6 33345,0 7500,3 1047,3 1995 85507,6 66793,8 16168,2 2545,6 1997 98852,3 76858,3 19287,0 2707,0 1998 107917,3 87618,5 17551,2 2747,6 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp trong thời kì 1990 – 1998 ? b. Dựa vào biểu đồ đã vẽ. Hãy rút ra nhận xét cần thiết ? Câu 5: (3 điểm): Cho biểu đồ Nhiệt độ và lượng mưa của 3 địa điểm dưới đây: Hãy cho biết biểu đồ của mỗi địa điểm thuộc kiểu môi trường nào? Vì sao? Câu 6: (5 điểm): So sánh sự giống nhau và khác nhau về đặc điểm tự nhiên (khí hậu, địa hình, sông ngòi, sinh vật, khoáng sản) giữa miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Bắc và Đông Bắc Bộ. -----------Hết---------- PHÒNG GD&ĐT BÌNH SƠN HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN – LỚP 9 Năm học 2009-2010 Môn: ĐỊA LÝ Câu 1: (2 điểm) Khoảng cách giữa hai thành phố M và N trên bản đồ là: 4 dm x 1.500.000 = 6.000.000 dm = 600 km (0,5đ) Bản đồ B có tỉ lệ là: 510 km:17cm = 51.000.000 cm : 17cm = 1: 3.000.000 (0,5đ) Khoảng cách giữa hai trạm khí tượng E và F trên bản đồ là: 105 km = 10.500.000 cm : 2.100.000 = 5 cm (0,5đ) Xếp bản đồ có tỉ lệ từ nhỏ đén lớn là: B < C < A (0,5đ) Câu 2: (2 điểm) - Chênh lệch múi giờ giữa Việt Nam và Đức là: 7 – 2 = 5 (múi giờ) ( 0,5 đ) - Thời gian tại sân cỏ Đức lúc ấy là: 22 giờ – 5 (múi giờ) = 17 giờ ngày 25/ 6/ 2006 (cùng ngày) (0,5đ) - Giải thích: Vì Trái Đất quay từ Tây sang Đông nên ngày, giờ ở phía Đông sớm hơn phía Tây (Đức ở múi giờ số 2, Việt Nam ở múi giờ số 7) nên Đức có giờ muộn hơn. ( 1,0 đ) Câu 3: (4 điểm) *Chứng minh: Đa dạng về thành phần loài (có khoảng 14.600 loài thực vật, 11.200 loài và phân loài động vật) (0,5đ). Đa dạng về hệ sinh thái: + Hệ sinh thái rừng ngập mặn. (0,25đ) + Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa có các kiểu: rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá, rừng tre nứa, rừng ôn đới núi cao. (0,5đ) + Hệ sinh thái rừng nguyên sinh, hệ sinh thái rừng thứ sinh. (0,5đ) + Hệ sinh thái nông nghiệp. (0,25đ) *Biện pháp: + Giáo dục cho mọi người trong xã hội có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật, chấp hành tốt chính sách và luật lâm nghiệp, (0,5đ) + Khai thác đi đôi với bảo vệ, tái tạo tài nguyên sinh vật. (0,5đ) + Lập các khu bảo tồn, quản lý tốt vốn rừng. (0,5đ) + Xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm luật lâm nghiệp, mua bán, săn bắt động vật quý hiếm, (0,5đ) Câu 4: (4 điểm) * Xử lý số liệu (đơn vị: %) (1đ ) Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp 1990 100,0 79,3 17,9 2,8 1992 100,0 79,6 17,9 2,5 1995 100,0 78,1 18,9 3,0 1997 100,0 77,8 19,5 2,7 1998 100,0 81,2 16,3 2,5 Biểu đồ thể hiện cơ cấùu giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta thời kì 1990-1998 0 20 40 60 80 100 1990 1992 1995 1997 1998 (%) Năm DV trồng trọt Chăn nuôi Trồng trọt a. Vẽ biểu đồ dạng miền: (2 điểm) Yêu cầu: +Vẽ đúng, đẹp. (0, 5đ) + Vẽ chính xác khoảng cách năm (0,5) + Có chú giải hoặc ghi trực tiếp lên biểu đồ đúng (0,5đ) + Có tên biểu đồ đúng. (0,5đ) b. Nhận xét: (1 điểm) - Có sự thay đổi thất thường: + Giai đoạn 1990 – 1992 ngành trồng trọt tăng, chăn nuôi ổn định, dịch vụ nông nghiệp giảm. (0,25đ) + Giai đoạn 1992 – 1997 ngành trồng trọt giảm, chăn nuôi tăng, dịch vụ nông nghiệp tăng sau lại giảm. (0,25đ) + Giai đoạn 1997 – 1998 ngành trồng