A/ Phần trắc nghiệm
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái có câu hỏi trả lời đúng nhất trong bốn câu trả lời sau mỗi câu hỏi:
Thuỷ Tinh đén sau, không lấy được vợ đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng,nước ngập nhà cửa,nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước
(Sơn Tinh, Thuỷ tinh)
1. Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Biểu cảm C. Miêu tả
B. Tự sự D. Nghị luận
2. Người kể trong đoạn văn trên theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ nhất số nhiều
3. Đoạn văn trên được kể theo thứ tự nào
A. Theo thứ tự thời gian (trước sau)
B. Theo kết quả trước nguyên nhân sau
C. Theo vị tri trên níu trứơc, dưới núi sau
D. Không theo thứ tự nào
4. Trong câu “Nước ngập ruông đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi” có mấy cụm động từ?
A. Một cụm
B. Hai cụm
C. Ba cụm
D. Bốn cụm
5. Trong đoạn văn trên có bao nhiêu từ láy?
A. Một từ
B. Hai từ
C. Ba từ
D. Bốn từ
6. Nghĩa của từ lềnh bềnh được giải thích ở đây theo cách nào?
-Lềnh bềnh:ở trạng thái nổi hẳn lên trên bề mặt và trôi nhẹ nhàng theo làn gió, làn sóng
A. Miêu tả sự vật, hành động mà từ biểu thị
B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích
D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích
11 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kiểm tra chất lượng học kỳ I (2006 - 2007) môn: Ngữ văn lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề Thi kiểm tra chất lượng học kỳ I(06-07)
Môn: Ngữ văn lớp 6
Thời gian 90 phút
------------&------------
A/ Phần trắc nghiệm
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái có câu hỏi trả lời đúng nhất trong bốn câu trả lời sau mỗi câu hỏi:
Thuỷ Tinh đén sau, không lấy được vợ đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng,nước ngập nhà cửa,nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước
(Sơn Tinh, Thuỷ tinh)
Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Biểu cảm C. Miêu tả
B. Tự sự D. Nghị luận
2. Người kể trong đoạn văn trên theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ nhất số nhiều
3. Đoạn văn trên được kể theo thứ tự nào
A. Theo thứ tự thời gian (trước sau)
B. Theo kết quả trước nguyên nhân sau
C. Theo vị tri trên níu trứơc, dưới núi sau
D. Không theo thứ tự nào
4. Trong câu “Nước ngập ruông đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi” có mấy cụm động từ?
A. Một cụm
B. Hai cụm
C. Ba cụm
D. Bốn cụm
5. Trong đoạn văn trên có bao nhiêu từ láy?
A. Một từ
B. Hai từ
C. Ba từ
D. Bốn từ
6. Nghĩa của từ lềnh bềnh được giải thích ở đây theo cách nào?
-Lềnh bềnh:ở trạng thái nổi hẳn lên trên bề mặt và trôi nhẹ nhàng theo làn gió, làn sóng
A. Miêu tả sự vật, hành động mà từ biểu thị
B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích
D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích
B/ Phần tự luận:
Đóng vai Thánh Gióng kể lại truyền thuyết “Thánh Gióng”
đáp án :môn ngữ văn lớp 6 kì i
A/ Phần trắc nghiệm(3 đ)
1. B (0,5 đ)
2. C (0,5 đ)
3. A (0,5 đ)
4. C (0,5 đ)
6. A (0,5 đ)
B/ Phần tự luận:(7 đ)
Mở bài:(1 đ)
-Thánh Gióng tự giới thiệu về mình…..
2. Thân bài:(5 đ)
-Kể đầy đủ các sự kiện trong truyện
-Dùng ngôi thứ nhất(xưng hô tôi, tớ)
-Kể về sự ra đời kì lạ của mình
- Kể về việc cất tiếng nói đòi đi đánh giặc
-Kể về việc mình lớn lên và trở thành tráng sĩ
-Kể về cuộc đánh nhau với giặc Ân
-Đánh tan giặc Gióng bay về trời
3. Kết bài:(1 đ)
Kết thúc truyện
-Vua nhớ cônh ơn lập đền thờ và phong danh hiệu
-Các dấu tích đẻ lại về người anh hùng ra trận đánh giặc
* Yêu cầu:
ND: Học sinh phải kể được các sự việc và hành động chính của nhân vật Thánh Gióng
HT: Phải thay đổi ngôi kể từ ngôi thứ ba trong truyện thành ngôi thứ nhất lời kể thay đổi
-Bố cục trong bài rõ ràng: mở bài, thân bài, kết luận
- Dùng từ ngữ chính xác, bài viết sạch s
đề Thi kiểm tra chất lượng học kỳ iI(06-07)
Môn: Ngữ văn lớp 6
Thời gian 90 phút
------------&------------
I/ Phần trắc nghiệm: (3 đ)
Câu 1:
Đoạn văn : Gậy tre, chõng tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác . tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động. Tre anh hùng chiến đấu!”
