Câu 1: (8 điểm)
a. Giống nhau: (4 điểm)
- Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930 – 1945. - Phương thức biểu đạt: tự sự.
- Nội dung: Cả 3 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã hội đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo. - Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh động.
b. Khác nhau: (4 điểm)
- Thể loại: Mỗi văn bản viết theo một thể loại: Trong lòng mẹ (Hồi kí), Lão Hạc (Truyện ngắn), Tức nước vỡ bờ (Tiểu thuyết)
- Đều biểu đạt phương thức tự sự nhưng mỗi văn bản yếu tố miêu tả, biểu cảm có sự đậm nhạt khác nhau.
- Mỗi văn bản viết về những con người với số phận và những nỗi khổ riêng.
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3921 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi vòng huyện năm học 2011 – 2012 đề thi môn ngữ Văn Lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT DUYÊN HẢI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
TRƯỜNG THCS TRƯỜNG LONG HÒA NĂM HỌC 2011 – 2012
-----------------
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
I. MA TRẬN ĐỀ
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Văn bản “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ” và “Lão Hạc”.
Qua ba văn bản truyện ký Việt Nam: “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ” và “Lão Hạc”, em thấy có những đặc điểm gì giống và khác nhau ? Hãy phân tích để làm sáng tỏ.
1 câu 8 điểm: 40%
Văn tự sự
Người bạn ấy sống mãi trong lòng tôi.
1 câu 12 điểm: 60%
Tổng cộng
1 câu 8 điểm: 40%
1 câu 12 điểm: 60%
2 câu 20 điểm: 100%
II. NỘI DUNG ĐỀ:
Câu 1: (8 điểm)
Qua ba văn bản truyện ký Việt Nam: “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ” và “Lão Hạc”, em thấy có những đặc điểm gì giống và khác nhau ? Hãy phân tích để làm sáng tỏ.
Câu 2: ( 12 điểm)
Người bạn ấy sống mãi trong lòng tôi.
---HẾT---
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
(NĂM HỌC 2011 – 2012)
-------------------------------
Câu 1: (8 điểm)
a. Giống nhau: (4 điểm)
- Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930 – 1945. - Phương thức biểu đạt: tự sự.
- Nội dung: Cả 3 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã hội đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo. - Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh động.
b. Khác nhau: (4 điểm)
- Thể loại: Mỗi văn bản viết theo một thể loại: Trong lòng mẹ (Hồi kí), Lão Hạc (Truyện ngắn), Tức nước vỡ bờ (Tiểu thuyết)
- Đều biểu đạt phương thức tự sự nhưng mỗi văn bản yếu tố miêu tả, biểu cảm có sự đậm nhạt khác nhau.
- Mỗi văn bản viết về những con người với số phận và những nỗi khổ riêng.
Câu 2: ( 12 điểm)
A- Yêu cầu chung:
Bài làm của học sinh đảm bảo là một bài văn hoàn chỉnh, bố cục hợp lý, tình tiết rõ ràng, có kết hợp thức tự sự với miêu tả và biểu cảm; văn viết gãy gọn rõ ý, ít sai ngữ pháp, chính tả.
B- Yêu cầu cụ thể:
Bài làm kể được các ý sau đây:
Yêu cầu: Kể về người bạn ấy sống mãi trong lòng tôi
Nội dung: Người bạn ấy
a) Mở bài: Giới thiệu nguyên nhân gặp nhau, tên bạn, đặc điểm chung của bạn (2 đ)
b) Thân bài: (8 đ)
- Kể diễn biến sự việc của bạn (4 đ)
- Chú ý tả người, kể việc, kể những cảm xúc trong tâm hồn mình. (4 đ)
c) Kết bài: (2 đ)
- Kết thúc sự việc
- Cảm nghĩ chung
C. Tiêu chuẩn cho điểm:
- Đạt 12 điểm: Làm đúng thể loại, có đủ các ý, kể theo trình tự hợp lý, mạch lạc, có tính thống nhất, không sai chính tả, ngữ pháp; diễn đạt trôi chảy.
- Điểm từ 9 → 11: Diễn đạt hơi lủng củng, có sai 1, 2 lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm từ 5 → 8: Ý nghèo, thiếu mạch lạc → vụng, sai chính tả, ngữ pháp nhưng vẫn nắm được chủ đề của bài.
- Điểm từ 2 → 4: chưa nắm vững phương pháp làm bài, ý quá nghèo. Diễn đạt ý lủng củng, vụng về. Chưa kể được sự việc cụ thể, ý còn chung chung, sai nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm từ 0 →1: Chưa nắm thể loại, nội dung bài, viết lung tung
Trên đây là những gợi ý, giám khảo căn cứ vào bài làm thực tế của học sinh để đánh giá cho điểm chính xác. Khuyến khích cho điểm cao những bài có sáng tác, cảm xúc chân thật, tự nhiên, trong sáng gây xúc động cho người đọc.
...................................................................
Giáo viên bộ môn
Sơn Ngọc Thái
File đính kèm:
- VAN 8.doc