I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm)
Chọn đáp án đúng rồi ghi kết quả vào bài
1. Công thức tính nhiệt lượng thu vào Q (J) của một vật có khối lượng m (kg) , nhiệt dung riêng c (J/kg.K), để tăng nhiệt độ từ t10C lên t20C là
A. Q = c.m.(t2 – t1) B. Q = c.m.(t1 – t2)
C. Q = m : c.(t2 – t1) D. Q = c : m.(t2 – t1)
2. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra ?
A. Sự khuyếch tán của đồng sunfat vào nước.
B. Quả bóng bay dù có được buộc thật chặt vẫn xẹp dần theo thời gian.
C. Sự tạo thành gió. D. Đường tan vào nước.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 794 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát chất lượng học kỳ II môn: Vật lý 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TRUNG LẬP ĐỀ THI KSCL HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007 - 2008
Môn: Vật Lý 8
Thời gian: 45’ (không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm)
Chọn đáp án đúng rồi ghi kết quả vào bài
1. Công thức tính nhiệt lượng thu vào Q (J) của một vật có khối lượng m (kg) , nhiệt dung riêng c (J/kg.K), để tăng nhiệt độ từ t10C lên t20C là
A. Q = c.m.(t2 – t1)
B. Q = c.m.(t1 – t2)
C. Q = m : c.(t2 – t1)
D. Q = c : m.(t2 – t1)
2. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra ?
A. Sự khuyếch tán của đồng sunfat vào nước.
B. Quả bóng bay dù có được buộc thật chặt vẫn xẹp dần theo thời gian.
C. Sự tạo thành gió.
D. Đường tan vào nước.
3. Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật tăng lên ?
A. Khối lượng.
B. Trọng lượng.
C. Cả khối lượng và trọng lượng.
D. Nhiệt độ.
4. Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây, cách nào là đúng ?
A. Đồng, nước, thuỷ ngân, không khí.
B. Đồng, thuỷ ngân, nước, không khí.
C. Thuỷ ngân, đồng, nước, không khí.
D. Không khí, nước, thuỷ ngân, đồng.
5. Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt tự truyền
A. từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.
B. từ vật có khối lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.
C. từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
D. Cả ba câu trên đều đúng.
6. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng ?
A. Nhiệt độ.
B. Khối lượng.
C. Thể tích.
D. Nhiệt năng.
7. Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra trong chất nào ?
A. Chỉ ở chất lỏng.
B. Ở tất cả các chất.
C. Chỉ ở chất khí.
D. Chỉ ở chất lỏng và chất khí.
8. Người ta thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Hãy so sánh nhiệt độ cuối cùng của ba miếng kim loại trên.
A. Nhiệt độ ba miếng bằng nhau.
B. Nhiệt độ thấp dần theo thứ tự: miếng nhôm, miếng đồng, miếng chì.
C. Nhiệt độ thấp dần theo thứ tự: miếng chì, miếng đồng, miếng nhôm.
D. Nhiệt độ thấp dần theo thứ tự: miếng đồng, miếng nhôm, miếng chì.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1.(2 điểm) Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại còn bát, đĩa thường làm bằng sứ ?
Câu 2. (4 điểm) Thả một quả cầu đồng có khối lượng 250g được đun nóng tới 1050C vào một cốc nước ở 200C. Sau một thời gian nhiệt độ của quả cầu và của cốc nước đều là 250C. Tính khối lượng nước trong cốc, coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau. Biết nhiệt dung riêng của đồng , nước lần lượt là 380J/kg.K, 4200J/kg.K. (Kết quả lấy gần đúng đến 2 chữ số thập phân).
------------------------- the end --------------------------------------------
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM BÀI THI KSCL CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2007 – 2008
Môn: Vật lý 8
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
C
D
B
C
B
D
A
8 câu × 0,5 = 4 điểm
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Nồi, xoong thường làm bằng kim loại còn bát, đĩa thường làm bằng sứ vì:
Nồi, xoong dùng để đung nấu nên cần dẫn nhiệt tốt. 0,5
Bát , đĩa dùng để đựng thức ăn nên cần dẫn nhiệt kém (giữ nhiệt). 0,5
Kim loại là chất dẫn nhiệt tốt. 0,5
Sứ là chất dẫn nhiệt kém. 0,5
Câu 2.
-Tóm tắt: ............................................................................................ 0,5
Nhiệt lượng quả cầu đồng toả ra khi hạ nhiệt độ từ 1050C đến 250C là:
Q1 = m1.c1.(t1 – t) 0, 5
Q1 = 0,25.380.(105 – 25) 0,25
Q1 = 7600 (J) 0,5
Nhiệt lượng thu vào của nước khi tăng nhiệt độ từ 200C lên 250C là:
Q2 = m2.c2.(t2 – t) 0,5
Q2 = m2.4200.(25 – 20) 0,25
Q2 = 21000.m2 0,25
Theo phương trình cân bằng nhiệt, ta có: Q1 = Q2 0,5
21000.m2 = 7600 0,25
m2 ≈ 0,36 (kg) 0,5
ĐS: 0,36 kg.
File đính kèm:
- DE KSCL CUOI NAM.doc