a.Đoạn văn trên của tác giả nào
A. Nguyễn Duy C. Thép Mới
B. Nguyễn Tuân D. Duy Khán
b. Đoạn văn trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Câu2:
Câu thơ: “Ngày ngày mặt trời(1) đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời(2) trong lăng rất đỏ”
(Viễn Phương-Viếng Lăng Bác)
1Trong hai câu thơ trên tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. So sánh C. ẩn dụ
B. Nhân hoá D. Hoán dụ
2. Hãy cho biết hình ảnh mặt trời(2) có ý nghĩa gì?
A. là hình ảnh mặt trời của thiên nhiên
B. Là hình ảnh đèn điện được thắp trong lăng Bác
C đó là hình ảnh Bác Hồ
3. Trong hai hình ảnh mặt trời trên, hình ảnh nào mang nghĩa thực
A. Mặt trời(1) B. Mặt trời(2)
II/ Phần tự luận(7 đ)
Tả cảnh nhộn nhịp của sân trường em trong giờ ra chơi.
đáp án :môn ngữ văn lớp 6 kì ii
I/ Phần trắc nghiệm
Mỗi câu trả lời đúng o,5 đ
Câu1:
C
B, D
Câu2:
C
C
A
II/ Phần tự luận (7 đ)
Mở bài:(1 đ)
-Giới thiệu cảnh được tả
2. Thân bài:(5 đ)
-Tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi
-Các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi….
-Tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp.
3. Kết bài:(1 đ)
-Phát biểu cảm nghĩ của em trong giờ ra chơi đó
* Yêu cầu:
-ND: Khi tả cần chú ý miêu tả theo thứ tự nào? Thứ tự không gian: từ xa đến gần hay theo thứ tự thời gian(trong giờ ra chơi….) Cần lựa chọn cảnh sinh hoạt nhộn nhịp để miêu tả trong giờ ra chơi đó.
-HT: +Bố cục rõ ràng: mở bài, thân bài, kết bài
+Dùng từ ngữ gợi cảm, chính xác, bài viết sạch đẹp
+ Diễn đạt trôi chảy….
đề Thi kiểm tra chất lượng học kỳ i(06-07)
Môn: Ngữ văn lớp 7
Thời gian 90 phút
------------&------------
I/ Phần trắc nghiệm(3 đ)
*Đọc kỹ đoạn văn và các câu hỏi để lựa chọn câu trả lời đúng nhất
Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hươnh vị ngàn hao cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quí trong sạch của trời…
(ngữ văn 7 tập 1)
đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Miêu tả C. Biểu cảm
B. Tự sự D. Nghị luận
2. Tác giả của đoạn văn là ai?
A. Vũ Bằng C. Minh Hương
B. Xuân Quỳnh D. Thạch Lam
3. Dòng nào thẻ hiện rõ tình cảm trân trọng của tác giả với hạt thóc nếp ?
A. Một thức quà thanh nhã và tinh khiết
B. Giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vj ngàn hoa cỏ
C. Cái chất quý trong sạch của trời
D . Cả A, B, C
4. Các từ sau đây từ nào là từ láy?
A. Thanh nhã C. Trắng thơm
B. Phảng phất D. Trong sạch
5. Từ nào đồng nghĩa với từ “ trong sạch”?
A. Thanh nhã C. Trắng thơm
B. Tinh khiết D. Thơm mát
6. Nừu viết : “ Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng xoá, man mác hương vị ngàn hoa cỏ” thì từ nào không đúng nghĩa?
