Câu 1: (5 điểm)
a. Vào ngày 15/4 và ngày 20/7 Mặt Trời lên thiên đỉnh tại các vĩ độ nào? Xác định tọa độ địa lí của thành phố A (biết vào ngày hạ chí góc nhập xạ của Mặt Trời lúc giữa trưa là 81015’ và 18h30’ trong khi giờ GMT là 11h10’ ) và thành phố B (biết vào ngày đông chí góc nhập xạ của Mặt Trời lúc giữa trưa là 58003’ và 12h40’ trong khi giờ GMT là 3h40’ ? (3điểm)
b. Một máy bay cất cánh tại sân bay Hà Nội lúc 0 giờ ngày 1/3/2012 đến Luân Đôn sau 9 giờ bay. Lúc máy bay hạ cánh xuông Luân Đôn thì tương ứng là mấy giờ và ngày mấy tại các địa điểm sau:(2 điểm)
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Địa lí nảm học 2011 - 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT ĐAKLAK
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG MÔN ĐỊA LÍ NẢM HỌC 2011-2012
Câu 1: (5 điểm)
Vào ngày 15/4 và ngày 20/7 Mặt Trời lên thiên đỉnh tại các vĩ độ nào? Xác định tọa độ địa lí của thành phố A (biết vào ngày hạ chí góc nhập xạ của Mặt Trời lúc giữa trưa là 81015’ và 18h30’ trong khi giờ GMT là 11h10’ ) và thành phố B (biết vào ngày đông chí góc nhập xạ của Mặt Trời lúc giữa trưa là 58003’ và 12h40’ trong khi giờ GMT là 3h40’ ? (3điểm)
Một máy bay cất cánh tại sân bay Hà Nội lúc 0 giờ ngày 1/3/2012 đến Luân Đôn sau 9 giờ bay. Lúc máy bay hạ cánh xuông Luân Đôn thì tương ứng là mấy giờ và ngày mấy tại các địa điểm sau:(2 điểm)
Vị trí
Mat-cơ-va
Tô-ki-ô
Oa-sinh-tơn
Lốt-an-giơ-let
Kinh độ
450Đ
1350Đ
750T
1200T
Giờ
?
?
?
?
Ngày
?
?
?
?
Câu 2: ( 2 điểm): Cho bảng số liệu:
Giá tri xuấ nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm
(Đơn vị: Tỉ đồng)
Năm
1990
1995
2000
2001
2004
Xuất khẩu
287,6
443,1
479,2
403,5
565,7
Nhập khẩu
235,4
335,9
379,5
349,1
454,5
Tính cán cân xuất – nhập khẩu của Nhật Bản từ năm 1990 đến năm 2004 ?(0,5điểm)
Nêu các dạng biểu đồ có thể vẽ được theo: không cần vẽ (1,5 điểm )
* Cơ cấu giá trị xuất - nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm 1990,1995, 2001 và 2004
* chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu của Nhật Bản từ năm 1990 đến năm 2004?
* Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất - nhập khẩu của Nhật Bản thời kì 1990 - 2004
Câu 3. (4 điểm )
a. Hoạt động của gió mùa đã tác động như thế nào đến sự phân hóa khí hậu ở nước ta ?
b. Vùng núi nào ở Việt Nam có địa hình ảnh hưởng lớn nhất đến sự phân hóa khí hậu ở nước ta? Hãy làm sáng tỏ nhận định đó của em!
Câu 4. (4,5 điểm )
Dựa vào atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy cho biết:
Kể tên các hệ thống sông tiêu biểu ở các khu vực: sườn Tây dãy Trường Sơn Nam, sườn Đông dãy Trường Sơn Nam và khu vực dãy Trường Sơn Bắc (mỗi khu vực 2 hệ thống sông tiêu biểu )
Mùa lũ và mùa cạn của sông ngòi các khu vực trên ( liệt kê 2-3 tháng) ? giải thích tai sao ?
Câu 5. (4,5 điểm )
ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu nước ta (1,5đ)
So sánh đặc điểm khác nhau về khí hậu giữa phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam ? (2đ)
Đặc điểm thiên nhiên vùng đồi núi nước ta ? (1đ)
Ghi chú: HSchỉ được sử dụng atlat địa lý Việt Nam, các tài liệu khác không được sử dụng
SỞ GD&ĐT ĐAKLAK
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG MÔN ĐỊA LÍ NẢM HỌC 2011-2012
( ĐÁP ÁN )
Câu 1: (5 điểm)
a. Vào ngày 15/4 và ngày 20/7 Mặt Trời lên thiên đỉnh tại các vĩ độ nào? Xác định ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại các điểm cực ở Việt Nam theo vĩ độ địa lí?
