Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện năm học 2006-2007 môn hoá học

Câu 1: Phép lọc được dùng để tách hỗn hợp gồm:

A. Muối ăn với nước C. Đường với nước

B. Muối ăn với đường D. Nước với cát

 

doc7 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1600 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện năm học 2006-2007 môn hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề chính thức đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện năm học 2006-2007 Môn Hoá học Thời gian 90 phút (không tính thời gian giao đề) Điểm bằng số Điểm bằng chữ Giám khảo số 1 Giám khảo số 2 Số phách I: Trắc nghiệm khách quan (6 điểm) A. Hãy khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: Câu 1: Phép lọc được dùng để tách hỗn hợp gồm: A. Muối ăn với nước C. Đường với nước B. Muối ăn với đường D. Nước với cát Câu 2: Có chất lỏng không màu, không mùi đựng trong một ống nghiệm. Nhúng ống nghiệm này vào cốc thuỷ tinh đựng nước sôi, nhận thấy chất lỏng sôi ngay. Dự đoán nào dưới đây về nhiệt độ sôi của chất lỏng là đúng nhất? A. Dưới 00 c C. Giữa nhiệt độ phòng và 1000c B. Giữa 00c và nhiệt độ phòng D. 1000c Câu 3: Cho các nguyên tử với thành phần cấu tạo sau: X (6n ; 5p ; 5e ) Z ( 5e ; 5p ; 5n ) Y ( 10p ; 10e ; 10n ) T ( 11p ; 11e ; 12n ) ở đây có bao nhiêu nguyên tố hoá học: A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 4: Chất nào thuộc loại đơn chất trong các chất dưới đây: A. Nước B. Muối ăn C. Thuỷ ngân D. Khí cácboníc Câu 5: Trong những hiện tượng sau: a/ Về mùa hè thức ăn thường bị thiu b/ Đun đường, đường ngả mầu nâu rồi đen đi c/ Các quả bóng bay lên trời rồi nổ tung d/ Cháy rừng gây ô nhiễm lớn cho môi trường e/ Nhiệt độ trái đất nóng lên làm băng ở hai cực trái đất tan dần Những hiện tượng nào là hiện tượng hoá học: A. a, b, d B. a, b, c, e C. b, c, d D. a, b, e Câu 6: Phân tích một khối lượng chất M, người ta nhận thấy thành phần khối lượng của nó có 50% là lưu huỳnh và 50% là khí o xi. Công thức của hợp chất M có thể là: A. SO2 B. CO2 C. CO3 D. A,B,C đều sai Câu 7: Bỏ miếng nhôm vào vào dung dịch a xít clohyđríc có dư, thu được 3,36 lít khí hyđrô. Khối lượng nhôm đã phản ứng là: A. 1,8 g C. 4,05 g B. 2,7 g D. 5,4 g Câu 8: Cho các chất sau: a/ Fe3O4 e/ Không khí b/ KClO3 g/ H2O c/ KMnO4 d/ CaCO3 Những chất được dùng để điều chế o xi trong phòng thí nghiệm là: A. a, b, c, e C. b, c B. b, c, e, g D. b, c, e Câu 9: Trong các o xít sau đây: SO3 , CuO, Na2O, CaO, CO2, Al2O3 , những oxít nào tác dụng được với nước: A. SO3 , CuO, Na2O C. SO3 , Al2O3 , Na2O B. SO3 , Na2O, CaO, CO2, D. Tất cả đều tác dụng Câu 10: Trong những chất dưới đây, chất nào làm cho quỳ tím hoá xanh. A. Đường B. Muối ăn C. Nước vôi D. Dấm ăn Câu 11: Bằng phương pháp hoá học nào để nhận biết sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp gồm: CO, CO2, SO3 ? A. