Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm năm học 2008 - 2009 môn thi: Văn 9 trường THCS Trung Sơn

A. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)

 Đọc doạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng:

“ Ngọc không mài không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu đanh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những tệ hại ấy”

1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ?

 A, Chiếu dời đô.

 B, Hịch tướng sĩ.

 C, Bàn luận về phép học.

2. Tác giả của đoạn trích trên là ai?

 A, Lý Công Uốn

 B, Nguyễn Thiếp.

 C, Trần Quốc Tuấn.

3. Văn bản có đoạn trích trên viết theo thể loại gì?

 A, Tấu.

 B, Cáo.

 C, Hịch.

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm năm học 2008 - 2009 môn thi: Văn 9 trường THCS Trung Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD & ĐT sầm sơn đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Trường thcs trung sơn năm học 2008 - 2009 Đề chẵn Môn thi: Văn 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Họ tên HS.................................... SBD:…………..…Lớp :…….…. Điểm thi: Giám khảo:…......................... A. trắc nghiệm ( 3 điểm) Đọc doạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng: “ Ngọc không mài không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu đanh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những tệ hại ấy” 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ? A, Chiếu dời đô. B, Hịch tướng sĩ. C, Bàn luận về phép học. 2. Tác giả của đoạn trích trên là ai? A, Lý Công Uốn B, Nguyễn Thiếp. C, Trần Quốc Tuấn. 3. Văn bản có đoạn trích trên viết theo thể loại gì? A, Tấu. B, Cáo. C, Hịch. 4. Nhận xét nào sau đây đúng ? A, Tấu được viết bằng văn xuôi B, Tấu được viết bằng văn vần. C, Tấu có thể được viết bằng văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu. 5. Mục đích của việc học được tác giả nêu trong đoạn trích là gì? A, Học để mưu cầu danh lợi. B, Học để lấy bằng cấp. C, Học để biết rõ đạo. 6. Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên: A, Thuyết minh. B, Biểu cảm. C, Nghị luận. 7. Đoạn văn trên phê phán thói xấu nào: A, Lối học thực dụng, mưu cầu danh lợi riêng. B, Lối học sách vở, xa rời thực tế. C, Phê phán sự lười học. 8. Kiểu hành động nói nào đã được thực hiện trong câu: Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền? A, Điều khiển B, Hỏi. C, Trình bày 9. Câu văn: Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo, thuộc kiểu câu nào? A, Nghi vấn. B, Trần thuật C, Cầu khiến. 10. ý nào dưới đây nói lên chức năng chính của câu nghi vấn? A, Dùng để yêu cầu B, Dùng để hỏi. C, Dùng để kể lại sự việc. 11. Các từ: hãy, đừng, chớ, cần, phải thuộc từ loại gì? A, Phó từ. B, Đại từ. C, Quan hệ từ. 12. Lượt lời là gì? A, Là việc các nhân vật nói năng trong hội thoại. B, Là sự thay đổi luân phiên lần nói giữa những người đối thoại với nhau. B. Tự luận.(7 điểm) 1. Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em về chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi học xong bài Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà ( Văn 9, tập 1) 2. Giới thiệu với mọi người về di tích đền Độc Cước của quê em. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Phòng GD & ĐT sầm sơn đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Trường thcs trung sơn năm học 2008 - 2009 Đề lẻ Môn thi: Văn 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Họ tên HS.................................... SBD:………..…Lớp :…….…. Điểm thi: Giám khảo:…......................... I. Trắc nghiệm khách quan: (3điểm,12 câu,mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm) 1. Thể văn nghị luận cổ nào dưới đây thường dùng để công bố kết quả một sự nghiệp ? A. Chiếu B. Hịch C. Cáo D. Tấu 2. Mượn “Lời con hổ trong vườn bách thú”, tác giả bài Nhớ rừng muốn thể hiện điều gì? A. Nỗi nhớ về quá khứ vàng son B. Khát vọng làm chủ thế giới C. Tình yêu nước nồng nàn D. Khát vọng tự do mãnh liệt 3. Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản nhật dụng ? A. Thông tin về ngày trái đất năm 2000 B. Đi bộ ngao du C. Bài toán dân số D. Ôn dịch , thuốc lá 4. Chọn cụm từ thích hợp dưới đây để điền vào chỗ trống trong câu “Chiếu dời đô thuyết phục người nghe bằng lý lẽ chặt chẽ và bằng ......” A. Bố cục chặt chẽ B. Giọng điệu hùng hồn C. Các biện pháp tu từ D. Tình cảm chân thành 5. Trật tự từ trong câu nào thể hiện thứ tự trước sau theo thời gian? A. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng B. Thẻ của nó, người ta giữ; hình của nó, người ta đã chụp rồi C. Bạc phơ mái tóc người cha D. Từ Triệu, Đinh , Lý, Trần, bao đời xây nền độc lập 6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ “Đi đường”? A. Điệp từ B. Nhân hoá C. So sánh D. Hoán dụ 7. Các câu: “Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.” thuộc kiểu câu gì? A. Câu nghi vấn B. Câu cầu khiến C. Câu trần thuật D. Câu cảm thán 8. “Lượt lời” là gì? A. Là việc các nhân vật nói năng trong hội thoại B. Là lời nói của các nhân vật tham gia hội thoại C. Là lời nói của chủ thể nói năng trong hội thoại D. Là sự thay đổi luân phiên lần nói giữa nhưng người đối thoại với nhau 9. Bộ phận nào được thay đổi trật tự trong câu: “Những cuộc vui ấy chị còn nhớ rất rõ” A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Định ngữ D. Bổ ngữ 10. Câu nào dưới đây mắc lỗi diễn đạt? A. Học sinh lớp một là một trình độ phát triển,có những đặc trưng riêng B. Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam C. Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận D. Sầu riêng là một loại trái quý của miền Nam 11. Các từ cầu khiến: “hãy, đừng, chớ, nên, cần, phải... “ thuộc loại từ gì? A. Phó từ B. Đại từ C. Quan hệ từ D. Tình thái từ 12. Câu: “Xin đảm bảo mình sẽ trả sách cho cậu đúng hẹn” thể hiện mục đích nói gì? A. Xin lỗi B. Hứa hẹn C. Cam đoan D. Cảm ơn II. Tự luận: ( 7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Chép lại chính xác bài thơ: “Tức cảnh Pác Bó” ( thơ Hồ Chí Minh) Câu 2: (5 điểm)Viết bài văn giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……… đáp án thi khảo sát chất lượng đầu năm (đề chẵn) Môn : Ngữ văn Lớp : 9 Thời gian: 90 phút. I/ Trắc nghiệm (3 điểm - đúng 1 ý được 0,25 điểm) câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 lựa chọn C B A C C C A C B B A B II? Tự luận Câu 1( 2 điểm) Yêu cầu làm rõ: - Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hơp hài hoà giữa truyền thống với hiện đại, giữa dân tộc với nhân loại và giản dị nhưng vô cùng thanh cao. - Phong cách Hồ Chí Minh được biểu hiện vô cùng sinh động và phong phú trong cuộc sống hàng ngày. - Phong cách sống của Hồ Chí Minh tiêu biểu cho một lối sống đẹp, một chuẩn mực mới đáng để học tập. Câu 2 ( 5 điểm) - HS trình bày đúng theo trình tự thuyết minh về một danh thắng. Điểm tối đa cho thuyết minh là 3 điểm - Sử dụng có hiệu quả các biện pháp nghệ thuật trong thuyết minh Điểm tối đa cho sử dụng có hiệu quả các biện pháp nghệ thuật trong thuyết minh là 2 điểm đáp án- biểu điểm văn 9 đề lẻ I.Trắc nghiệm:( 3 điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 C D B A D A C D B A C B II. Tự luận: Câu 1: Chép lại chính xác bài thơ:(2 điểm) Sáng ra bờ suối tối vào hang, Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, Cuộc đời cách mạng thật là sang. Câu 2: .Bài viết đảm bảo một số yêu cầu sau:( 5 điểm) a. Đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài b. Đúng đặc trưng của văn thuyết minh c. Giới thiệu được đặc điểm, giá trị kinh tế, giá trị văn hoá, giá trị lịch sử của danh lam thắng cảnh đó. d. Câu văn rõ ràng, trình bày sáng sủa, không sai lỗi chính tả. đáp án- biểu điểm văn 9 đề lẻ I.Trắc nghiệm:( 3 điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 C D B A D A C D B A C B II. Tự luận: Câu 1: Chép lại chính xác bài thơ:(2 điểm) Sáng ra bờ suối tối vào hang, Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, Cuộc đời cách mạng thật là sang. Câu 2: .Bài viết đảm bảo một số yêu cầu sau:( 5 điểm) a. Đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài b. Đúng đặc trưng của văn thuyết minh c. Giới thiệu được đặc điểm, giá trị kinh tế, giá trị văn hoá, giá trị lịch sử của danh lam thắng cảnh đó. d. Câu văn rõ ràng, trình bày sáng sủa, không sai lỗi chính tả.

File đính kèm:

  • docDe KSCL dau nam.doc