Đề thi học sinh giỏi ngữ văn 12 tỉnh Thanh Hóa

Câu 1: "Hồng sơn diệp hộ" (Người đi săn ở núi Hồng) và "Nam hải điếu đồ" (Người câu cá ở biển Đông) là biệt hiệu của

a. Nguyễn Trãi c. Nguyễn Du

b. Nguyễn Khuyến d. Nguyễn Đình Chiểu

Câu 2: Tố Hữu có hai câu thơ sau:

"Nghe hồn phiêu diêu

Tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lòng"

Hãy lựa chọn một trong các phương án sau để điền vào dấu ba chấm

a. Nguyễn Khuyến c. Nguyễn Trãi

b. Đồ Chiểu d. Nguyễn Du

Câu 3: Hối Trai là hiệu của:

a. Nguyễn Trãi c. Nguyễn Du

b. Nguyễn Khuyến d. Nguyễn Đình Chiểu

Câu 4: Từ xưa đến nay, tác phẩm này vẫn được xem là: "Thiên cổ hùng văn". Đó là:

a. Nam quốc sơn hà c. Bình Ngô đại cáo

b. Hịch tướng sĩ văn d. Tuyên ngôn độc lập

Câu 5: Hai câu thơ: "Đau đớn thay phận đàn bà

Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu"

Nằm trong tác phẩm:

a. Văn chiêu hồn (Nguyễn Du) b. Kính gửi cụ Nguyễn Du (Tố Hữu)

c. Truyện Kiều(Nguyễn Du) d. Bài ca xuân 61(Tố Hữu)