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch BaCl2 B. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch Ca(OH)2 C. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch BaCl2 , sau đó qua nước vôi trong dư. D. Tất cả đều sai. Câu 12: Cần bao nhiêu lít H2SO4 có tỷ khối = 1,84 và bao nhiêu lít nước cất để pha thành 10 lít dung dịch H2SO4 có d = 1,28. A. 6,66 lít H2SO4 và 3,34 lít H2O B. 6,67 lít H2SO4 và 3,33 lít H2O C. 6,65 lít H2SO4 và 3,35 lít H2O D. 7 lít H2SO4và 3 lít H2O Câu 13: Kim loại A tác dụng với dung dịch H2SO4 sinh ra khí H2, dẫn khí H2 đi qua o xít của kim loại B nung nóng, o xít này bị khử cho kim loại B, cho biết A và B có thể là cặp kim loại nào sau đây: A. Hg và Ag B. Ag và Cu C. Zn và Cu D. Na và Al Câu14: Vôi sống để lâu ngoài không khí sẽ giảm chất lượng vì: A. Có hiện tượng hút ẩm B. Có phản ứng với khí CO2 trong không khí C. Bị O xi hoá D. Bị phân huỷ trong không khí Câu 15: Để tôi vôi người ta đã dùng 1 khối lượng nước bằng 70% khối lượng vôi sống. Khối lượng nước đã dùng lớn hơn khối lượng nước tính theo phương trình phản ứng là: A. ằ 2,2 lần B. ằ 3 lần C. ằ 2, 4 lần D. ằ 2,5 lần Câu16: Để phân biệt 2 dung dịch BaCl2 và NaCl người ta có thể dùng: A. Dung dịch HCl B. Dung dịch KOH C. Dung dịch Na2SO4 D. Dung dịch AgNO3 Câu 17: Để làm khô khí CO2 có lẫn nước người ta phải : A. Dẫn qua dung dịch KOH B. Dẫn qua H2O C. Dẫn qua CaO D. Dẫn qua dung dịch H2SO4 đặc Câu 18: Dãy chất tan trong kiềm là: A. Al2O3 ; Zn ; Al(OH)3 ; Ca(OH)2 rắn B. Zn(OH)2; Al; Al2O3 ; Zn C. Al2O3 ; Al; K2O ; ZnO D. Al(OH)3 ; Al; Ag ; ZnO Câu 19: Trong những cặp chất sau, cặp chất xảy ra phản ứng là: A. K2CO3 + H2SO4 B. MgCl2 + Na2SO4 C. Ba(NO3)2 + NaCl D. Ca(OH)2 + KCl Câu 20: Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch FeCl2 có lẫn tạp chất CuCl2: A. Mg B. Al C. Fe D. Ag Câu 21: Mức hoạt động của các kim loại giảm dần trong dãy: A. Al; Mg; Cu; Fe; Ag B. Ag; Cu; Mg; Fe; Al C. Fe; Mg; Cu; Al; Ag D. Mg; Al; Fe; Cu; Ag Câu 22: Nguyên tố X trong hệ thống tuần hoàn có oxít cao nhất dạng X2O5 .Hợp chất khí với H của X chứa 8,82% lượng H. X là nguyên tố: A. N B. P C. Mn D. S i B. Hãy dùng các chất sau: Na2CO3 ; Ag; Fe; Al2O3; Cu; MgO điền vào chỗ trống trong các câu sau để được một câu đúng: Câu 1: Chất nào tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra: 1. Chất khí làm vẩn đục nước vôi trong là………… 2. Chất cháy được trong không khí là ………….. Câu 2: Chất không tác dụng với dung dịch axít H2SO4 loãng là …………………. Câu 3: Chất phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng tạo dung dịch không màu và nước là ……………………………………….. II: Tự luận (14 điểm) Câu 1: Hoàn thành dãy biến hoá sau: A1 (2) A2 (3) A3 (4) A4 CaCO3 (1) (8) CaCO3 (9) CaCO3 (10) CaCO3 (11) CaCO3 B1 (5) B2 (6) B3 (7) B4 Câu 2: Hoà tan hoàn toàn 10,45 gam hỗn hợp gồm Fe, Al, Mg vào dung dịch HCl. Dung dịch thu được sau phản ứng đem trộn với dung dịch NaOH dư được 14,05 gam kết tủa và dung dịch A. Nung kết tủa trong không khí thấy tạo thành 12 gam hỗn hợp gồm hai oxít kim loại. Cho khí CO2 lội qua dung dịch A thu được 11,7 gam kết tủa trắng dạng keo. Viết phương trình phản ứng và tính hiệu suất của phản ứng nung kết tủa?. Câu 3: Có hỗn hợp rắn gồm 3 oxít là CuO; Al2O3 và Fe2O3. Hãy nêu phương pháp hoá học tách 3 kim loại riêng biệt từ hỗn hợp oxít của chúng? Câu 4: Nhúng một bản bạch kim phủ một lớp kim loại nào đó vào dung dịch CuSO4 đến khi ngừng thay đổi khối lượng. Nhấc bản kim loại ra rửa sạch làm khô và cân, thấy khối lượng bản kim loại tăng lên 0,16 gam so với ban đầu. Lại nhúng bản kim loại vào dung dịch HgSO4 đến khi ngừng thay đổi khối lượng. Lần này khối lượng bản kim loại tăng thêm 2,74 gam. Hãy xác định kim loại đem phủ lên thanh bạch kim và khối lượng của nó trên thanh bạch kim? …………………………………………… Đáp án Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp Huyện năm học 2006 - 2007 Môn hoá học I. Phần I: Trắc nghiệm khách quan A. Mỗi câu đúng 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Đáp án D C B C A A B C B C C Câu 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 Đáp án B C B A C D B A C D B B. Điền vào chỗ trống: Câu 1(0,5 đ): 1. Na2CO3 2. Fe Câu 2 (0,5 đ) : Cu và MgO Câu 3 (0,5 điểm): Al2O3 ; MgO I. Phần II: Tự luận Câu 1: 3 điểm a/ Xác định đúng các chất đem phản ứng được 0,8 điểm A1 : CaO A2 : Ca(OH)2 A3 :Ca(HCO3)2 A4 : CaCl2 B1: CO2 B2: NaHCO3 B3: NaOH B4:Na2CO3 b/ Mỗi phương trình đúng được 0,2 điểm. 1. CaCO3 CaO + CO2 2. CaO + H2O Ca(OH)2 3. Ca(OH)2 + CO2 Ca(HCO3)2 4. CaHCO3)2 + 2 HCl CaCl2 + 2 CO2 + 2 H2O 5. CO2 + NaOH NaHCO3 6. NaHCO3 + Ca(OH)2 CaCO3 ¯ + NaOH + H2O 7. 2 NaOH + CO2 Na2CO3 + H2O 8. CaO + H2O Ca(OH)2 9. Ca(OH)2 + NaHCO3 CaCO3 ¯ + NaOH + H2O 10. Ca(HCO3)2 + 2NaOH CaCO3 ¯ + Na2CO3 + 2H2O 11. CaCl2 + Na2CO3 CaCO3 ¯ + 2 NaCl Câu 2: 3 điểm 1. Xác định được dung dịch thu được sau phản ứng, dung dịch A. Viết đúng các phương trình phản ứng được 1,5 điểm. Gọi số mol Al, Fe, Mg có trong hỗn hợp lần lượt là : x, y, z (mol). Ta có phương trình phản ứng: Al + 3 HCl AlCl3 + 3/2 H2 (1) Fe + 2 HCl FeCl2 + H2ư (2) Mg + 2 HCl MgCl2 + H2ư (3) Dung dịch thu được gồm: AlCl3 ; FeCl2; MgCl2; HCl dư AlCl3 + 3 NaOH 3 NaCl + Al(OH)3 ¯ (4) Al(OH)3 + NaOH Na AlO2 + 2 H2O (5) FeCl2 + 2 NaOH Fe(OH)2 ¯ + 2 NaCl (6) 