Phần trắc nghiệm:
Câu 1. Vectơ vận tốc của một vật chuyển động:
a. Không thay đổi khi ta thay đổi vật làm mốc. b. Có độ lớn tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động.
c. Có độ lớn tỉ lệ nghịch với thời gian chuyển động. d. Có thể thay đổi khi khoảng cách từ nó tới vật làm mốc không đổi.
Câu 2. Chuyển động của vật nào sau đây là chuyển động tịnh tiến ?
a. Pit tông trong xilanh của động cơ ôtô khi chạy trên đường vòng. b. Trục của bánh xe ôtô đang chuyển động trên đường thẳng.
c. Bánh xe của ôtô đang chuyển động trên đường thẳng. d. Kim đồng hồ đang chạy.
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1707 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kiểm tra học kỳ I môn Vật lý khối 10 cơ bản - Mã đề 103, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:____________________ THI KIỂM TRA HỌC KỲ I
Lớp: ______ Môn Vật Lý. K.10 CƠ BẢN.
Thời gian làm bài: 60 phút.
NỘI DUNG ĐỀ Mã đề 103
I. Phần trắc nghiệm:
Câu 1. Vectơ vận tốc của một vật chuyển động:
a. Không thay đổi khi ta thay đổi vật làm mốc.
b. Có độ lớn tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động.
c. Có độ lớn tỉ lệ nghịch với thời gian chuyển động.
d. Có thể thay đổi khi khoảng cách từ nó tới vật làm mốc không đổi.
Câu 2. Chuyển động của vật nào sau đây là chuyển động tịnh tiến ?
a. Pit tông trong xilanh của động cơ ôtô khi chạy trên đường vòng.
b. Trục của bánh xe ôtô đang chuyển động trên đường thẳng.
c. Bánh xe của ôtô đang chuyển động trên đường thẳng.
d. Kim đồng hồ đang chạy.
Câu 3. Trong trường hợp nào dưới đây, quãng đường vật đi được tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động ?
a. Vật chuyển động tròn đều.
b. Vật chuyển động thẳng chậm dần đều.
c. Vật bị ném theo phương ngang.
d. Vật rơi tự do với vận tốc đầu bằng 0.
Câu 4. Công thức nào sau đây biểu diễn không đúng quan hệ giữa các đại lượng đặc trưng của một vật chuyển động tròn đều ?
a..
B..
c..
d..
Câu 5. Trong hình vẽ, có các đồ thị của chuyển động thẳng đều. Tìm kết luận sai:
x ( m ). ( a )
4 ( b )
3
2 ( c )
1 ( d )
t ( s )
O 1 2 3
a. Đường ( a ) biểu diễn chuyển động thẳng đều bắt đầu từ x0 = 1m.
b. Đường ( d ) biểu diễn chuyển động thẳng đều đi theo chiều âm từ x0 = 4m.
c. Hai đường ( a ), ( b ) biểu diễn hai chuyển động thẳng đều có cùng vận tốc.
d. Đường ( c ) biểu diễn chuyển động thẳng đều theo phương nằm ngang.
Câu 6. Một chiếc ca nô đi ngược dòng sông từ A đến B mất 4 giờ. Biết A và B cách nhau 60 Km và nước chảy với vận tốc 3 km/h. Vận tốc tương đối của ca nô so với nước có giá trị nào sau đây ?
a. 21 km/h.
b. 18 km/h.
c. 15 km/h.
d. 12 km/h.
Câu 7. Chỉ ra câu sai: Chuyển động thẳng đều có những đặc điểm sau:
a. Quỹ đạo là một đường thẳng.
b. Tốc độ không đổi từ lúc xuất phát đến lúc dừng lại.
c. Vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kỳ.
d. Tốc độ trung bình trên moi quãng đường là như nhau.
Câu 8. Thả một hòn đá từ độ cao h xuống đất. Hòn đá rơi trong 1 s. Nếu thả hòn đá từ độ cao 4h xuống đất thì hòn đá sẽ rơi trong bao lâu ?
a. 4 s.
b. s.
c. 2 s.
d. Một đáp số khác.