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2072 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi ngữ văn 12 tỉnh Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ giáo dục- đào tạo đề thi học sinh giỏi tỉnh Sở GD-Đt Thanh hoá môn văn lớp 12 Bảng B; Thời gian: 180 phút GV Nguyễn Minh Nguyệt THPT Lê Văn Linh thọ xuân 23/01/2006 đề bài I. Phần trắc nghiệm Câu 1: "Hồng sơn diệp hộ" (Người đi săn ở núi Hồng) và "Nam hải điếu đồ" (Người câu cá ở biển Đông) là biệt hiệu của a. Nguyễn Trãi c. Nguyễn Du b. Nguyễn Khuyến d. Nguyễn Đình Chiểu Câu 2: Tố Hữu có hai câu thơ sau: "Nghe hồn …phiêu diêu Tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lòng" Hãy lựa chọn một trong các phương án sau để điền vào dấu ba chấm a. Nguyễn Khuyến c. Nguyễn Trãi b. Đồ Chiểu d. Nguyễn Du Câu 3: Hối Trai là hiệu của: a. Nguyễn Trãi c. Nguyễn Du b. Nguyễn Khuyến d. Nguyễn Đình Chiểu Câu 4: Từ xưa đến nay, tác phẩm này vẫn được xem là: "Thiên cổ hùng văn". Đó là: a. Nam quốc sơn hà c. Bình Ngô đại cáo b. Hịch tướng sĩ văn d. Tuyên ngôn độc lập Câu 5: Hai câu thơ: "Đau đớn thay phận đàn bà Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu" Nằm trong tác phẩm: a. Văn chiêu hồn (Nguyễn Du) b. Kính gửi cụ Nguyễn Du (Tố Hữu) c. Truyện Kiều(Nguyễn Du) d. Bài ca xuân 61(Tố Hữu) Câu 6: Tác giả được đánh giá là: "Là một nhà văn có cái đẹp từ con người đến văn chương" chính là: a. Nguyễn Trãi c. Đồ Chiểu b. Nguyễn Khuyến d. Hồ Chí Minh Câu7: "Thơ duyên" của Xuân Diệu được xem là: a. Một trong những bài thơ tình trong sáng của Xuân Diệu b. Những rung động tinh vi của Xuân Diệu trước cảnh chiều thu c. Bài thơ thể hiện lòng yêu đời, sự trẻ trung của nhà thơ d. Cả ba trường hợp trên. Câu 8: Bài thơ thuộc loại tiêu biểu nhất của Xuân Diệu về khát vọng sống, tình yêu và tuổi trẻ là bài: a. Thơ duyên c. Vội vàng b. Đây mùa thu tới d. Xa cách Câu 9: Bài thơ nào dưới đây được xem là sự đối cực với "Đây mùa thu tới" của Xuân Diệu: a. Vội vàng c. Tương tư chiều b. Thơ duyên d. Xa cách Câu 10: Tính cách và tấm lòng của nhân vật nào trong "Chữ người tử tù" được Nguyễn Tuân xem là "Một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ"? a. Huấn Cao c. Thầy thơ lại b. Quản ngục d. Cả ba nhân vật trên Câu 11: Tác phẩm nào dưới đây có kiểu kết cấu vòng tròn?: a. Chữ người tử tù c. Đời thừa b. Hai đứa trẻ d. Chí Phèo Câu 12: Quá trình hiện đại hoá nền văn học nước ta bắt đầu bằng: a. Các thể văn xuôi quốc ngữ c. Sự xuất hiên phong trào dịch thuật b. Sự xuất hiện báo chí d. Cả ba trường hợp trên Câu 13: Quá trình hình thành và phát triển của văn học hiện đại Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945 được đánh giá là: "Một năm có thể bằng 30 năm của người". Đây là đánh giá của: a. Vũ Ngọc Phan c. Hoài Thanh b. Phạm Quỳnh d. Hoài Chân Câu 14: Thể loại phóng sự ra đời và phát triển mạnh là vào khoảng thời gian: a. Từ đầu thế kỷ XX c. Từ đầu những năm 30 trở đi c. Từ đầu những năm 20 trở đi d. Từ đầu những năm 40 trở đi Câu 15: Thể loại nào được xem là "Khinh binh" trong đội quân văn học hiện đại: a. Truyện ngắn hiện đại c. Thơ trào phúng b. Tiểu thuyết hiện đại d. Tuỳ bút, bút ký Câu 16: Cây bút nào dưới đây được xem là: "Ông vua phóng sự đất Bắc": a. Tam Lang c. Vũ Trọng Phụng b. Ngô Tất Tố d. Nguyễn Công Hoan Câu 17: Từ khoảng 1930 đến 1945, truyên ngắn phát triển mạnh mẽ và liên tục. Mở đầu là lối truyện ngắn trào phúng rất ngắn và rất vui của: a. Nam Cao c. Ngô Tất Tố b. Vũ Trọng Phụng d. Nguyễn Công Hoan Câu 18: Ai đã từng khẳng định : "Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sỹ trên mặt trận ấy" ? a. Trường Chinh c. Hồ Chí Minh b. Phạm Văn Đồng d. Lê Duẩn Câu 19: "Văn nghệ phụng sự kháng chiến nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ sức sống mới, sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta". Đó là câu nói của: a. Trường Chinh c. Nguyễn Thi b. Hồ Chí Minh d. Nguyễn Đình