Đề thi khảo sát học sinh giỏi năm học: 2012- 2013 môn: Vật lý - lớp 6

Bài 1: (2.0 điểm)

 Có 8 viên bi sắt bề ngoài giống nhau, trong đó có một viên rỗng. Chỉ dùng cân Rô-béc-van nhưng không có hộp quả cân .Hãy tìm ra viên bi rỗng không quá hai lần cân .

Bài 2: (1.5 điểm)

 Mai có 1,6 kg dầu hoả. Hằng đưa cho Mai một cái can 1,7lít để đựng . Cái can đó có chứa hết dầu không ? Vì sao ? Biết dầu có khối lượng riêng là 800 kg/m3. .

Bài 3 : (3 điểm)

 Một mẫu hợp kim thiếc-chì có khối lượng m=664g, có khối lượng riêng D=8,3g/cm3.

 Hãy xác định khối lượng của thiếc và chì có trong hợp kim.

Biết khối lượng riêng của thiếc là D1=7,3g/cm3 và chì là D2=11,3g/cm3 và coi rằng thể tích của hợp kim bẳng tổng thể tích các kim loại thành phần.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2691 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát học sinh giỏi năm học: 2012- 2013 môn: Vật lý - lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Kim Đồng Họ và tên:............................... Lớp:........................................ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI Năm học: 2012- 2013 Môn: VẬT LÝ - Lớp 6 Thời gian: 60 phút Bài 1: (2.0 điểm) Có 8 viên bi sắt bề ngoài giống nhau, trong đó có một viên rỗng. Chỉ dùng cân Rô-béc-van nhưng không có hộp quả cân .Hãy tìm ra viên bi rỗng không quá hai lần cân . Bài 2: (1.5 điểm) Mai có 1,6 kg dầu hoả. Hằng đưa cho Mai một cái can 1,7lít để đựng . Cái can đó có chứa hết dầu không ? Vì sao ? Biết dầu có khối lượng riêng là 800 kg/m3. . Bài 3 : (3 điểm) Một mẫu hợp kim thiếc-chì có khối lượng m=664g, có khối lượng riêng D=8,3g/cm3. Hãy xác định khối lượng của thiếc và chì có trong hợp kim. Biết khối lượng riêng của thiếc là D1=7,3g/cm3 và chì là D2=11,3g/cm3 và coi rằng thể tích của hợp kim bẳng tổng thể tích các kim loại thành phần. Bài 4 :(2 điểm) Khối lượng riêng của rượu ở 00C là 800kg/m3 . Tính khối lượng riêng của rượu ở 390C Biết cứ nhiệt độ tăng thêm 10C thì thể tích của rượu tăng thêm 1/1000 thể tích của nó ở 00C . Bài 5: :(1.5 điểm) Người ta dùng một palăng kép gồm hai ròng rọc cố định kết hợp hai ròng rọc động để đưa một vật có khối lượng 1000kg lên cao. Vẽ hình mô tả cách bố trí các ròng rọc trong palăng này. b) Độ lớn của lực kéo có giá trị nhỏ nhất bằng bao nhiêu? ---------Hết--------- ĐÁP ÁN Bài Trả lời Điểm Bài 1: (2.0 điểm) Chia 8 viên bi thành 3 phần trong đó có 1 phần có 2 viên , hai phần còn lại có 3 viên - Đặt lên mỗi đĩa cân 3 viên bi bất kì . Có hai trường hợp xảy ra : Trường hợp 1 : Nếu cân thăng bằng thì viên bi rỗng nằm trong phần có hai viên bi còn lại Tiếp tục đặt hai viên bi còn lại lên hai đĩa cân nêu đĩa cân bên nào cao hơn thì bên đó có viên bi rỗng Trường hợp 2 : Nếu cân không thăng bằng thì viên bi rỗng nằm trong 3 viên bi rỗng ở bên đĩa cân cao hơn . Tiếp tục lấy hai trong ba viên bi đó đặt lên hai đĩa cân nêu cân thăng bằng thì viên bi còn lại là viên bi rống , còn nếu cân không thăng bằng thì viên ở bên đĩa cân cao hơn là viên bi rỗng 0.25 đ 0.25 0.25 0.5 0.25 0.5 Bài 2: (1.5điểm) Từ công thức : D = suy ra V = Thay số ta có : V = =0,002 m3 = 2dm3 = 2lít Vậy thể tích của 1,6kg dầu hỏa là 2 lít > 1,7 lít (thể tích của can). Suy ra cái can Hằng đưa cho Mai không chứa hết 1,6kg dầu hỏa 0,5đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ Bài 3 (3điểm) Gọi : m1,V1 là khối lượng và thể tích của thiếc có trong hợp kim. m2,V2 là khối lượng và thể tích của chì có trong hợp kim. Ta có m=m1 +m2 => 664=m1 +m2 => m2=664 –m1 (1) V=V1 +V2 => => (2) Thế (1) vào (2) => 80.7,3.11,3=(11,3-7,3)m1+7,3.664 6599,2=4m1+4847,2 m1=438(g) Mà m2=664-m1=664-438=226(g) Vậy khối lượng m1 thiếc là 438(g); khối lượng m2 chì là 226 (g); 0.5đ 0.5đ 0.25 0.25đ 0.5 0.5 0.25 0.25 Bài 4 (2điểm) Thể tích của 800kg rượu ở 00C là 1m3 Thể tích rượu tăng lên khi nhiệt độ tăng lên 10C là V1 = 1m3 x 1 : 1000 = 0.001m3 Vậy thể tích của rươu tăng lên khi nhiệt độ tăng lên 390C là V2 = V1 x 39 = 0.039 m3 Thể tích của rượu ở 39 độ là V = 1 + V2 = 1 + 0.039 = 1.039 m3 Khối lượng riêng của rượu ở 39 0C là D = m : V = 800 : 1,039 = 769 kg /m3 0.5 đ 0.25 đ 0.25 đ 0.5 đ 0.5 đ Bài 5 (1.5điểm) A P F a. b)Độ lớn lực kéo sẽ giảm đi 4 lần so với trọng lượng của vật vì có 2 ròng rọc động trong palăng : F ≥ P/4= 10000/4= 2500 (N) Vậy F = 2500N 0.75 đ 0.5 đ 0.25 đ

File đính kèm:

  • docde thi hsg lop 6 co dap an 2012 - 2013.doc
Giáo án liên quan