Câu 1 (2 điểm):
Anh (chị) hãy trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Hoàn cảnh ấy giúp anh (chị) điều gì trong việc hiểu bài thơ.
Câu 2 (3 điểm):
“ Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn trôi đời suối, sống trên đời cần có một tấm lòng, dù chỉ là đề gió cuốn đi.”
Từ ý tưởng trong lời bài hát của Trịnh Công Sơn, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ về tấm lòng trong cuộc sống hôm nay.
Câu 3 (5 điểm):
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghỉ
Hướng về anh – một phương
(Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12,
Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr. 155 – 156)
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2519 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát năm học 2010 – 2011 môn: ngữ văn 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT MÊ LINH
--------------------------
ĐỀ THI KHẢO SÁT NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN: NGỮ VĂN 12
( Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề )
Câu 1 (2 điểm):
Anh (chị) hãy trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Hoàn cảnh ấy giúp anh (chị) điều gì trong việc hiểu bài thơ.
Câu 2 (3 điểm):
“ Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn trôi đời suối, sống trên đời cần có một tấm lòng, dù chỉ là đề gió cuốn đi...”
Từ ý tưởng trong lời bài hát của Trịnh Công Sơn, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ về tấm lòng trong cuộc sống hôm nay.
Câu 3 (5 điểm):
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghỉ
Hướng về anh – một phương
(Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12,
Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr. 155 – 156)
--------------Hết----------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:............................................................. ; Số báo danh:...................
TRƯỜNG THPT MÊ LINH
--------------------
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
ĐỀ THI KHẢO SÁT NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN: NGỮ VĂN 12
(Thời gian: 180 phút)
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
I.
Hoàn cảnh ra đời bài thơ Tây Tiến. Hoàn cảnh đó giúp hiểu sâu sắc bài thơ
2,0
1.
Hoàn cảnh ra đời (1,5 điểm)
- Khoảng cuối mùa xuân 1947, Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến ( thành lập năm 1947), đơn vị có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Lào – Việt đồng thời đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc Việt Nam. Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, trong đó có nhiều học sinh, trí thức (như Quang Dũng). Sinh hoạt vô cùng thiếu thốn và gian khổ nhưng lính Tây Tiến vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn anh hùng.
- Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị ít lâu, tại Phù Lưu Chanh (Hà Tây), ông viết bài thơ Nhớ Tây Tiến, sau đó đổi lại là Tây Tiến.
Bài Tây Tiến in trong tập Mây Đầu Ô (NXB tác phẩm mới 1986)
1,0
0,5
2.
Hoàn cảnh giúp cho việc hiểu bài thơ (0,5 điểm)
- Bài thơ được viết khi tác giả rời xa đoàn quân Tây Tiến và miền Tây vì thế bao trùm bài thơ là nỗi nhớ. Nhớ về đoàn quân Tây Tiến, mảnh đất và con người miền Tây.
- Bài thơ dạt dào những hồi tưởng xúc động chân tình về một thời chinh chiến đầy gian khổ, hy sinh và vô cùng anh dũng.
0,5
II.
Suy nghĩ về tấm lòng trong cuộc sống hôm nay
3,0
1.
Giải thích ý tưởng trong lời bài hát Trịnh Công Sơn
0,5
- Trong đời sống, mỗi con người cần có “ một tấm lòng ” (lòng yêu thương, lòng vị tha, nhân ái...) không phải mang được người khác ghi nhận, không phải để được trả ơn... mà để “ gió cuốn đi “
- “ Gió cuốn đi ” là cách diễn đạt hình ảnh để nói thứ tính cảm thuần khiết, không vụ lợi. Đó là thứ tình cảm tốt đẹp cần phải có giữa con người với con người trong cuộc sống.
2.
Bày tỏ suy nghĩ về tấm lòng trong cuộc sống hôm nay
2,5
- Đối với mỗi người: Tấm lòng giúp cá nhân nhìn nhận con người và cuộc sống một cách tinh tế và có tình, giúp cá nhân được sống với tất cả sự phong phú của đời sống tình cảm để làm giàu cho cuộc sống của chính mình ở phương diện tinh thần. Từ tấm lòng ấy sẽ hướng tới những hành động cao cả, đẹp đẽ.