Thi Câu 20: Theo cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, sáng tác văn học là hoạt động nhằm: a. Hiểu biết thực tại xã hội c. Sáng tạo thực tại xã hội b. Khám phá thực tại xã hội d. Cả ba hoạt động trên Câu 21: Thể loại cơ động linh hoạt mở đầu cho văn xuôi thời kỳ kháng chiến chống Pháp là: a. Thơ ca c. Tiểu thuyết b. Kịch nói d. Truyện ngắn và ký Câu 22: Văn học Việt Nam 1945- 1975 "ít nói tới cái chết. Có chăng là cái chết bất tử, cái chết gieo mầm cho sự sống". Đó chính là một trong những biểu hiện của: a. Khuynh hướng sử thi c. Cảm hứng lãng mạn b. Giá trị hiện thực d. Cả ba biểu hiện trên Câu 23: Tác phẩm được tặng giải thưởng của Hội văn nghệ Việt Nam 1951- 1952 là: a. Vùng mỏ (Võ Huy Tâm) c. Ký sự Cao Lạng (Nguyễn Huy Tưởng) b. Xung kích d. Cả ba tác phẩm trên Câu 24. Nói về giá trị của tác phẩm văn học là nói về: a. Giá trị thẩm mỹ c. Giá trị nhận thức b. Giá trị tư tưởng tình cảm d. Cả ba giá trị trên Câu 25: Tác phẩm văn học mang đến cho con người ta "Sự hiểu". Đó là: a. Hiểu đời c. Hiểu mình b. Hiểu người d. Cả ba trường hợp trên Câu 26: Thước đo đánh giá trình độ, mức độ nội dung nhận thức của tác phẩm văn học (sự hiểu và sự biết) là: a. Sự chân thực c. Tầm khái quát b. Độ sâu sắc d. Cả ba trường hợp trên Câu 27: Giá trị nào trong số các giá trị dưới đây của tác phẩm văn học được xem là mẫu số chung, là thứ keo kết dính làm cho tất cả các giá trị khác nhau thống nhất lại trong một chỉnh thể là tác phẩm văn học?: a. Giá trị nhận thức c. Giá trị thẩm mỹ b. Giá trị tư tưởng, tình cảm d. Cả ba giá trị trên Câu 28: Bielinxki từng nói: "Cái đẹp là điều kiện không thể thiếu được của nghệ thuật. Nếu thiếu cái đẹp thì không có và không thể có nghệ thuật". Câu nói này nhằm khẳng định lớp ý nghĩa nào của tác phẩm văn học? a. Đề tài c. Cảm hứng b. Chủ đề d. Sắc điệu thẩm mỹ Câu 29: Tác phẩm văn học được tiếp nhận theo nhiều kiểu khác nhau. Tại sao lại có hiện tượng này? a. Bản thân công chúng độc giả có sự khác nhau về sở thích, sở trường, khả năng? b. Bản thân tác phẩm văn học có nhiều tầng nghĩa c. Là do môi trường văn hoá- xã hội mà người tiếp nhận đang sống d. Cả ba trường hợp trên. Câu 30: Ngôn ngữ thơ trữ tình có đặc điểm: a. Ngôn ngữ thơ bão hoà cảm xúc b. Ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính c. Ngôn ngữ thơ có tính hàm súc d. Cả ba đặc điểm trên Câu 31: Thể loại nào dưới đây hầu như sáng tác không bị hạn chế bởi không gian, thời gian? a. Tác phẩm trữ tình c. Tác phẩm kịch b. Tác tự sự d. Cả ba thể loại trên Câu 32: Việc trau dồi, rèn luyện để trở thành một nhà văn tài năng bao gồm mặt cơ bản nào trong những mặt dưới đây:? a. Vốn sống c.Trình độ văn hoá và kỹ thuật viết văn b. Lập trường tư tưởng d. Cả ba trường hợp trên Câu 33: Màu sắc cổ điển được thể hiện trong "Nhật ký trong tù" của Hồ Chí Minh chính là: a. Giàu tình cảm đối với thiên nhiên b. Bút pháp chấm phá như muốn ghi lấy tâm hồn của tạo vật c. Hình tượng nhân vật trữ tình ung dung, nhàn nhã, tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên, vũ trụ d. Cả ba biểu hiện trên Câu 34: Trong tác phẩm "Vợ nhặt" của Kim Lân, việc nhân vật Tràng có vợ đã gây ngạc nhiên cho: a. Người dân xóm ngụ cư c. Chính bản thân Tràng b. Bà cụ Tứ- mẹ Tràng d. Cả ba đối tượng trên Câu 35: Tác phẩm nào dưới đây của Nam Cao được Tô Hoài coi là "Một tuyên ngôn nghệ thuật của một thế hệ nhà văn như Nam Cao, Tô Hoài…": a.Trăng sáng c. Đôi mắt b. Đời thừa d. Cả ba tác phẩm trên Câu 36: Khi miêu tả vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà trong tác phẩm "Người lái đò sông Đà". Nguyễn Tuân đã nhìn nó như: a. Một nữ nhân xuân sắc c. Một tình nhân chưa quen biết b. Một cố nhân d. Cả ba trường hợp trên II. Phần tự luận Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao qua ba tác phẩm: Trăng sáng, Đời thừa và Đôi mắt./.

File đính kèm:

  • docDe thi trac nghiem khach quan van 11.doc
Giáo án liên quan