Ngày 15/4: 60 18’ 20’’ = 0,5đ
Ngày 20/7: 15 0 23’16’’ =0,5đ
Thành phố A: 140 45’B và 110Đ 1đ đúng cả kinh độ lẫn vĩ độ
Thành phố B: 90 30’B và 105 0Đ = 1đ ( nêu đúng 1 trong 2 không có điểm )
b.Một máy bay cất cánh tại sân bay Hà Nội lúc 0 giờ ngày 1/3/2012 đến Luân Đôn sau 9 giờ bay. Lúc máy bay hạ cánh xuông Luân Đôn thì tương ứng là mấy giờ và ngày mấy tại các địa điểm sau:(2 điểm)
Vị trí
Mat-cơ-va
Tô-ki-ô
Oa-sinh-tơn
Lốt-an-giơ-let
Kinh độ
450Đ
1350Đ
750T
1200T
Giờ
5h
11h
21h
18h
Ngày
1/3
1/3
29/2
29/2
Mỗi vị trí đúng cho 0,5đ. Nếu chỉ đúng giờ mà sai ngày thì không cho điểm.
Câu 2: ( 2 điểm): Cho bảng số liệu:
Giá tri xuấ nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm
(Đơn vị: Tỉ usd)
Cán cân xuất – nhập khẩu của Nhật Bản từ năm 1990 đến năm 2004 ?(0,5điểm)
Năm
1990
1995
2000
2001
2004
Xuất khẩu
287,6
443,1
479,2
403,5
565,7
Nhập khẩu
235,4
335,9
379,5
349,1
454,5
Cán cân thương mại
52,2
107,2
99,7
54,4
111,2
Đúng 4/5 năm thì cho 0,25đ
Nêu các dạng biểu đồ có thể vẽ được theo: không cần vẽ (1,5 điểm )
* Cơ cấu giá trị xuất - nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm 1990,1995,2001 và 2004
Biểu đồ hình tròn, bán kinh khác nhau ( không ghi bán kính khác nhau =0,25đ)
* Chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu của Nhật Bản từ năm 1990 đến năm 2004?
Biểu đồ miền chồng nối tiếp, 2 miền. ( chỉ ghi bđ miền thì cho 0,25đ )
* Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất - nhập khẩu của Nhật Bản thời kì 1990 – 2004
Biểu đồ đường xuất phát từ 100% (không ghi xuất phát từ 100% thì cho 0,25đ)
Câu 3. (4 điểm )
a. Hoạt động của gió mùa đã tác động như thế nào đến sự phân hóa khí hậu ở nước ta ?
- khí hậu VN phân thành 2 miền: miền Bắc và Miền Nam
Miền Bắc: có 2 mùa = 1đ
Mùa đông : đầu mùa (11,12,1 )lạnh khô, cuối mùa (2,3,4)lạnh ẩm có mưa phùn do chịu ảnh hưởng của gió mùa ĐB có nguồn gốc
Mùa hè : đầu mùa (5,6,7 ) nóng khô do chịu ảnh hưởng của gió Lào, cuối mùa (8,9,10) nóng ẩm, mưa lớn do chịu ảnh hưởng của gió mùa TN
Miền Nam: có 2 mùa =1đ
Mùa khô: từ tháng 5-10 chịu ảnh hưởng của Tín Phong BBC có hướng ĐB
Mùa mưa: từ tháng 11-4 do chịu ảnh hưởng của gió mùa TN. Riêng khu vực ven biển Trung Trung Bộ có mùa ngược lại
b. Vùng núi nào ở Việt Nam có địa hình ảnh hưởng lớn nhất đến sự phân hóa khí hậu ở nước ta? Hãy làm sáng tỏ nhận định đó của em!
Vùng núi Trường Sơn Bắc = 0,5đ
Vì : địa hình có các dãy núi đâm ngang ra biển hạn chế ảnh hưởng của gió mùa ĐB, loại gió này hầu như bị chặn bị chặn lai ở dãy Bạch Mã nên phạm vi ảnh hưởng của gió mùa ĐB chỉ có từ dãy BM trở ra.
