Đề thi môn Địa lý - Lớp 10

Câu số 1: (4 điểm)

Cho 3 địa điểm sau đây:

 Hà Nội vĩ độ : 21002'B

 Huế vĩ độ : 16026'B

 Tp Hồ Chí Minh vĩ độ : 10047'B

 a. Vào ngày tháng nào trong năm, Mặt trời lên thiên đỉnh ở Huế?

 (Cho biết cách tính. Được phép sai số ± 1 ngày)

b. Tính góc nhập xạ của tia sáng Mặt trời ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh khi Mặt trời lên thiên đỉnh ở Huế.

c. Xác định phạm vi trên trái đất Mặt trời không lặn, không mọc trong ngày Mặt trời lên thiên đỉnh ở Huế.

 

doc9 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi môn Địa lý - Lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4 LẦN THỨ XIII TẠI THÀNH PHỐ HUẾ ĐỀ THI MÔN ĐỊA LÝ - LỚP 10 (Thời gian làm bài 180’) Chú ý: Mỗi câu hỏi thí sinh làm trên 01 tờ giấy riêng biệt Câu số 1: (4 điểm) Cho 3 địa điểm sau đây: Hà Nội vĩ độ : 21002'B Huế vĩ độ : 16026'B Tp Hồ Chí Minh vĩ độ : 10047'B a. Vào ngày tháng nào trong năm, Mặt trời lên thiên đỉnh ở Huế? (Cho biết cách tính. Được phép sai số ± 1 ngày) b. Tính góc nhập xạ của tia sáng Mặt trời ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh khi Mặt trời lên thiên đỉnh ở Huế. c. Xác định phạm vi trên trái đất Mặt trời không lặn, không mọc trong ngày Mặt trời lên thiên đỉnh ở Huế. Câu số 2: (4 điểm) Quan sát bảng số liệu dưới đây: Bảng phân phối tổng lượng bức xạ Mặt trời ở các vĩ độ. Đơn vị: cal/cm2/ngày. Ngày tháng trong năm Vĩ độ 00 100 200 500 700 900 21 - 3 22 - 6 23 - 9 22 - 12 672 577 663 616 659 649 650 519 556 728 548 286 367 707 361 66 132 624 130 0 0 634 0 0 a. Cho biết bảng số liệu thuộc bán cầu nào? Vì sao? b. Nhận xét và giải thích sự phân phối tổng lượng bức xạ Mặt trời ở các vĩ độ. Câu số 3: ( 4 điểm) Dựa vào bảng số liệu: Cơ cấu sử dụng năng lượng toàn thế giới thời kỳ 1860 - 2020. (Đơn vị: %) Năm Nguồn năng lượng 1860 1880 1900 1920 1940 1960 1980 2000 2020 Củi gỗ 80 53 38 25 14 11 8 5 2 Than đá 18 44 58 68 57 37 22 20 16 Dầu khí 2 3 4 7 26 44 58 54 44 Nguyên tử - thuỷ điện - - - - 3 8 9 14 22 Năng lượng mới - - - - - - 3 7 16 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới. b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới từ 1860 - 2020. Câu 4: (4 điểm ) Lập bảng so sánh những nét khác biệt giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hiện đại. Câu 5: (4 điểm ) So sánh đặc điểm và chức năng của hai loại hình quần cư : Quần cư nông thôn và quần cư thành thị. ---------------Hết--------------- Chú ý: - Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. - Thí sinh không được sử dụng Átlat. Họ tên thí sinh:...................................................................... Số báo danh:.............................Phòng thi:............................ KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4 LẦN THỨ XIII TẠI THÀNH PHỐ HUẾ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA LÝ - LỚP 10 ----------------- Đáp án câu số 1: Nội dung trả lời Điểm a. Tính ngày Mặt trời lên thiên đỉnh ở Huế 16026'B - Mặt trời chuyển động biểu kiến từ xích đạo lên chí tuyến Bắc hết 93 ngày với góc độ: 23027' = 1407'. Vậy trong 1 ngày Mặt trời sẽ di chuyển biểu kiến một góc là: 1407' : 93 ngày = 15'08'' = 908''. - Số ngày Mặt trời cần di chuyển biểu kiến từ xích đạo đến Huế vĩ độ 16026'B = 59160''B là: 59160 : 908 = 65 ngày - Mặt trời lên thiên đỉnh ở Huế lần thứ nhất là: Từ ngày 21/3 + 65 ngày sẽ là ngày 25/5 - Mặt trời lên thiên đỉnh ở Huế lần thứ 2 là: Từ ngày 22/6 + (93 ngày - 65 ngày) sẽ là ngày 20/7 0,5 0,5 0,5 b. Tính góc nhập xạ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh khi Mặt trời lên thiên đỉnh ở Huế. - Ở Hà Nội: Hà Nội: nằm phía Bắc của Huế góc nhập xạ được tính bằng công thức sau: j vĩ độ cần tính Ha = 900 - j + a a vĩ độ MT lên thiên đỉnh Thế số: Ha = 90 - 21002' + 16026' Ha= 85024' - Ở Tp Hồ Chí Minh: Tp Hồ Chí Minh nằm phía Nam của Huế. Góc nhập xạ ở Tp Hồ Chí Minh được tính bằng công thức sau: Ha = 900 + j - a Thế số: Ha = 90 + 10047' - 16026' Ha = 84021' S B c. Phạm vi trên trái đất Mặt trời không lặn, không mọc khi Mặt trời lên thiên đỉnh ở Huế. ST: đường phân định sáng tối. BN: trục trái đất. - Phạm vi Mặt trời không