Câu 9. Chỉ ra câu sai: Chuyển động tròn đều có các đặc điểm sau:
a. Vectơ vận tốc không đổi.
b. Tốc độ góc không đổi.
c. Vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm.
d. Quỹ đạo là đường tròn.
Câu 10. Hai tàu thủy, mỗi chiếc có khối lượng 50 000 tấn ở cách nhau 1 km. Lấy g = 10 m/s2. So sánh lực hấp dẫn giữa chúng với trọng lượng của một quả cầu có khối lượng 20 g.
a. Bằng nhau.
b. Nhỏ hơn.
c. Lớn hơn.
d. Chưa thể biết.
Câu 11. Phải treo một vật có trọng lượng bằng bao nhiêu vào một lò xo có độ cứng K = 100 N/m để nó dãn ra được 10 cm ? Lấy g = 10 m/s2.
a. 1 N.
b. 1 000 N.
c. 100 N.
d. 10 N.
Câu 12. Một tàu thủy tăng tốc đều đặn từ 5 m/s đến 7 m/s trên quãng đường 70 m. Gia tốc của tàu là:
a. 0,34 m/s2.
b. 0,028 m/s2.
c. 0,17 m/s2.
d. 1,06 m/s2.
Câu 13. Trong thí nghiệm dùng thứớc đo có độ chia nhỏ nhất là milimet để đo 3 lần chiều dài của một vật đều được 55 mm. Cách viết kết quả đúng là:
a. L = 55 mm.
b. L = 55 0,5 mm.
c. L = 55,0 0,5 mm.
d. Tất cả đều đúng.
Câu 14. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 30 cm, khi bị nén lò xo dài 24 cm và lực đàn hồi của nó bằng 5 N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bị nén bằng 10 N thì chiều dài của lò xo là:
a. 18 cm.
b. 40 cm.
c. 22 cm.
d. 48 cm.
Câu 15. Một vật chịu tác dụng của một lực có cường độ không đổi. Ghép nội dung cột bên trái với nội dung cột bên phải.
Lực tác dụng cùng hướng với vận tốc.
Lực tác dụng ngược hướng với vận tốc.
Lực tác dụng luôn vuông góc với vận tốc.
4. Lực tác dụng không đổi nhưng khác phương với vận tốc.
a. Vật chuyển động tròn đều.
b. Vật chuyển động tròn không đều.
c. Vật chuyển động nhanh dần đều.
d. Vật chuyển động chậm dần đều.
e. Vật chuyển động theo quỹ đạo parabol.
f. Vật chuyển động đều theo quỹ đạo parabol.
Câu 16. Tìm từ điền vào chỗ trống:
Vectơ vận tốc trong chuyển động thẳng chậm dần đều …………….hướng với vectơ vận tốc.
Quãng đường đi được của vật rơi tự do ( với vận tốc đầu bằng 0 ) tỉ lệ với……………….thời gian rơi của vật.
Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, nếu vận tốc ban đầu bằng 0 thì vận tốc của vật ở thời điểm bất kỳ tỉ lệ với………………quãng đường đi được.
Trong chuyển động tròn đều vectơ gia tốc luôn …………………với vectơ vận tốc và hướng về ……………..của quỹ đạo và gọi là gia tốc………………..
II. Phần tự luận:
Bài 1: Một vật nhỏ rơi tự do từ một quả khinh khí cầu ở độ cao 15 m xuống đất. Sau giây nó rơi tới mặt đất.
Hãy tính:
Gia tốc rơi tự do.
Vận tốc của vật khi chạm đất.
Vẽ đồ thị vận tốc của vật trong 7 giây đầu kể từ khi vật bắt đầu rơi.
Bài 2: Hai ôtô xuất phát cùng một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 10 km trên một đường thẳng qua A và B, chuyển động cùng chiều từ A đến B. Tốc độ của ôtô xuất phát từ A là 60 km/h, của ôtô xuất phát từ B là 40 km/h.
Lấy gốc tọa độ ở A, gốc thời gian là lúc xuất phát, hãy viết công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của hai xe.
Vẽ đồ thị tọa độ_thời gian của hai xe trên cùng một hệ trục ( x, t ).
( Chú ý: phần tự luận, học sinh làm bài ở mặt sau ).
File đính kèm:
- Kiem tra Vat ly 10 hoc ki I.doc