ĐỀ BÀI
Câu 1: ( 4,0 điểm):
1. Thế nào là nền kinh tế tri thức? Những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tri thức?
2. Để tiếp cận nền kinh tế tri thức Việt Nam cần có những điều kiện nào?
Câu 2: ( 3,0 điểm):
Có ý kiến cho rằng " Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại" có đúng không? Tại sao?
Câu 3: ( 5,0 điểm):
1. Vì sao các nước Mĩ la tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ người nghèo ở khu vực này vẫn cao và tốc độ phát triển kinh tế không đều?
2. Tại sao khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á được coi là “điểm nóng” của thế giới?
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 649 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn: Địa lí 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GDĐT TP HÀ NỘI
Đề chính thức
( Đề thi có 2 trang)
TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
MÔN: ĐỊA LÍ 11
Năm học 2011- 2012
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
ĐỀ BÀI
Câu 1: ( 4,0 điểm):
1. Thế nào là nền kinh tế tri thức? Những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tri thức?
2. Để tiếp cận nền kinh tế tri thức Việt Nam cần có những điều kiện nào?
Câu 2: ( 3,0 điểm):
Có ý kiến cho rằng " Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại" có đúng không? Tại sao?
Câu 3: ( 5,0 điểm):
1. Vì sao các nước Mĩ la tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ người nghèo ở khu vực này vẫn cao và tốc độ phát triển kinh tế không đều?
2. Tại sao khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á được coi là “điểm nóng” của thế giới?
Câu 4: (5,0 điểm):
Cho bảng số liệu sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc thời kì 1985-2004.
Năm
Sản phẩm
1985
1995
2004
Than (triệu tấn)
961,5
1536,9
1634,9
Điện (tỉ KWh)
390,6
956,0
2187,0
Thép (triệu tấn)
47,0
95,0
272,8
Xi măng (triệu tấn)
146,0
476,0
970,0
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc thời kì 1985- 2004.
b. Rút ra nhận xét cần thiết.
Câu 5: (3,0 điểm):
Cho bảng số liệu sau:
GDP và số dân của một số nước và khu vực trên thế giới năm 2005
Nước
Hoa Kì
Nhật Bản
Trung Quốc
EU
ASEAN
GDP (tỉ USD)
12174,7
4834,3
1867,5
13256,8
857,9
Số dân (triệu người)
296,5
127,7
1303,7
450,7
556,2
a. Tính thu nhập bình quân theo đầu người ( USD/ người) của các nước và khu vực trên.
b. Nhận xét mức thu nhập bình quân đầu người của các nước và khu vực.
------------------------Hết-----------------------
SỞ GDĐT TP HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH
( Hướng dẫn có 3 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Môn: Địa lí - Lớp 11
Năm học 2011- 2012
Câu
Nội dung
Điểm
1
(4 điểm)
1. Thế nào là nền kinh tế tri thức? Những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tri thức?
* Khái niệm: Nền kinh tế tri thức là một loại hình kinh tế mới hoạt động dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
* Những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tri thức:
- Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ là chủ yếu, trong đó có các ngành cần nhiều tri thức chiếm ưu thế tuyệt đối (ngân hàng, tài chính, bảo hiểm).
- Công nghệ chủ yếu để thúc đẩy phát triển: Công nghệ cao, điện tử hóa, tin học hóa, siêu xa lộ thông tin.
- Cơ cấu lao động: Công nhân tri thức là chủ yếu.
- Tỉ lệ đóng góp của khoa học- công nghệ cho tăng trưởng kinh tế: > 80%
- Tầm quan trọng của giáo dục: rất lớn.
- Vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông: quyết định.
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
2. Để tiếp cận nền kinh tế tri thức Việt Nam cần có những điều kiện nào?
- Đường lối chính sách của Đảng về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ.
- Tiềm năng về trí tuệ và tri thức con người Việt Nam rất lớn.
- Nguồn lao động trẻ, dồi dào, năng động và sáng tạo.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng vững mạnh.
- Vị trí địa lí thuận lợi cho việc mở cửa tiếp cận, giao lưu hội nhập với nền kinh tế tri thức thế giới và khu vực.
1,5
2
(3 điểm)
Có ý kiến cho rằng " Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại" có đúng không? Tại sao?
Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại là đúng vì:
- Môi trường có vai trò hết sức quan trọng:
+ Môi trường là ngôi nhà chung của tất cả mọi người, trong đó con người tồn tại và phát triển.
+ Cuộc sống của mỗi con người có quan hệ mật thiết với môi trường. Con người là một thành phần chủa môi trường và không thể tách rời môi trường.
+ Một môi trường phát triển bền vững là điều kiện lí tưởng cho con người và ngược lại.
+ Con người tác động vào môi trường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho môi trường.
