Bài 1: (2,5 điểm)
Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ biến hóa sau ( ghi điều kiện phản ứng nếu có )
a. KClO3 O2 P2O5 H3PO4
b. CaCO3 CaO Ca(OH)2
Bài 2: (3,5 điểm)
Nung nóng để phân hủy hoàn toàn 632g Kali pemanganat KMnO4 .
a. Viết phương trình hóa học của phản ứng.
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2084 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi năm học: 2011-2012 môn: hóa học lớp : 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT ………………… ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC: 2011-2012
TRƯỜNG THCS …………………… Môn: HÓA HỌC LỚP : 8
Thời gian làm bài : 150 phút ( không kể thời gian phát đề )
Họ và tên :………………………………………
Số báo danh:……………….
Lớp :……………….. Phòng thi:…………..
Chữ ký giám thị:
Mã phách:
………………………………………………………………………………………………
Điểm bằng số:
Điểm bằng chữ:
Chữ ký giám thị 1:
Chữ ký giám thị 2:
Mã phách:
Bài 1: (2,5 điểm)
Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ biến hóa sau ( ghi điều kiện phản ứng nếu có )
a. KClO3 à O2 à P2O5 à H3PO4
b. CaCO3 à CaO à Ca(OH)2
Bài 2: (3,5 điểm)
Nung nóng để phân hủy hoàn toàn 632g Kali pemanganat KMnO4 .
a. Viết phương trình hóa học của phản ứng.
b. Tính khối lượng mangandioxit tạo thành sau phản ứng ?
c. Tính thể tích chất khí sinh ra sau phản ứng (ở đktc) ?
( O = 16 ; K = 39 ; Mn = 55 )
Bài 3: (4 điểm)
Đốt 9,2g Na trong bình chứa 4480 ml Oxi ( điều kiện tiêu chuẩn).
Hỏi sau phản ứng chất nào còn dư? Dư bao nhiêu gam ?
( O =16 ; Na = 23 )
Bài 4: (3 điểm)
Trong hợp chất Oxi của lưu huỳnh có chứa 2 gam lưu huỳnh và 3 gam Oxi .
Tìm công thức hóa học đơn giản nhất của hợp chất.
( O = 16 ; S = 32 )
Bài 5: (2 điểm )
Em giải thích vì sao sau khi nung nóng một cục đá vôi thì khối lượng nhẹ đi,còn khi nung nóng một qua đồng thì khối lượng lại nặng thêm?
Bài 6: ( 1,5 điểm )
Đốt cháy hoàn toàn 120 gam than đá ( có lẫn tạp chất không cháy ). Sau phản ứng thu được 264 gam khí CO2 . Tính tỉ lệ phần trăm về khối lượng tạp chất có trong than đá ?
( C = 12 ; O = 16 )
Bài 7: ( 3 điểm )
Hòa tan hoàn toàn 16,25 gam kim loại M ( chưa rõ hóa trị) vào dung dịch oxit HCl.Khi phản ứng kết thúc thu được 5,6 lít H2 (đktc ).
a. Xác định kim loại M trong số các kim loại sau : Na =23 ; Cu = 64 ; Zn = 65
b. Tính thể tích dung dịch HCl 0,2M cần dùng để hòa tan hết lượng kim loại này.
ĐÁP ÁN & BIỂU ĐIỂM THI HSG NĂM HỌC 2011 -2012
Bài 1 : (2,5 điểm)
a. 2KClO3 à2KCl + 3O2 ↑ (0,5 đ)
5O2 + 4P →2P2O5 (0,5đ)
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 (0,5 đ)
b. CaCO3 → CaO + O2 ↑ (0,5đ)
CaO + H2O → Ca(OH)2 (0,5đ)
Bài 2: ( 3,5 điểm)
a.2KMnO4 →t° K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑ (0,5 đ )
b. n (KMnO4) = m (KMnO4) : M (KMnO4) = 632: 158 = 4 (mol) (0,5 đ)
Theo PTHH : cứ 2 mol KMnO4 phân huỷ tạo 1 mol MnO2.Vậy 4 mol KMnO4 phân huỷ tạo x mol MnO2.
x = 4.1 : 2 = 2 (mol) (0,5 đ)
→ Khối lượng MnO2 tạo thành sau phản ứng là :
m (MnO2) = n (MnO2) . M (MnO2) = 2 . 87 = 174 (gam) (0,5 đ)
c. Theo PTHH cứ 2 mol KMnO4 phân huỷ tạo thành 1 mol O2.Vậy 4 mol KClO3 phân huỷ tạo thành y mol O2.
