Câu 4 (6 điểm): Cho đoạn thơ:
. “Tà tà bóng ngả về tây
. Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”
(Trích đoạn – “Cảnh ngày xuân”)
a, (1 điểm) Khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất trong các ý trả lời cho câu hỏi sau.
a.1 Điểm nổi bật nhất trong 6 câu thơ trên là gì?
A: Dùng nhiều động từ, tính từ.
B : Dùng nhiều động từ, từ láy
C: Dùng nhiều từ láy rất gợi cảm.
D : Dùng nhiều từ đồng nghĩa.
a.2 Nhận xét nào đúng về bức tranh chiều tà trong 6 câu thơ trên.
A: Mọi chuyển động nhẹ nhàng.
B: Chuyển mạnh nét dịu nhẹ của mùa xuân.
C: Tâm trạng con người nhuốm lên cảnh vật.
D: Cả 3 ý trên.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1808 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn: Ngữ văn lớp 9 năm học 2006-2007 trường THCS Thiệu Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường thcs thiệu hòa đề thi học sinh giỏi cấp huyện
Môn: Ngữ văn lớp 9
Năm học 2006-2007
(Thời gian làm bài 150 phút)
Câu 1: (2 điểm)
Vận dụng kiến thức đã học về phân loại câu để điền từ ngữ thích hợpvào các ô trống trong sơ đồ sau: (chú ý kẻ sơ đồ vào bài làm)
Câu phân loại theo cấu trúc
Câu (theo phân loại)
?
(1)
Câu
đơn
?
?
?
?
?
?
?
(2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
Câu 2 (1 điểm):
Từ “bay” trong tiếng Việt có những nghĩa sau (cột A). Chọn điền các ví dụ cho bên dưới (vào cột B) tương ứng với nghĩa của từ (ở cột A).
A. Nghĩa của từ
B. ví dụ
Di chuyển trên không
1,
Chuyển động theo làn gió
2,
Di chuyển rất nhanh
3,
Biểu thị hành động nhanh, dễ dàng
4,
Ba vuông phấp phới cờ bay dọc. (Tú Xương)
Đạn bay vèo vèo. (Tố Hữu)
Mây nhởn nhơ bay.
Chối bay chối biến.
Câu 3 (1 điểm):
Nối các ý sau đây để có được sơ đồ đúng về lập luận của văn bản: “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn.
Thuyết phục dời đô
(1)
Vì sao chọn Đại La làm nơi định đô?
Vì sao phải dời đô?
(2) (3)
Kinh đô cũ
Thế đất đẹp
Địa thế
Gia thương thuận lợi
Nơi trung tâm
Thực tại
Lịch sử
(a) (b) (c) (d) (e) (g) (h)
Câu 4 (6 điểm): Cho đoạn thơ:
... “Tà tà bóng ngả về tây
... Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”
(Trích đoạn – “Cảnh ngày xuân”)
a, (1 điểm) Khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất trong các ý trả lời cho câu hỏi sau.
a.1 Điểm nổi bật nhất trong 6 câu thơ trên là gì?
A: Dùng nhiều động từ, tính từ.
B : Dùng nhiều động từ, từ láy
C: Dùng nhiều từ láy rất gợi cảm.
D : Dùng nhiều từ đồng nghĩa.
a.2 Nhận xét nào đúng về bức tranh chiều tà trong 6 câu thơ trên.
A: Mọi chuyển động nhẹ nhàng.
B: Chuyển mạnh nét dịu nhẹ của mùa xuân.
C: Tâm trạng con người nhuốm lên cảnh vật.
D: Cả 3 ý trên.
b, (5 điểm)
Hãy phân tích 6 câu thơ trên để làm rõ ý: “Cảnh mùa xuân trong buổi chiều tà được cảm nhận qua tâm trạng nhân vật”.
Câu 5 (10 điểm)
a, (0.5 điểm) Nêu vị trí đoạn trích: “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
b, (1.5 điểm) Trong đoạn trích này, nhà thơ đã dùng mấy lần cụm từ “Buồn trông”? Đây là phép nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của nó trong khổ cuối đoạn trích.
c, (8 điểm) Có ý kiến cho rằng: “đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh tâm tình đầy xúc động”. ý kiến của em thế nào? Hãy phân tích đoạn trích trên để trình bày rõ ý kiến của em.
