Đề thi kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 11

Câu 1. Thái độ của tác giả trước cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa?

A. Không bộc lộ thái độ gì.

B. Dửng dưng, không đồng tình.

B. Phê phán gay gắt.

C. Ủng hộ, đồng tình.

Câu 2. Nhận xét nào sao đây không phù hợp với quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân?

A. Lời nói cá nhân được tạo ra trên cơ sở của ngôn ngữ chung.

B. Lời nói cá nhân là thực tế sinh động, hiện thực hóa ngôn ngữ chung.

C. Lời nói cá nhân là thực tế sinh động, thể hiện khả năng sáng tạo, chuyển đổi, góp phần làm cho ngôn ngữ phát triển.

D. Lời nói cá nhân là tấm gương phản ánh trung thành mọi yếu tố và quy tắc của ngôn ngữ.

Câu 3.Thu điếu thể hiện một trong những đặc sắc của nghệ thuật phương Đông: lấy động nói tĩnh, nét động trong bài thơ được thể hiện rõ qua câu thơ nào?

A. Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

B. Sóng biết theo làn hơi gợn tí.

C. Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

D. Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Câu 4.Hiểu như thế nào cho đúng về ý nghĩa của thành ngữ:nam nắng mười mưa?

A.Chỉ huy luật của thời tiết cứ năm ngày nắng thì sẽ có mừoi ngày mưa.

B.Chỉ sự vất vả cực nhọc, chịu đựng dãi dầu mưa nắng.

C. Chỉ sự thất thường, đỏng đảnh trong tính cách con người lúc mưa lúc nắng.

D. Chỉ thời điểm thuận lợi nhấtcho việc buôn bán ở vùng sông nước.

Câu 5.Cơ sở của lẽ ghét thương đó là.

A. Lòng căm thù chế độ phong kiến.

B. Lòng yêu nước, thương dân sâu sắc.

C. Sự cảm thông, chia sẽ và thương xót thật sự đối với những nho sĩ có tài nhưng gặp những rủi ro và không được trọng dụng.

D. Cả ba ý trên đều đúng.

Câu 6. Vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” được tạo bởi:

A. Bút pháp hiện thực, không theo tính ước lệ của văn thơ trung đại.

B. Từ thế đạp trên đầu thù, hiên ngang lẫm liệt trên trận công đồn đầy khí thế tiến công.

C. Cách sử dụng thành công các động từ chỉ hành động mạnh và phương ngữ nam bộ.

D. Cả ba ý trên dều đúng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1615 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO VĨNH LONG TRƯỜNG THPT HỰU THÀNH ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Ngữ Văn 11 (cơ bản ) I. TRẮC NGHIỆM (5điểm) Câu 1. Thái độ của tác giả trước cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa? Không bộc lộ thái độ gì. B. Dửng dưng, không đồng tình. Phê phán gay gắt. Ủng hộ, đồng tình. Câu 2. Nhận xét nào sao đây không phù hợp với quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân? Lời nói cá nhân được tạo ra trên cơ sở của ngôn ngữ chung. Lời nói cá nhân là thực tế sinh động, hiện thực hóa ngôn ngữ chung. Lời nói cá nhân là thực tế sinh động, thể hiện khả năng sáng tạo, chuyển đổi, góp phần làm cho ngôn ngữ phát triển. Lời nói cá nhân là tấm gương phản ánh trung thành mọi yếu tố và quy tắc của ngôn ngữ. Câu 3.Thu điếu thể hiện một trong những đặc sắc của nghệ thuật phương Đông: lấy động nói tĩnh, nét động trong bài thơ được thể hiện rõ qua câu thơ nào? Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Sóng biết theo làn hơi gợn tí. Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo. Cá đâu đớp động dưới chân bèo. Câu 4.Hiểu như thế nào cho đúng về ý nghĩa của thành ngữ:nam nắng mười mưa? A.Chỉ huy luật của thời tiết cứ năm ngày nắng thì sẽ có mừoi ngày mưa. B.Chỉ sự vất vả cực nhọc, chịu đựng dãi dầu mưa nắng. C. Chỉ sự thất thường, đỏng đảnh trong tính cách con người lúc mưa lúc nắng. D. Chỉ thời điểm thuận lợi nhấtcho việc buôn bán ở vùng sông nước. Câu 5.Cơ sở của lẽ ghét thương đó là. Lòng căm thù chế độ phong kiến. Lòng yêu nước, thương dân sâu sắc. Sự cảm thông, chia sẽ và thương xót thật sự đối với những nho sĩ có tài nhưng gặp những rủi ro và không được trọng dụng. Cả ba ý trên đều đúng. Câu 6. Vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” được tạo bởi: Bút pháp hiện thực, không theo tính ước lệ của văn thơ trung đại. Từ thế đạp trên đầu thù, hiên ngang lẫm liệt trên trận công đồn đầy khí thế tiến công. Cách sử dụng thành công các động từ chỉ hành động mạnh và phương ngữ nam bộ. Cả ba ý trên dều đúng. Câu 7. Nhận định nào sau đay không đúng với thành ngữ ? Có cấu tạo chặt chẽ, thường được sử dụng nguyên khối. Tương đương về nghĩa và vai trò ngữ pháp với từ hoặc cụm từ tự do. Thể hiện sự sáng tạo độc đáocủa người nói vì đã tạo ra một đơn vị mới. Thuộc về ngôn ngữ chung, có nghĩa bóng bảy, giàu hình tượng. Câu 8. Trong “Chiếu cầu hiền” Ngô Thì Nhậm đã dùng hình ảnh chết đuối trên cạn để chỉ đối tượng nào? kẻ thù. kẻ thức thời. Kẻ đi ở ẩn. Cả A, B, C đều sai. Câu 9.Vì sao tác giả lại tô đậm bóng tối nơi phố huyện. Vì đây là không gian đặc trưng của phố huyện. Vì thời gian về đêm. Vì ông muốn gợi nên nỗi ám ảnh về cuộc sống nghèo khổ, tăm tối, bế tắc nơi này. Không vì lí do nào cả. Câu 10. Vì sao chị em Liên lại chờ đợi chuyến tàu. Vì chuyến tàu ấy là hiện thân của ánh sáng, của khát vọng về một cuộc sống mới, tươi đẹp. Vì đã rất lâu chuyến tàu ấy mới chạy qua phố huyện. Vì hai chị em đợi khách xuống để bán hàng. Vì hai chị em muốn xem đoàn tàu. Câu 11.Cảnh cho chữ đã cho thấy quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp như thế nào? Cái đẹp thuần túy hình thức, không cần nội dung. Cái đẹp nảy sinh trong cái xấu, cái ác. Cái đẹp có thể ăn đời ở kiếp với cái xấu, cái ác. Cái đẹp gắn liền với thiên lương, với cái thiện, cái cao cả. Câu 12. Xây dựng hình tượng nhân vật Chí Phèo, Nam Cao muốn: Phê phán những người nông dân bị tha hóa. Lên án xã hội bạo tàn đã cướp đi nhân tình , nhân tính, quyền làm người của Chí và thể hiện niềm tin tưởng tuyệt đối vào tính thiện con người. Bày tỏ nỗi xót xa, thương cảm cho những khốn khổ vật chất của con người. Chỉ ra con đường vùng lên cho người nông dân nghèo bị áp bức. Câu 13. Yêu cầu nào sau đây không đúng với lập luận phân tích ? A. Phân tích cụ thể bao giờ cũng gắn với tổng hợp khái quát . B. Phân tích cụ thể không gắn với nội dung và hình thức. C. Phân tích cụ thể gắn với nội dung và hình thức. D. Phân tích và có thể gắn với so sánh đối chiếu và liên hệ mở rộng .. Câu 14. Nhận định nào dưới đây là đúng nhất ? Trong một đoạn văn , thường chỉ có một thao tác lập luận nào đó đóng vai trò chủ đạo . Thao tác còn lại chỉ có nhiệm vụ bổ trợ cho thao tác chủ đạo