Câu 1(3,0đ):
a, Phương pháp nuôi cấy mô tế bào là gì? Dựa vào đặc điểm nào của tế bào hay mô thực vật mà từ một tế bào đơn bội hay lưỡng bội lại có thể phát triển thành một cơ thể?
b, Trình bày quy trình công nghệ nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào? Kể 1 số giống cây trồng ở Bình Định được sản xuất bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào?
Câu 2( 3,0đ):
a, Kể tên một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp? Vì sao người ta thường bón phân vi sinh phối hợp với 1 số loại phân bón khác?
b, Người ta sản xuất được phân vi sinh vật bằng cách nào? Kể tên một số loại phân vi sinh vật được sản xuất bằng công nghệ vi sinh? Điểm khác biệt trong cách sử dụng các loại phân VSV?
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kiểm tra học kỳ I - Năm học: 2008 - 2009 môn thi: Công nghệ 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Trưng Vương ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ I- Năm học: 2008- 2009
Môn thi: CÔNG NGHỆ 10
Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian phát đề)
Câu 1(3,0đ):
a, Phương pháp nuôi cấy mô tế bào là gì? Dựa vào đặc điểm nào của tế bào hay mô thực vật mà từ một tế bào đơn bội hay lưỡng bội lại có thể phát triển thành một cơ thể?
b, Trình bày quy trình công nghệ nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào? Kể 1 số giống cây trồng ở Bình Định được sản xuất bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào?
Câu 2( 3,0đ):
a, Kể tên một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp? Vì sao người ta thường bón phân vi sinh phối hợp với 1 số loại phân bón khác?
b, Người ta sản xuất được phân vi sinh vật bằng cách nào? Kể tên một số loại phân vi sinh vật được sản xuất bằng công nghệ vi sinh? Điểm khác biệt trong cách sử dụng các loại phân VSV?
Câu 3(4,0đ):
a, Hãy giải thích thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng? Nêu những biện pháp phòng trừ và mức độ dịch hại của các phương pháp?
b, Khi cần thiết, nên dùng thuốc hóa học bảo vệ thực vật như thế nào để vừa phát huy hiệu quả của thuốc, vừa tránh được tác động xấu đến sinh vật và môi trường?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN : CÔNG NGHỆ 10
Câu 1(3,0đ):
a, * Phương pháp nuôi cấy mô tế bào là: (0,5đ)
- Lấy tế bào của mô phân sinh trong các đỉnh sinh truởng của chồi, rễ, lá non của cây.
- Nuôi cấy trong môi trường nhân tạo thích hợp.
* Dựa vào tính toàn năng của tế bào thực vật: (0,5đ)
- Mỗi tế bào có hệ gen quy định kiểu gen của loài.
- Hệ gen quy định sự phân chia, phân hóa và phản phân hóa tế bào.( tế bào là đơn vị cấu tạo nên cơ thể và cũng là đơn vị chức năng).
b, * Quy trình công nghệ nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào: (1,5đ)
Bước 1: Chọn vật liệu nuôi cấy.Bước 2:Khử trùng.Bước 3:Tạo chồi.Bước 4:Tạo rễ.Bước 5: Cấy cây vào môi trường thích ứng.Bước 6: Trồng cây trong vườn ươm.
* Kể 1 số giống cây trồng ở Bình Định được sản xuất bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào như: hoa lan, cây chuối, cây dứa, cây keo, bạch đàn,. (0,5đ)
Câu 2( 3,0đ):
a, * Kể tên một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp: phân hóa học, phân hữu cơ, phân vi sinh. (0,5đ)
* Người ta thường bón phân vi sinh phối hợp với 1 số loại phân bón khác vì:
- Trong tự nhiên có chứa nhiều chất cây trồng cần nhưng không thể lấy được, vi sinh vật lại có khả năng biến đổi những chất đó để cung cấp cho cây trồng. (0,5đ)
- Giúp cho quá trình phân hủy và biến đổi các chất khó tiêu thành dễ tiêu đối với cây trồng. (0,5đ)
b, * Người ta sản xuất được phân vi sinh vật bằng cách: (0,5đ)
- Chọn lọc nhân giống VSV đặc chủng.
- Phối trộn với chất độn( than bùn, một ít khoáng đa lượng và vi lượng).
* Một số loại phân vi sinh vật được sản xuất bằng công nghệ vi sinh:Phân VSV cố định đạm( Nitragin, Azogin); Phân VSV chuyển hóa lân( Photphobacterin, phân lân hữu cơ vi sinh); Phân VSV phân giải chất hữu cơ( Estrasol, Mana). (0,5đ)
* Điểm khác biệt trong cách sử dụng các loại phân VSV: (0,5đ)
- Phân VSV cố định đạm và Phân VSV chuyển hóa lân: dùng để trộn với hạt trước khi gieo hoặc bón trực tiếp vào đất.
- Phân VSV phân giải chất hữu cơ: bón trực tiếp vào đất.
Câu 3(4,0đ):
a, * Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng : - Là biện pháp phòng trừ dịch hại. (0,25đ)
- Phối hợp đồng thời nhiều biện pháp. (0,5đ)
- Nhằm tăng cường hiệu quả và hạn chế nhược điểm của mỗi biện pháp. (0,25đ)
* Các biện pháp phòng trừ:
- Biện pháp kĩ thuậtà tạo thế cân bằng. (0,25đ)
- Biện pháp sinh họcà diệt sâu hại, diệt mầm bệnh. (0,25đ)
- Giống chống chịu sâu, bệnhà giảm dịch hại. (0,25đ)
- Biện pháp cơ họcà diệt sâu, bệnh hại. (0,25đ)
- Biện pháp hóa họcà diệt sâu, bệnh hại. (0,25đ)
- Biện pháp điều hòaà giữ cân bằng sinh thái. (0,25đ)
b, * Biện pháp hạn chế những ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học BVTV: (1,5đ)
- Chỉ dùng khi dịch hại phát triển đến ngưỡng gây hại.
- Sử dụng các loại thuốc có tính chọn lọc cao.
- Sử dụng đúng thuốc, đúng thời gian, đúng nồng độ, đúng liều lượng.
File đính kèm:
- DE THI CONG NGHE 10 HKI-d1.doc