Đề thi học sinh giỏi hóa 9 thời gian: 120 phút

Câu 2(2.5 điểm):

 Hỗn hợp A gồm: Fe3O4, Al, Al2O3, Fe. Cho A tan trong dd NaOH dư thì thu được hỗn hợp rắn A1, dd B1 và khí C1. Khí C1 dư cho tác dụng với A nung nóng được hỗn hợp chất rắn A2. Cho chất rắn A2¬ tác dụng với H2SO4 đặc nguội được dung dịch B2. Cho B2 tác dụng với BaCl2 được kết tủa B3. Viết phương trình hóa học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 4146 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi hóa 9 thời gian: 120 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD huyện Krông Nô ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HÓA 9 Trường THCS TT Đắc Mâm. Thời Gian: 120 phút Năm học: 2008 – 2009 ------------------------------------------------------------------------------------------ Câu1(4.5 điểm): Hoàn thành các phản ứng sau: 1. A + O2 B + C­ 6. H + AgNO3 AgCl¯ + I 2. B + O2 D­ 7. I + A J + F + NO­ + E 3. D + E F 8. I + C J + E 4. D + BaCl2 + E G¯ + H 9. J + NaOH Fe(OH)3¯ + K 5. F + BaCl2 G¯ + H Câu 2(2.5 điểm): Hỗn hợp A gồm: Fe3O4, Al, Al2O3, Fe. Cho A tan trong dd NaOH dư thì thu được hỗn hợp rắn A1, dd B1 và khí C1. Khí C1 dư cho tác dụng với A nung nóng được hỗn hợp chất rắn A2. Cho chất rắn A2 tác dụng với H2SO4 đặc nguội được dung dịch B2. Cho B2 tác dụng với BaCl2 được kết tủa B3. Viết phương trình hóa học. Câu 3(4 điểm): Dung dịch A: H2SO4; dung dịch B: NaOH. Trộn A và B theo tỉ lệ VA : VB = 3 : 2 thì được dung dịch X có chứa A dư. Trung hòa 1 lít X cần 40g dd KOH 28%. Trộn A và B theo tỉ lệ VA : VB = 2 : 3 thì được dung dịch Y có chứa B dư. Trung hòa 1 lít Y cần 29,2g dd HCl 25%. Tính nồng độ mol của A và B. Câu 4(5 điểm): Hòa tan một lượng hỗn hợp Al và một kim loại hóa trị II bằng 2 lít HCl 0,5M thu được 10,08 dm3 khí thoát ra (đktc). Dung dịch sau phản ứng làm đỏ quỳ tím và phải trung hòa bằng NaOH dư, sau đó cô cạn dung dịch còn lại 46,8g muối khan. a/ Tính lượng kim loại đã bị hòa tan. b/ Tìm kim loại, biết số mol của nó bằng 75% số mol của Al trong hỗn hợp. Câu 3: (4,0 điểm) Cho 9,2 gam natri vào 400 gam dung dịch CuSO4 4%, kết thúc phản ứng thu được dung dịch A, kết tủa B và khí C. a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra? b. Tính thể tích khí C thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn? c. Tính khối lượng kết tủa B? d. Xác định nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch A? NGƯỜI RA ĐỀ Đoàn Minh Cương Phòng GD huyện Krông Nô ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HÓA 9 Trường THCS TT Đắc Mâm. Năm học: 2008 – 2009 ------------------------------------------------------------------------------------------ Câu 1: Mỗi PTHH đúng được 0.5đ. A là FeS2 hoặc FeS. 1. A + O2 SO2­ + Fe2O3 2. 2SO2 + O2 2SO3­ 3. SO3 + H2O H2SO4 4. SO3 + BaCl2 + H2O BaSO4¯ + 2HCl 5. H2SO4 + BaCl2 BaSO4¯ + 2HCl 6. HCl + AgNO3 AgCl¯ + HNO3 7. 