- Thực trạng môi trường hiện nay trên thế giới:
+ Ở các nước phát triển: Việc khai thác bừa bãi các nguồn lợi tự nhiên với nhiều phương tiện hủy diệt đã làm cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
+ Ở các nước đang phát triển: Sự phát triển của nền kinh tế làm tăng lượng khí thải độc hại ra môi trường: CO2; CFCs
- Ô nhiễm môi trường gây ra hậu quả nghiêm trọng:
+ Quy mô ô nhiễm môi trường không giới hạn ở phạm vi từng quốc gia mà trên toàn cầu.
+ Ô nhiễm môi trường đe dọa trực tiếp đến sự phát triển của các ngành kinh tế và sức khỏe của con người.
0,5
1,0
1,0
0,5
3
(5 điểm)
1. Vì sao các nước Mĩ la tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ người nghèo ở khu vực này vẫn cao và tốc độ phát triển kinh tế không đều?
- Do tác động của chế độ chiếm hữu ruộng đất.
- Dân cư đô thị chiếm tới 75% dân số và 1/3 sống trong điều kiện khó khăn.
- Đất canh tác của các chủ trang trại chủ yếu trồng cây công nghiệp xuất khẩu ít chu ý phát triển cây lương thực và bị nước ngoài khống chế.
- Tình hình chính trị không ổn định đã tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế và các nhà đầu tư, khiến cho đầu tư nước ngoài giảm mạnh.
- Các nước Mĩ la tinh đã duy trì cơ cấu kinh tế xã hội phong kiến trong thời gian dài, các thế lực của Thiên Chúa Giáo tiếp tục cản trợ sự phát triển.
- Do chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế xã hội độc lập, tự chủ.
- Nợ nước ngoài lớn.
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
2. Tại sao khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á được coi là “điểm nóng” của thế giới?
- Vì cả Tây Nam Á và Trung Á đều có vị trí chính trị chiến lược quan trọng:
+ Tây Nam Á nằm ở Tây Nam Châu Á giáp cả 3 châu lục Á, Âu, Phi. Án ngữ trên con đường giao thông vận tải biển quan trọng từ Châu Á đến châu Âu và ngược lại. Là đầu mối thâm nhập vào Trung Á.
+ Trung Á nằm ở trung tâm Châu Á, giáp nhiều quốc gia lớn như Liên Bang Nga, Trung Quốc, Ấn Độ; là nơi giao thoa của văn hóa phương Đông và phương Tây.
- Vai trò cung cấp dầu mỏ:
+ Tây Nam Á và Trung Á đều có nhiều tiềm năng về dầu mỏ và khí tự nhiên.
+ Dầu mỏ là nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc.
- Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố.
1,0
1,0
0,5
4
( 5 điểm)
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc thời kì 1985- 2004.
* Xử lí số liệu:
Tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm công nghiệp Trung Quốc
thời kì 1985- 2004
( Đơn vị: %)
Sản phẩm
1985
1995
2004
Than
100
159,8
170,0
Điện
100
244,8
559,9
Thép
100
202,1
580,4
Xi măng
100
326,0
664,4
* Vẽ biểu đồ:
- Biểu đồ thích hợp nhất: Biểu đồ đường.
- Vẽ chính xác, khoa học, kí hiệu , chú giải, tên biểu đồ đầy đủ.
2,0
2,0
b. Rút ra nhận xét cần thiết:
Qua biểu đồ cho thấy sản phẩm than, điện, thép, xi măng của Trung Quốc thời kì 1985- 2004 đều có tốc độ tăng trưởng cao
- Xi măng có tốc độ tăng nhanh nhất ( Dẫn chứng).
- Thép có tốc độ tăng đứng thứ 2 ( Dẫn chứng).
- Than có tốc độ tăng trưởng chậm hơn ( Dẫn chứng)
1,0
5
( 3 điểm)
a. Tính thu nhập bình quân theo đầu người ( USD/ người) của các nước và khu vực trên.
Thu nhập bình quân theo đầu người của các nước
và khu vực trên thế giới năm 2005
( Đơn vị: USD/ người)
Nước
Hoa Kì
Nhật Bản
Trung Quốc
EU
ASEAN
Thu nhập bình quân đầu người
41061,4
37856,7
1432,5
29413,8
1542,4
1,25
b. Nhận xét mức thu nhập bình quân đầu người của các nước và khu vực.
Qua bảng số liệu cho thấy mức thu nhập bình quân theo đầu người của các nước và khu vực trên thế giới năm 2005 có sự chênh lệch lớn:
- Hoa Kì có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất đạt 41061,4 USD/người cao hơn Nhật Bản và EU.
- Đứng thứ 2 là Nhật Bản, thứ 3 là EU cuối cùng là Trung Quốc và ASEAN ( dẫn chứng).
0,5
0.5
0.75
File đính kèm:
- De HSG 11 cap truong 2011 2012.doc