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4 Fe(OH)3 ¯ (7) MgCl2 + 2 NaOH Mg(OH)2 ¯ + 2 NaCl (8) Dung dịch A gồm : Na AlO2; NaCl ; NaOH dư 2. Xác định được 2 o xít kim loại, tính đúng hiệu xuất phản ứng được 1,5 điểm. 2 Fe(OH)3 Fe2O3 + H2O (9) Mg(OH)2 MgO + H2O (10) Cho khí CO2 lội qua dung dịch A: CO2 + 2 H2O + Na AlO2 NaHCO3 + Al(OH)3 ¯ (11) CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O (12) Ta có: n Al(OH)3 ở phản ứng (11) = n Na AlO2 = n Al(OH)3 = n AlCl3 = n Al = x ( mol) = 11,7 : 78 = 0,15 mol. Ta có hệ phương trình: 107 y + 58 z = 14,05 27 . 0,15 + 56 y + 24 z = 10,45 Giải hệ phương trình trên được: Y = 0,05 Z = 0.15 Theo tỷ lệ phản ứng (9) & (10) ta có : n Fe2O3 = 2n Fe(OH)3 = 0,1 (mol) n MgO = n Mg(OH)2 = 0,15 (mol) m rắn sau phản ứng = 0,1 . 160 + 0.15 . 40 = 22 (gam) trên lý thuyết Hiệu suất phản ứng là: 12 : 22 . 100% = 54, 545 % Câu 3: 3 điểm( Mỗi chất tách được được 1 điểm) Hoà tan hỗn hợp trong kiềm (NaOH) dư, chỉ có Al2O3 bị hoà tan: Al2O3 + 2 NaOH 2 Na AlO2 + H2O Sau đó lọc dung dịch và thu hỗn hợp 2 chất rắn CuO và Fe2O3 , dung dịch còn lại đem sục khí CO2 vào đến dư. CO2 + H2O + Na AlO2 Al(OH)3 + NaHCO3 Lọc kết tủa đem nung : 2 Al(OH)3 Al2O3 + 3 H2O Thu Al2O3 cho điện phân nóng chảy thu được Nhôm. 2Al2O3 4Al + 5O2 Hỗn hợp rắn ( CuO và Fe2O3 ) cho khử ở nhiệt độ cao: CuO + H2O Cu + H2O Fe2O3 + 3 H2 2 Fe + 3H2O Thu hồi hỗn hợp 2 loại kim loại, sau đó cho vào dung dịch HCl dư, Fe có phản ứng tan, Cu không phản ứng lọc thu đồng tinh khiết. Fe + 2HCl FeCl2 + H2 Dung dịch thu được là Fe, đem điện phân dung dịch thu Fe: FeCl2 Fe + Cl2 Bài 4: 4 điểm Gọi kim loại phản ứng bám trên thanh bạch kim là A. Hoá trị của A là n. Các phản ứng sảy ra: 2 A + n CuSO4 A2(SO4)n + n Cu (1) Cu + HgSO4 Cu SO4 + Hg (2) Theo phản ứng (1): Cứ 2 Ag gam phản ứng thì khối lượng tăng 64n - 2A Hay Ag phản ứng thì khối lượng tăng 32n - A Vậy khối lượng tăng 0,16 gam thì khói lượng A phản ứng sẽ là: 0,16 A : 32n - A Theo phản ứng (2) cứ 64 gam Cu phản ứng thì khối lượng tăng 201 - 64 = 137 g Vậy khi khối lượng tăng 2,74 g thì khối lượng Cu phản ứng là: 2,74 . 64 : 137 = 1,28 (g) Theo (1) cứ 64 n gam Cu được giải phóng thì khối lượng tăng 64 n - 2A Hay 32 n gam Cu được giải phóng thì khối lượng tăng 32n - 2A Vậy 1,28 gam Cu được giải phóng thì khối lượng tăng 0,1 gam Ta có: 0,16 . 32n = 1,28 ( 32n - A) A = 28 n Nếu n = 1 A = 28 ( Loại) Nếu n =2 A = 56 ( Fe) Nếu n = 3 A = 84 ( loại) Vậy A là Fe. Khối lượng Fe trên thanh bạch kim là: Thay n= 2 và A = 56 vào biểu thức 0,16 A : 32n - A ta có 0,16 . 56 : 32 . 2 - 56 = 1,12 (g). Khối lượng Fe = 1,12 gam ( Học sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa)

File đính kèm:

  • docDE HOA.doc