Đề thi kiểm tra chất lượng lớp 9 - Lần 1

I.Phần trắc nghiệm : 2 điểm

Câu 1: ý nào nói đúng nhất cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh được nêu trong bài viết?

A. Biết kết hợp hài hoà giữa bản sắc văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại.

B. Đời sống vật chất giản dị kết hợp hài hoà với đời sống tinh thần phong phú.

C. Có sự kế thừa vẻ đẹp trong cách sống của các vị hiền triết xưa.

D. Am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới.

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1066 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kiểm tra chất lượng lớp 9 - Lần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:...................................................................... Đề thi kiểm tra chất lượng lớp 9 - Lần 1 Thời gian :120 phút Điểm Lời phê của giáo viên I.Phần trắc nghiệm : 2 điểm Câu 1: ý nào nói đúng nhất cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh được nêu trong bài viết? A. Biết kết hợp hài hoà giữa bản sắc văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại. B. Đời sống vật chất giản dị kết hợp hài hoà với đời sống tinh thần phong phú. C. Có sự kế thừa vẻ đẹp trong cách sống của các vị hiền triết xưa. D. Am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới. Câu 2: Nhận định nào nói đúng và đầy đủ ý nghĩa của chi tiết Vũ Nương gieo mình xuống sông tự vẫn? A. Phản ánh chân thực cuộc sống đầy oan khuất và khổ đau của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. B. Bày tỏ niềm thương cảm của tác giả trước số phận mỏng manh và bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. C. Tố cáo xã hội phụ quyền phong kiến đã chà đạp lên quyền sống con người, nhất là người phụ nữ. D. Cả A,B,C đều đúng. Câu 3: Thể tuỳ bút có đặc điểm gì nổi bật? A. Người viết ghi chép tuỳ hứng, tản mạn, không cần hệ thống, kết cấu tác phẩm. B. Người viết tuân thủ chặt chẽ các qui tắc về hệ thống, kết cấu tác phẩm. C. Người viết có thể tha hồ tưởng tượng và hư cấu. D. Người viết phải tuyệt đối trung thành với hiện thực đời sống. Câu 4: Vì sao các tác giả Ngô gia văn phái vốn là quan trung thành với nhà Lê nhưng vẫn viết rất chân thực và hay về Quang Trung – “kẻ thù” của họ? A. Vì họ tôn trọng lịch sử. B. Vì họ có ý thức dân tộc. C. Vì họ ủng hộ kẻ mạnh. D. Cả A và B đều đúng. Câu 5: Xác định phép tu từ sử dụng trong 2 câu thơ sau: Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. A. Nói quá, chơi chữ. B. Nhân hoá, ước lệ. C. So sánh, liệt kê. D. Nhân hoá, ẩn dụ. Câu 6: Chuyển đổi câu chủ động sau đây thành 2 câu bị động: Em buộc con dao díp vào lưng con búp bê và đặt ở đầu giường tôi. ...................................................................................................................................................................................................................................................... Câu 7: Nhận định nào nói đầy đủ nhất dấu hiệu để nhận ra lời nói của nhân vật được dẫn ra trong các tác phẩm văn xuôi? A. Thường được viết tách ra như kiểu viết đoạn văn. B. Có thêm dấu gạch ngang ở đầu lời nói. C. Cả A , B đều đúng. D. Cả A, B đều sai. Câu 8: Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật. Hiện tượng làm cho chúng hiển hiện là phương thức biểu đạt của kiểu văn bản nào? A. Văn bản tự sự. B. Văn bản miêu tả. C. Văn bản nghị luận. D. Văn bản thuyết minh. II. Phần tự luận: 8 điểm Câu 1: 1 điểm Xác định phép tu từ được sử dụng và giá trị diễn đạt trong câu thơ sau: “ Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim” (“Từ ấy” - Tố Hữu) Câu 2: 2 điểm Ngô gia văn phái và “Hoàng Lê nhất thống chí”. Câu 3: 5 điểm Giả sử em được gặp Trương Sinh (Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ), em sẽ nói với Trương Sinh những gì? Bài làm

File đính kèm:

  • docDe thi vao THPT .doc
Giáo án liên quan