đó. Trong một đoạn văn, bao giờ cũng sử dụng nhiều thao tác lập luận. Trong một đoạn văn, không nhất thiết phải sử dụng nhiều thao tác lập luận Trong một đoạn văn, thường chỉ có một thao tác lập luận. Câu 15. Loại văn bản nào dưới đay không phải là văn bản báo chí? Tin tức. Phóng sự Thơ và chuyện Tiểu phẩm Câu 16. Tại sao ngôn ngữ báo chí cần phải ngắn gọn? A Khuôn khổ, dung lượng có hạn nhưng phải bảo đảm thông tin đa dạng,đầy đủ để đáp ứng nhu cầu của nhiều loại bạn đọc. B. Báo chí hướng tới quần chúng đông đảo với nhiều tầng lớp khác nhau. C. Báo chí phải cập nhật, ra kịp thời theo định kì từng quý, từng tháng, thậm chí từng ngày. D. phóng viên thường bận rộn, phải tiến hành rất nhiều công việc để viết được một bài báo. Câu 17. Vì sao Trần Văn Sửu có ý định tự tử ? Vì sợ bị bắt. Vì các con đã được hạnh phúc, anh ta không phải lo lắng nữa. Vì không được gặp các con. Vì dau lòng trước hoàn cảnh gia đình. Câu 18. Qua cái nhìn của đôi trai gái người Pháp, vua Khải Định hiện lên như thế nào? A Trang phục lố lăng, diện mạo xấu xí B Phong thái lúng túng, nhân cách tầm thường C Vai trò chính trị rẻ tiền D Cả A, B, C đúng Câu 19. Chuyện “Tinh thần thể dục” xoay quanh sự kiện gì? A. Trận bóng đá ở sân vận động huyện . B. Việc ông Lí tróc nã người dân làng đi dự khánh thành sân vận động. C. Việc ông Lí tróc nã người dân làng Ngũ Vọng đi xem bóng đá. D. Dân làng Ngũ Vọng xem bóng đá. Câu 20.Vì sao Vũ Như Tô không chạy trốn theo lời khuyên của Đan Thiềm? A .Vì cho rằng mình không làm gì nên tội . B .Vì cho rằng việc mình làm là quan minh chính đại. C .Vì quyết không chịu rời Cửu Trùng Đài. D .Cả A, B, C đúng . II. TỰ LUẬN (5 điểm) Phân tích vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao trong tác phẩm “ Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. ************************ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI Phần I : Trắc nghiệm 1B, 2D, 3 D, 4 B,.5D, 6D,7C, 8C, 9C, 10A, 11D, 12B ,13B, 14 A, 15 C, 16 A, 17 D, 18 D, 19 C, 20 A Phần II :Tự luận A.Yêu cầu chung: Học sinh cần nắm vững cách làm bài phân tích nhân vật . Bài viết có bố cục chặt chẽ , rõ ràng Biết chọn một vài dẫn chứng hay , tiêu biểu để minh họa cho bài viết Đặt câu , dùng từ chính xác , hạn chế sai chính tả, ngữ pháp. B.Yêu cầu cụ thể: 1. Huấn Cao mang vẻ đẹp của một người nghệ sĩ tài hoa. -Huấn Cao là một người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp. -Tài năng ấy nổi tiếng khắp vùng tỉnh Sơn và lan đến cả chốn ngục tù. - Tài năng ấy được tô đậm bằng lời nhận xét của viên quản ngục và thầy thơ lại. -Thậm chí tài viết chữ của ông Huấn nức danh đến nỗi thầy thơ lại cũng phải tiếc nuối, xót xa nếu phải chém một người như ông. 2.Huấn Cao còn mang vẻ đẹp của một người có “thiên lương” trong sáng . - Ông trân trọng nghệ thuật và ý thức sâu sắc về giá trị nghệ thuật. - Ông chưa bao giờ vì quyền lực hay tiền bạc mà ép mình phải cho chữ. - Cả đời ông sợ nhất là “phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Chính vì vậy, ông không chỉ cho chữ quản ngục mà còn khuyên bảo quản ngục rất chân thành, sâu sắc về lẽ sống, lẽ làm người. 3.Huấn Cao còn có vẻ đẹp của một đấng anh hùng. - Đang sống những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời, nhưng Huấn Cao vẫn đường hoàng, ung dung, thanh thản. - Thậm chí ông còn dám đối đầu với viên quản ngục –coi thường cường quyền - Đêm trước ngày ra pháp trường, đôi bàn tay trĩu nặng gông xiềng của ông vẫn ung dung múa bút, không một chút run rẩy hay sợ sệt. nét chữ cuối đời của ông vẫn vuông vắn, tươi tắn ; vẫn thể hiện cái hoài bão tung hoành của cả một đời người. Huấn Cao là con người còn sót lại của một thời nhưng không hề lạc lõng, cô đơn. Ông vẫn hiện lên trong vầng hào quang của con người thời đại bởi sự hội tụ của tài hoa, thiên lương và khí phách. Ta thấy ở ông thấp thoáng bóng dáng của Cao Bá Quát với một tuyên ngôn sống tuyệt đẹp Nhất sinh đê thủ bái mai hoa. C. Cho điểm Phần I :Trắc nghiệm mỗi câu đúng cho 0,25 điểm Phần II :Tự luận Điểm 5 : đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên ,diễn đạt mạch lạc ,có đầy đủ dẫn chứng minh họa ,văn có sáng tạo Điểm 3 : Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên , còn ít dẫn chứng , có thể có một vài sai sót nhỏ về chính tả ,ngữ pháp . Điểm 2 :Trình bày được phân nửa số ý trên ,diễn đạt khá ,còn ít dẫn chứng .còn sai 5,6 lỗi chính tả ,ngữ pháp . Điểm 1:Chỉ giới thiệu được một và ý , bài viết sơ sài ,sai nhiều lỗi chính tả ,ngữ pháp. ………™ Hết ˜

File đính kèm:

  • docDe thi HK1 cuc hay.doc
Giáo án liên quan