→ y = 4 . 1 : 2 = 2 (mol) (0,5đ)
Ở đktc 1 mol chất khí có V =22,4 lít nên thể tích khí oxi thu được là: (0,5đ)
V (O2) = n(O2) . 22,4 = 2 . 22,4 = 44,8 (lít) (0,5đ)
Bài 3: ( 4 điểm)
4480 ml = 4,48 lít (0,25 đ)
Ở đktc,1 mol chất khí có thể tích bằng 22,4 (lít) (0,25 đ)
→ n(O2) = V : 22,4 =4,48 : 22,4 = 0,2 (mol) (0,5 đ)
nNa = mNa : MNa = 9,2 : 23 = 0,4 (mol) (0,5đ)
4Na + O2 → 2Na2O (0,5đ)
4 mol 1 mol
Lập tỉ lệ : 0,4/4 < 0,2/1 sau phản ứng chất dư là oxi (0,5đ)
Ta dựa vào Natri để tính.
Theo PTHH cứ 4 mol Na phản ứng với 1 mol O2 . Vậy 0,4 x mol Na với x mol O2
x = 0,4 . 1 : 4 = 0,1 (mol) (0,5 đ)
Số mol oxi còn dư là : 0,2 – 0,1 = 0,1 (mol) (0,5 đ)
Khối lượng oxi còn dư là : m(O2) = n(O2) . M(O2) = 0,1 . 32 = 3,2 (gam) (0,5đ)
Bài 4: (3 điểm)
Hợp chất A có công thức hoá học dạng chung la SxOy , trong đó ( x,y là số nguyên dương) (0,5đ)
Khối lượng của hợp chất : mA = 2 + 3 = 5 (gam) (0,5đ)
→ Thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố :
% S = (100.2 / 5).100% = 40% ( 0,5 đ)
% O = ( 3.100 / 5).100% = 60% (0,5 đ)
Ta có tỉ lệ : x / y = (40/32) : (60 / 16) = 1 /3 (0,5đ)
Chọn x = 1 và y = 3 thế vào công thức dạng chung,ta có công thức hoá học là SO3 (0,5đ)
Bài 5: ( 2 điểm)
Khi nung nóng đá vôi CaCO3 sẽ phân huỷ thành CaO và khí CO2 thoát ra ngoài nên làm cho khối lượng nhẹ đi . (0,5 đ)
CaCO3 → CaO + CO2 (0,5 đ)
Còn khi nung nóng một que đồng thì khối lượng lại nặng thêm vì đồng hoá hợp với oxi tạo oxit đồng. (0,5 đ)
2Cu + O2 → 2CaO (0,5 đ)
Bài 6: (1,5 điểm)
C + O2 → CO2 (0,25 đ)
12 gam → 44 gam
x gam → 264 gam
→ x = 264 . 12 : 44 = 72 (gam) (0,5 đ)
Khối lượng tạp chất có trong than đá là : mtc = mtđ - mc = 120 – 72 = 48 (gam) (0,25đ)
% tạp chất có trong than đá là : % tc = (48 . 100) / 120 . 100% = 40% (0,5đ)
Câu 7: ( 3 điểm)
Gọi n là hoá trị của M ,ta có phương trình phản ứng là :
M + nHCl → MCln + n/2 H2 ↑
1 mol n/2 mol
x mol n.x / 2 mol (0,75đ)
Ta có hệ phương trình : mx = 16,25 (1) (0,25đ)
nx/2 = 5,6 / 22,4 = 0,25 (2) (0,25đ)
Từ (2) ta suy ra: nx = 0,25 .2 = 0,5 (3) (0,25đ)
Lấy (1)/ (3) ta có : mx / nx = 16,25/ 0,5 à m/ n = 32,5 àm =32,5 n (0,25đ)
Hoá trị của kim loại có thể là I , II , III .Do đó ta xét bảng sau : (0,25đ)
n
1
2
3
m
32,5
65 ( chọn)
97,5
Trong các kim loại trên ,thì Zn ứng với khối lượng mol là 65 ( phù hợp) (0,25đ)
Phương trình phản ứng : Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑ (0,25đ)
nHCl = 2nZn = 2 . ( 16,25 / 65) = 0,5 (mol) (0,25đ)
VHCl = n / CM = 0,5 / 0,2 = 2,5 (lít) (0,25đ)
( Học sinh có thể giải cách khác nếu lập luận đúng dẫn đến kết quả đúng thì sẽ cho điểm tối đa)
HẾT
File đính kèm:
- de thi HSG Hoa 8(6).doc