Điều này dẫn đến kh nước ta có sự phân hóa rõ nết theo B-N . = 1đ
Dãy TSB có hướng TB-ĐN nên làm cho gió mùa TN bị biến tính thành gió fon khô nóng vào đầu mùa hạ gây nên sự phân hóa kh theo Đ-T =0,5đ
Câu 4. (4,5 điểm )
Dựa vào atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy cho biết:
Kể tên các hệ thống sông tiêu biểu ở các khu vực: sườn Tây dãy Trường Sơn Nam, sườn Đông dãy Trường Sơn Nam và khu vực dãy Trường Sơn Bắc (mỗi khu vực 2 hệ thống sông )1,5đ
sườn Tây dãy Trường Sơn Nam: ht sông Mê Công và Thu Bồn (ht sông Xê xan, ht sông Xrê pốc 0,25đ)
sườn Đông dãy Trường Sơn Nam: ht sông Đà Rằng, ht sông Cái ..
khu vực dãy Trường Sơn Bắc: ht sông Cả, ht sông Gianh ..
Mùa lũ và mùa cạn của sông ngòi các khu vực trên ? giải thích tai sao ?3đ
- sườn Tây dãy Trường Sơn Nam: mùa lũ từ tháng 8-10, đây là cuối mùa mưa do ảnh hưởng của gió mùa TN, mùa cạn từ tháng 2-4 vì đây là cuối mùa khô ảnh hưởng của Tín phong BBC có hướng ĐB bị chặn lại bởi dãy TSN
- sườn Đông dãy Trường Sơn Nam: mùa lũ từ tháng 10 -12 vì đây là mùa mưa do ảnh hưởng của Tín phong BBC có hướng ĐB, mùa cạn từ tháng 6- 8 vì đây là mùa khô do ảnh hưởng của gió mùa TN bị biến tính
- khu vực dãy Trường Sơn Bắc: mùa lũ từ tháng 9 -11 vì đây là mùa mưa do ảnh hưởng của gió mùa TN và bão , mùa cạn từ tháng 6-8 vì đây là mùa khô do ảnh hưởng của gió mùa TN bị biến tính khi vượt qua dãy TSB
Câu 5. (4,5 điểm )
a. ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu nước ta (1,5đ)
thuận lợi =1đ
mang đến cho VN lượng mưa lớn, độ ẩm cao
làm cho kh VN điều hòa hơn: mùa hè dịu bớt tính nóng bức, mùa đông làm giảm tính khác nhiệt của thời tiết lạnh khô.
Nhờ có biển Đông kh vn mang nhiều đặc tính hải dương mà các nước ở BP và TNA không có
Khó khăn = 0,5đ
Thiên tai nhiều, tiêu biểu như bão, áp thấp nhiệt đới
b. So sánh đặc điểm khác nhau về khí hậu giũa phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam ? (2đ)
Phần lãnh thổ phía Bắc:
Kh nhiệt đới ẩm gió mùa
Nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ c, biên độ nhiệt năm lớn
Trong năm có hai mùa: mùa đông lạnh kéo dài 2-3 tháng, nhiệt độ xuống dưới 18 độ c vì chịu ảnh hưởng của gió mùa ĐB. Mùa hè nóng , đặc biệt đầu hè do do ảnh hưởng của gió mùa TN bị biến tính thành gió Lào
Khí hậu có nhiều biến động, thời tiết thất thường, xuất hiện nhiều thiên tai .
phần lãnh thổ phía Nam:
kh cận xích đạo gió mùa
nhiệt độ tb năm trên 25 độ c, biên độ nhiệt năm nhỏ, không có tháng nào nhiệt xuống dưới 200c
trong năm có 2 mùa: mùa khô và mùa mưa (từ vĩ độ 14B trở vào )
kh ổn định, quanh năm nắng ấm, ít có thiên tai .
c. Đặc điểm thiên nhiên vùng đồi núi nước ta ? (1đ)
Vùng ĐB: thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa vì đây là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa ĐB
Vùng TB: cảnh quan NDAGM nhưng phân hóa theo độ cao vì đây là khu vực có địa hình cao nhất nước ta.
Vùng núi Trường Sơn: thiên nhiên phân hóa giữa hai sườn Đ-T vì đây là khu vực có sự bất đối xứng giữa hai hướng sườn.
Hết.
File đính kèm:
- de thi hsg cap truong.doc