8HNO3 + FeS2 Fe(NO3)3 + 2H2SO4 + 5NO­ + 2H2O 9. 6HNO3 + Fe2O3 2Fe(NO3)3 + 3H2O 10. Fe(NO3)3 + 3NaOH Fe(OH)3¯ + 3NaNO3 Câu 2: Khi hòa tan A vào NaOH dư, xãy ra các phản ưng sau: 2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2­ 0.25đ Al2O3 + NaOH 2NaAlO2 + H2O 0.25đ A1: Fe3O4, Fe; dd B1: NaAlO2, NaOH dư; C1: H2 0.25đ Fe3O4 + 4H2­ 3Fe + H2O 0.25đ A2: Fe, Al, Al2O3. 0.25đ A2 + H2SO4 đặc nguội: Fe và Al không tác dụng. 0.25đ Al2O3 + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2O 0.25đ Dd B2: Al2(SO4)3 0.25đ Al2(SO)4 + 3 BaCl2 3BaSO4¯ + 2AlCl3 0.25đ B3: BaSO4 0.25đ Câu 3: Đặt nồng độ mol của dd A là a, dd B là b. 0.5đ Trộn 3 lít A( có 3a mol ) với 2 lít B( có 2b mol ) ta được 5 lít X có H2SO4 dư. 0.5đ Trung hòa 5 lít X cần 0,2. 5 = 1 mol KOH. Suy ra số mol H2SO4 dư là 0,5 mol. 0.5đ H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2H2O b 2b Theo PTHH: H2SO4 dư = 3b – 4a = 1 0.5đ Trộn 2 lít A(có 2a mol ) với 3 lít B( có 3b ) ta được 5 lít Y có NaOH dư . 0.5đ Trung hòa 5 lít Y cần 0,2. 5 = 1 mol HCl. Suy ra NaOH dư = 1 mol. 0.5đ H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2H2O 2a 4a Theo PTHH: KOH dư = 3b – 4a = 1 0.5đ Giải hệ ta được: a = 0,5; b = 1. 0.5đ Vậy nồng độ của A là : 0,5M ; B là : 1M. Câu 4: a/ 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2­ (1) R + 2HCl RCl2 + H2­ (2) 1đ NaOH + HCl NaCl + H2O. Số mol HCl = 0,5 . 2 = 1 mol 0.5đ nH2 = 10,08/22,4 = 0,45mol Theo PTHH (1)và (2) suy ra: nHCl = 2nH2 = 0,45. 2 = 0,9 mol. 0.2đ nHCl dư = 1 – 0,9 = 0,1 mol. 0.25đ nNaCl = nHCl dư = 0,1 mol suy ra: mNaCl = 0,1. 58,5 = 5,85g. 0.5đ mRCl2+AlCl3 = 46,8 – 5,85 = 40,95g. 0.5đ mkl hòa tan = mmuối – mclo = 40,95 – (0,9. 35,5) = 9g. 0.5đ b/ Gọi số mol của Al là x thì số mol của R là 0,75x. 0.5đ Ta có hệ phương trình sau: 27x + R. 0,75x = 9 Giải hệ ta được x = 0,2; R = 24 . 0.5đ 1,5x + 0,75x = 0,45 Vậy R là Mg. 0.5đ a. - Số mol của Na: 9,2 / 23 = 0,4 (mol) 0.5đ - Số mol của CuSO4: 400 . 4/ 100 . 160 = 0,1 (mol) 0.5đ 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 (1) 0.5đ 2NaOH + CuSO4 Na2SO4 + Cu(OH)2 (2) b. Theo (1) : - Số mol H2 = 1/2 số mol Na = 1/2 . 0,4 = 0,2 (mol) - Thể tích khí H2 là: 0,2 . 22,4 = 4,48 (l) 0.5đ c. Số mol NaOH = số mol Na = 0,4 (mol) Theo(2): nNaOH = 2n CuSO4=2 . 0,1= 0,2 (mol) <0,4(mol); nên NaOH dư, CuSO4 phản ứng hết. 0.5đ n Cu(OH)2= n CuSO4 = 0,1 (mol) m Cu(OH)2 = 98 . 0,1 = 9,8 (g) d. Dung dịch A chứa Na2SO4 và NaOH dư n Na2SO4= n CuSO4 = 0,1 (mol) ; m Na2SO4= 0,1 . 142 = 14,2 (g) 0.5đ nNaOH dư = 0,4 - 0,2 = 0,2 (mol) ; mNaOH dư = 0,2 . 40 = 8 (g) mdd A= mNa+ mdd CuSO4- (m H2 + m Cu(OH)2) 0.5đ = 9,2 + 400 - ( 0,2 . 2 + 9,8 ) = 399 (g) %C Na2SO4= 14,2 . 100 / 399 3,55% 0.5đ %CNaOH dư= 8 . 100 / 399 2% Người lập Đoàn Minh Cương

File đính kèm:

  • docde thi HSG hoa 9(1).doc