Trường thcs thiệu hòa đáp án đề thi học sinh giỏi cấp huyện
Môn: Ngữ văn lớp 9
Năm học: 2006-2007
(Thời gian làm bài 150 phút)
Câu 1 (2 điểm) Điền đúng mỗi ô cho 0.25 điểm:
(1) Câu phân loại theo mục đích nói
(2) Câu đơn đặc biệt.
(3) Câu rút gọn.
(4) Câu ghép.
(5) Câu kể.
(6) Câu nghi vấn.
(7) Câu cầu khiến.
(8) Câu cảm thán
Câu 2 (1 điểm): Chọn ghi mỗi ý đúng 0.25 điểm.
Cột B: (1) Mây nhởn nhơ bay.
(2) Ba vuông phấp phới cờ bay dọc
(3) Đạn bay vèo vèo
(4) Chối bay chối biến
Câu 3 (1 điểm): Nối (1) với (2) và (3): 0.25 điểm.
Nối (2) với (a), (b), (e): 0.25 điểm.
Nối (3) với (c), (d), (g) (h): 0.5 điểm.
Câu 4 (6 điểm)
a. (1 điểm): a:1) C. a:2) D. (mỗi ý đúng: 0.5 điểm)
b. (5 điểm): Thể hiện được các ý:
Cảnh buổi sáng nhộn nhịp bao nhiêu thì cảnh chiều lúc chị em Kiều ra về trông thật buồn.
Cảnh vẫn mang cái thanh, cái nhẹ (dẫn chứng..) nhưng điều quan trọng là cảnh được cảm nhận qua tâm trạng.
Phân tích giá trị của các từ láy: ngoài biểu đạt sắc thái cảnh vật còn bộc lộ tâm trạng con người, 2 chữ “nao nao” đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật.
Cảm giác bâng khuâng xao xuyến về 1 ngàyvui bên cạnh là sự linh cảm đến điều sắp xảy ra.
Đó là gặp mộ Đạm Tiên, gặp Kim Trọng sẽ khởi đầu ám ảnh giấc mộng Tiền Đường đeo đẳng suốt 15 năm, đó là một tình yêu dang dở.
Câu 5 (10 điểm):
a.( 0.5 điểm)
Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” thuộc phần: Gia biến và lưu lạc của tác phẩm. Đó là sau khi biết mình đã bị bán cho Mã Giám Sinh, Thúy Kiều tự vẫn không thành, Tú Bà biết được đem Kiều ra lầu Ngưng Bích nhốt với âm mưu tìm được mối lái có lời.
b. (1.5 điểm):
Đoạn trích có 4 lần sử dụng từ “buồn trông”. Đây là phép lặp từ ngữ (0.5 điểm).
Tác dụng: (1điểm)
Tạo âm điệu buồn: Nhớ cha mẹ, người yêu.
Làm rõ thêm thân phận trôi dạt của người con gái
Lấy cái buồn của tự nhiên để diễn tả nỗi buồn của nhân vật
c. (8 điểm) Thực hiện các yêu cầu sau:
Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh tâm tình đầy xúc động
(1 điểm) Bức tranh thiên nhiên: + Không gian
+ Thời gian
+ Trong cảnh có người
Bức tranh trước lầu Ngưng Bích đẹp nhưng đượm buồn.
(3 điểm) Một bức tranh tâm tình: + Trước hết đó là một bức tranh được vẽ bằng tâm trạng của Kiều, con người buồn, cảnh vật cũng buồn
+ Cả đoạn trích đó là thể hiện tâm trạng của Kiều.
+ Tâm trạng “bẽ bàng”
+ Tâm trạng tủi thẹn, xấu hổ
+ Tâm trạng nhớ tới người yêu (4 câu)
+ Tâm trạng xót thương cho cha mẹ (4 câu)
+ Một tâm trạng buồn dâng cao (8 câu cuối) nhìn những cảnh vật xung quanh, nàng đều tưởng đến số phận của mình.
(2 điểm) Một bức tranh đầy xúc động: vì + Lòng nhớ thương người yêu, cha mẹ day dứt, da diết
+ Nỗi buồn cô đơn, bất định triền miên không lối thoát trước cảnh ngộ của Kiều
+ Gợi cho ta sót thương cho thân phận và cảnh ngộ của Kiều.
+ Căm giận cái xã hội đã đẩy Kiều vào cảnh ngộ đó.
ý mở và kết bài (mỗi ý 1 điểm).
Hết
File đính kèm:
- De thi cap HSG Van Huyen6.doc