A. Hưong vị C. Man mác
B. Giọt sữa D. Trắng xoá
II/ Phần tự luận(7 đ)
Cảm nghĩ của em về bài thơ “ Bánh Trôi Nước” của Hồ Xuân Hương
đáp án :môn ngữ văn lớp 6 kì ii
I/ Phần trắc nghiệm (3 đ)
C
D
D
B
B
II/ Phần tự luận(7 đ)
1. Yêu cầu cần đạt:
Đây là kiểu bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Cách trình bày có thể khác nhau nhưng học sinh cần đạt 2 ý lớn
Hình tượng bánh trôi nước trong bài thơ gợi cho em những cảm nghĩ gì
Em có cảm nghĩ như thế nào về tấm lòng và tình cảm của tác giả bài thơ/
Lưu ý:
Bài viết có thể nêu lên vẻ đẹp của bài thơcả về nội ung và hình thức nghệ thuật. Nhưng chủ yếu phải nói là những suy nghĩ, tình cảm của mình với bài thơ và tác giả. Những suy nghĩ, biểu cảm trong bài tuỳ vào mỗi học sinh nhưng phải chân thực
Biểu điểm
Mỗi ý lớn 3 điểm, hình thức trình bày, chữ viết, chính tả, ngữ pháp diễn đạt… được 1 điểm
đề Thi kiểm tra chất lượng học kỳ ii(06-07)
Môn: Ngữ văn lớp 7
Thời gian 90 phút
------------&------------
I/ Phần trắc nghiệm(3 đ)
*Đọc kỹ đoạn văn và các câu hỏi để lựa chọn câu trả lời đúng nhất
… Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thâý. Nhưng cũng có khi cất giữ kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
(Ngữ văn 7 tập hai)
1/ Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A . Miêu tả C. Biểu cảm
B . Tự sự D. Nghị luận
2/ Đoạn văn trên chủ yếu được viết theo kiểu nghị luận nào ?
A. Nghị luận chứng minh B . Nghị luận bình luận
C. . Nghị luận Giải thích D. . Nghị luận phân tích
3/ Dòng nào miêu tả luận điểm của đoạn?
Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý
Có khi được trưng bày trong tủ kích, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy
Bổn phận của chúng tao là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày
Nhưng cũng có khi cất dấu kín đáo trong rương, trong hòm
4/ đoạn văn trên có mấy câu rút gọn
A . Một C.Ba
B . Hai D.Bốn
5/ Câu: “ Bổn phận của chúng ta làm cho những của quý kín đáo ấy đều được dưa ra trưng bày” thuộc kiểu câu gì?
A Câu đặc biệt C.Câu bị động
B . Câu chủ động D.Câu rút gọn
6/ Nhận xét nào đúng với hai câu văn “ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng có khi cất kín đáo trong rương, trong hòm”?
A . Là hai câu chủ động C. . Là hai câu ghép chính phụ
B . . Là hai câu bị động D. . Là hai câu đặc biệt
II/ Phần tự luận:( 7 đ)
Đề bài: Ttong tác phâm: “ Ngững trò lố hay là Va ren và Phan Bội Châu” của Nguyễn ái Quốc, hai nhân vật chính là Va ren và Phan Bội Châu đã được xây dựng theo quan hệ tương phản, đối lập cực độ như thế nào? Em hãy nhận xét về khối lượng ngôn ngữ mà tác giả giành cho việc khắc hoạ tính cách của hai nhân vật. Từ đó hãy nêu lên tính cách của hai nhân vật này.
đáp án :môn ngữ văn lớp 7 kì ii
I/ Phần trắc nghiệm (3 đ)
1.D
2.A
3.C
4.C
5.B
B
II/ Phần tự luận(7 đ)
1. Yêu cầu cần đạt:
Đây là bài nghi luận giải thích kết hợp chứng minh 1 vấn đề trong tác phẩm văn học
h/s cần đạt được các ý sau:
a. Giải thích được phép tương phản là gì? Phép đối lập là gì?
b. Phép tương phản đối đối lập có tác dụng ntn trong việc khắc hoạ hai nhân vật chính Va ren và Phan Bội Châu
c. Khối lượng ngôn ngữ mà tác giả dành cho việc khắc hoạ hai nhân vật tương phản và đối lập nhau ntn? Dụng ý của tác giả là gì?
d. Những nét chính trong tính cách của hai nhân vật là gì?
* Lưu ý:D/C đưa ra trong bài làm cần chính xác và phục vụ đắc lực cho việc giải thích và chứng minh. Bài làm gắn gọn , rõ ràng
2. Biểu điểm:
Mỗi ý lớn trên được 1,5 đ. Hình thức trình bày, chữ viết , chính tả, diễn đạt… 1đ
đề Thi kiểm tra chất lượng học kỳ i (06-07)
Môn: Ngữ văn lớp 8
Thời gian 90 phút
I/ Phần trắc nghiệm(2 đ)
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu đúng nhất
Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh?
A . rũ rượi C. xộc xệch
B . hu hu D. quần quại
(Ngữ văn 7 tập hai)
2/ Trong các từ sau, từ nào không phải là tượng hình?