- Đối với cộng đồng: Tấm lòng sẽ giúp cá nhân xích lại gần nhau hơn, cảm thông, chia sẻ và nâng đỡ cho nhau để cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Đối với hoạt động sáng tạo nghệ thuật: càng cần thiết phải có một tấm lòng với con người, với cuộc đời để mỗi sáng tạo nghệ thuật là một giá trị tinh thần thực sự góp phần nâng cao phẩm chất người trong con người.
- Đây là một phương châm sống đúng đắn, rất cần cho con người ở mọi thời đại, đặc biệt là trong hiện tại (tấm lòng của mọi người đã sẻ chia với những cảnh đời bất hạnh; đối với đồng bào lũ lụt, thiên tai)
- Phê phán một số người có lối sống ích kỷ cá nhân, thiếu lòng nhân ái, yêu thương trong quan hệ với cộng đồng.
- Liên hệ với cuộc sống và bản thân
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
III.
Cảm nhận về đoạn thơ trong bài “ Sóng” của Xuân Quỳnh
5
1.
Vài nét về tác giả, tác phẩm và đoạn trích (0,5 điểm)
- Xuân Quỳnh ( 1942 – 1988) là một trong những gương mặt nổi bật của thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ cứu nước.
- “ Sóng” là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh: luôn luôn trăn trở, khát khao được yêu thương gắn bó.
Bài thơ được in ở tập “ Hoa dọc chiến hào “ (1968)
- Đoạn trích nằm ở phần giữa của bài thơ. Đây là đoạn thơ tiêu biểu của tác phẩm. Giống như toàn bài, ở đoạn này hình tượng sóng và em luôn tồn tại đan cài, khắc họa rõ nét nỗi nhớ, sự thủy chung tha thiết của nhân vật trữ tình. Mỗi trạng thái tâm hồn của người phụ nữ có thể thấy sự tương đồng với một đặc điểm nào đó của sóng.
0,5
2.
Cảm nhận đoạn thơ (4 điểm)
Về nội dung ( 3 điểm)
- Nỗi nhớ bao trùm cả không gian, thời gian: lòng sâu – mặt nước, ngày – đêm
- Nỗi nhớ thường trực, không chỉ tồn tại cả khi thức mà cả khi ngủ, len lói cả vào trong giấc mơ, trong tiềm thức (cả trong mơ còn thức)
- Cách nói có cường điệu nhưng đúng và chân thành, biểu hiện nỗi nhớ của một tình yêu mãnh liệt (ngày đêm không ngủ được)
- Mượn hình tượng sóng để nói lên nỗi nhớ vẫn chưa đủ, chưa thỏa, nhà thơ trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ của mình ( lòng em nhớ đến anh)
- Khẳng định lòng thủy chung dù ở phương nào, nơi nào cũng chỉ hướng về anh – một phương
- Trong cái mênh mông của đất trời đã có phương Bắc, phương Nam thì cũng có phương anh. Đây chính là “ phương tâm trạng “ “phương “ của người phụ nữ yêu say đắm, tha thiết.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Về nghệ thuật (1 điểm)
- Thể thơ 5 chữ được dùng một cách sáng tạo, nhịp thơ là nhịp của sóng biển và cũng là nhịp lòng của thi sĩ
- Các biện pháp điệp từ, điệp cú pháp góp phần tạo nên nhịp điệu nồng nàn, say đắm, thích hợp cho việc diễn tả nỗi nhớ mãnh liệt: con sóng
(3 lần), dưới lòng sâu – trên mặt nước, dẫu xuôi – dẫu ngược...
1,0
3.
Kết luận chung ( 0,5 điểm)
- Trong đoạn thơ, Xuân Quỳnh đã thể hiện rất gợi cảm, sinh động những trạng thái cảm xúc, những khát khao mãnh liệt của một người phụ nữ đang yêu.
- Từ đoạn thơ, có thể nói tới tâm hồn người phụ nữ Việt Nam trong tính yêu: táo báo, mạnh mẽ nhưng vẫn giữ được nét truyền thống tốt đẹp (sự thủy chung gắn bó)
File đính kèm:
- DE KHAO SAT VAN 12.doc