trọt tăng, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp giảm. (0,25đ) - Nhìn chung trồng trọt vẫn chiếm ưu thế. (0,25đ) Câu 5: (3 điểm): * Biểu đồ ở Y-an-gun: Thuộc kiểu môi trường Nhiệt đới gió mùa. (0,5đ) Bởi vì : - Nhiệt độ trung bình năm trên 200C , biên độ nhiệt năm không đáng kể (khoảng 70C). (0,25đ) - Lượng mưa lớn, lượng mưa trung bình năm 2750mm, mưa quanh năm nhưng tập trung theo mùa (mùa hạ) (0,25đ) * Biểu đồ ở E Ri-át: Thuộc kiểu môi trường hoang mạc. (0,5đ) Bởi vì: - Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm lớn trên 250C, biên độ nhiệt năm lớn (khoảng 210C). (0,25đ) - Lượng mưa rất ít, lượng mưa trung bình năm 82mm, nhiều tháng không có mưa. (0,25đ) * Biểu đồ ở U-lan Ba-to: Thuộc kiểu môi trường ôn đới lục địa. (0,5đ) Bởi vì: - Nhiệt độ : Nhiệt độ các tháng mùa đông xuống rất thấp (dưới 00C) nhưng mùa hạ nhiệt độ lại khá cao (trên 200C). Nhiệt độ trung bình năm khoảng trên 100, biên độ nhiệt năm lớn. (0,25đ) - Lượng mưa: Mưa rất ít, tập trung chủ yếu các tháng mùa hạ, mùa đông chủ yếu mưa dưới dạng tuyết rơi. Lượng mưa trung bình năm thấp 220mm. (0,25đ) Câu 6: (5 điểm): So sánh sự giống và khác nhau về đặc điểm tự nhiên giữa khu vực Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với Bắc Bộ và Đông Bắc Bắc Bộ: a. Giống nhau: (2,5đ) * Địa hình: - Phần lớn diện tích là đồi núi , với nhiều dãy núi lớn. (0,25đ) - Địa hình bị cắt xẻ mạnh. (0,25đ) * Khí hậu: - Có một mùa đông lạnh do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. (0,25đ) - Khí hậu chịu sự chi phối của địa hình rất rõ rệt. (0,25đ) * Sông ngòi: - Sông ngòi khá nhiều. (0,25đ) - Sông có độ dốc lớn, lắm thác nghềnh. (0,25đ) * Sinh vật: - Động thực vật đa dạng, rừng có sự phân hoá theo độ cao địa hình. (0,25đ) - Cây trồng: nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. (0,25đ) * Khoáng sản: - Đa dạng và phong phú, các mỏ quặng có trữ lượng khá lớn. (0,25đ) - Phân bố khá tập trung. (0,25đ) b. Khác nhau: (2,5đ) So sánh Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Miền Bắc và Đông Bắc Bộ Địa hình (0,5đ) - Độ cao lớn hơn với nhiều dãy núi cao, địa hình cắt xẻ mạnh; Đồng bằng nhỏ hẹp ven biển bị chia cắt bởi các mạch núi. - Hướng núi: chủ yếu là TB-ĐN. - Độ cao địa hình thấp hơn, chủ yếu là đồi núi thấp, phổ biến với dạng đại hình Cacxtơ; có đồng bằng sông Hồng rộng lớn - Hướng núi chủ yếu: Vòng cung. Khí hậu (0,5đ) - Mùa đông ngắn hơn. - Sự phân hoá khí hậu theo độ cao địa hình rõ rết hơn. - Mùa đông dài hơn. - Sự phân hoá khí hậu theo độ cao không rõ rệt bằng. Sông ngòi (0,5đ) - Độ dốc cao hơn, tiềm năng thuỷ điện rất lớn. - Sông chảy chủ yếu theo hướng TB-ĐN (trùng theo hướng núi) - Độ dốc nhỏ hơn, tiềm năng thuỷ điện. - Sông chảy chủ yếu theo hướng vòng cung (trùng theo hướng núi) Sinh vật (0,5đ) - Phân hoá theo độ cao rất rõ rệt. - Diện tích rừng tự nhiên lớn hơn. - Sự phân hoá theo độ cao không rõ nét bằng. - Diện tích rừng tự nhiên nhỏ hơn, rừng diện tích ngập mặn khá lớn. Khoáng sản (0,5đ) - Không đa dạng, phong phú bằng - Tiềm năng thuỷ điện lớn. Đa dạng, với trữ lượng khá lớn hơn: than, sắt, đồng, chì (HS so sánh sự khác nhau nếu đúng mỗi ý được 0,25đ) ------------------Hết------------------

File đính kèm:

  • docDe Thi HSG cap huyen Dia 9 Van Loc Phong GDDTBinh Son.doc
Giáo án liên quan