A . Vật vã C. xôn xao
B . rũ rượi D. xộc xệch
3/Trong các câu sau, câu nào là câu ghép
Lão hãy yên lòng mà mhắm mắt
Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão
Chỉ có tôi và Binh Tư hiểu
Lão tru tréo, bọt mép sùi ra
4/ trong các văn bản đã học, văn bản nào được coi là văn bản nhật dụng
A. Tôi đi học C. Muốn làm thằng cuội
B . Ôn dịch, thuốc lá D. Chiếc lá cuối cùng
II/ Phần tự luận( 8 đ)
Hãy viết bài văn thuyết minh, gới thiệu về nhà văn Nam Cao và giá trị truyện nhắn Lão Hạc
2/ Đoạn văn trên chủ yếu được viết theo kiểu nghị luận nào ?
A. Nghị luận chứng minh B . Nghị luận bình luận
C. . Nghị luận Giải thích D. . Nghị luận phân tích
3/ Dòng nào miêu tả luận điểm của đoạn?
Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý
Có khi được trưng bày trong tủ kích, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy
Bổn phận của chúng tao là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày
Nhưng cũng có khi cất dấu kín đáo trong rương, trong hòm
4/ đoạn văn trên có mấy câu rút gọn
A . Một C.Ba
B . Hai D.Bốn
5/ Câu: “ Bổn phận của chúng ta làm cho những của quý kín đáo ấy đều được dưa ra trưng bày” thuộc kiểu câu gì?
A Câu đặc biệt C.Câu bị động
B . Câu chủ động D.Câu rút gọn
6/ Nhận xét nào đúng với hai câu văn “ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng có khi cất kín đáo trong rương, trong hòm”?
A . Là hai câu chủ động C. . Là hai câu ghép chính phụ
B . . Là hai câu bị động D. . Là hai câu đặc biệt
II/ Phần tự luận:( 7 đ)
Đề bài: Ttong tác phâm: “ Ngững trò lố hay là Va ren và Phan Bội Châu” của Nguyễn ái Quốc, hai nhân vật chính là Va ren và Phan Bội Châu đã được xây dựng theo quan hệ tương phản, đối lập cực độ như thế nào? Em hãy nhận xét về khối lượng ngôn ngữ mà tác giả giành cho việc khắc hoạ tính cách của hai nhân vật. Từ đó hãy nêu lên tính cách của hai nhân vật này.
đáp án :môn ngữ văn lớp 8kì i
I/ Phần trắc nghiệm (2 đ)
1.B (0.5 đ)
2.C (0.5 đ)
3.D (0.5 đ)
4.B (0.5 đ)
II/ Phần tự luận(8 đ)
a, Mở bài:( 1,5 đ)
-Giới thiệu khái quát nề Nam Cao và truyện nhắn Lão Hạc
-Nam Cao được coi là một nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng tháng tám. Truyện nhắn Lão Hạclà một trong những truyện ngắn hay tiêu biểu
b, Thân bài (5 đ)
*Thuyết minh về cuộc đời (1,5 đ)
Học hết bậc thành chung, không tìm được việc làm ở quê, Nam Cao vào Sài Gòn giúp việc cho hiệu may. Thời kỳ này ông có mơ ứưc đi xa mở mang kiến thức, trau dồi tài năng. Nhưng vì bệnh tật ông phải về quê
-1943 Nam Cao tham gia hội văn hoá cứu Quốc ở Hà Nội
-12- 1946 Nam Cao về làm công tác ở tỉnh nhà
-1951 Trên đường vào công tác, bị giặc phục kích ông đã hi sinh
* Thuyết minh về sự nghiệp văn học (1,5 đ)
Nam Cao bắt đầu cầm bút vào khoảng 1936. sáng tác của Nam Cao tập chung vào hai chủ đề chính: đề tài về cuộc sống bế tắc của con người tri thức tiểu tư sản nghèo và cuộc sống khốn cùng của người nông dân ở chính quê hương ông
Tác phẩm chính: Chí Phèo (19410 Trăng sáng (1942)….
* Giới thiệu vắn tắt về giá trị của truyện ngắn của truyện ngắn “ Lão Hạc” (2 đ)
- Thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận dau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý và tiềm tàng của họ
c, Kết bài: (1,5 đ)
Cảm nghĩ của người viết đối với tác giả Nam Cao và tryện nhắn Lão Hạc
File đính kèm:
- NGAN HANG DE THI MON VAN LOP 6doc.doc