lặn và không mọc: 16026’ M Đ Huế X O Vĩ độ ở Bán cầu Bắc tia sáng Mặt trời đến được sau cực Bắc và trước cực Nam. 900 - 16026' = 73034' - Phạm vi Mặt trời không lặn là: Từ 900 B đến 73034'B. - Phạm vi Mặt trời không mọc là: N Từ 900N đến 73034'N. T Ghi chú: Thí sinh có thể tính theo hình học phẳng vẫn cho điểm tối đa với điều kiện tính đúng và kết quả đúng với đáp án này. 0,5 0,5 0,5 (h.vẽ) 0,5 0,25 0,25 Đáp án câu số 3: a. Vẽ biểu đồ: chọn biểu đồ miền (các biểu đồ khác không hợp lý không cho điểm ) b. Nhận xét - giải thích Nhận xét: - Cơ cấu năng lượng sử dụng của thế giới ngày càng phong phú. 0,25 - Nguồn năng lượng từ củi, gỗ giảm nhanh chóng từ 80% còn 2%. 0,25 - Nguồn năng lượng than đá từ 1860 tăng nhanh đến 1920 tăng 50%.Từ 1920 đến 2002 giảm nhanh 52%. 0,25 - Dầu khí tăng đều từ 2% (1860) cao nhất 58% (1980) sau đó giảm không đáng kể 44% (2020). 0,25 - Từ năm 1920 năng lượng nguyên tử - thuỷ điện. Từ năm 1960 năng lượng mới được sử dụng và tăng liên tục đến năm 2002. 0,25 Giải thích: - Việc sử dụng nguồn năng lượng có sự thay đổi do sự phát triển của khoa học kỹ thuật khám phá ra nhiều nguồn năng lượng mới có tính năng tốt hơn và nhiều ưu điểm hơn. 0,25 - Giai đoạn đầu chủ yếu là củi gỗ, than đá về sau do sự thành công của công nghiệp khai thác dầu khí, chế biến dầu khí giữ vai trò chủ yếu trong ngành năng lượng. Nguyên tử, thuỷ điện, nguồn năng lượng mới đang dần phát triển gắn liền với công nghiệp hiện đại. 0,25 - Nền kinh tế thế giới phát triển sử dụng ngày càng nhiều nguồn năng lượng hơn. 0,25 (2 điểm) Biểu đô biểu hiện sử dụng nguồn năng lượng thế giới gigiớigiới 0,25 Đáp án câu số 2`: Nội dung trả lời Điểm a. Bảng số liệu thuộc bán cầu nào? Vì sao? ­ Bảng số liệu thuộc: Bắc bán cầu ­ Giải thích: + Ngày 22/6 có tổng bức xạ ở vĩ độ 200 cao nhất (Mặt trời lên thiên đỉnh ở 23027'B). + Tổng xạ ở vĩ tuyến 900 cao vào ngày 22/6. Các ngày khác trong năm bằng 0 cal/cm2/ngày. + Ngày 22/12 từ vĩ độ 700 đến 900 bằng 0. Từ 700 - 900 B Mặt trời không mọc. b. Nhận xét và giải thích: - Tổng bức xạ Mặt trời có sự thay đổi theo vĩ độ và thời gian: + Tổng xạ dần từ xích đạo về cực (trừ ngày 22/6) Vì góc nhập xạ Mặt trời nhỏ dần từ xích đạo về 2 cực. + Ngày 22/6 tổng xạ Mặt trời cao nhất ở vĩ độ 200B. Vĩ độ 500B, 700B; 900B cao hơn xích đạo 00 vì vĩ độ 200B góc nhập xạ lớn. Các vĩ độ 500B, 700B, 900B bức xạ lớn hơn xích đạo 00 do độ dài ngày lớn hơn xích đạo. + Ngày 22/12 tổng xạ Mặt trời thấp nhất ở các vĩ độ Bắc do góc nhập xạ nhỏ, ngày ngắn. + Ở xích đạo 00: Hai ngày 21/3 và 23/9 tổng xạ cao nhất do Mặt trời lên thiên đỉnh giữa trưa. Ngày 22/6 và 22/12 tổng xạ thấp nhất do Mặt trời ở thấp nhất giữa trưa. - Thí sinh không xác định đúng bán cầu thì không cho điểm phần a. - Phần b nhận xét cho 0,25đ, giải thích cho 0,25đ cho mỗi nội dung trả lời. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Đáp án câu 4: Nông nghiệp cổ truyền Nông nghiệp hiện đại Điểm 1. Sản xuất nhỏ. ------------------------------------------- 2. Sản xuất chủ yếu theo lối quảng canh, công cụ thô sơ, ít sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu. ------------------------------------------- 3. Tính chuyên môn hoá thấp. ------------------------------------------- 4. Chưa có hoặc ít có sự gắn bó với công nghiệp chế biến, dịch vụ. ------------------------------------------- 5. Phụ thuộc chặt chẽ vào tự nhiên, năng suất thấp. ------------------------------------------- 6. Sản xuất chủ yếu mang tính tự cung tự cấp, ít xuất khẩu. ------------------------------------------- 7. Sử dụng nhiều sức lao động. ------------------------------------------- 8. Tồn tại chủ yếu ở các nước đang phát triển, các vùng xa xôi, xa đường giao thông. 1. Sản xuất quy mô lớn. ------------------------------------------- 2. Sản xuất theo hướng thâm canh, áp dụng 4 hoá: điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, hoá học hoá. ------------------------------------------- 3. Tính chuyên môn hoá cao. ------------------------------------------- 4. Gắn bó chặt chẽ với công nghiệp chế biến, dịch vụ. ------------------------------------------- 5. Mức độ lệ thuộc vào tự nhiên ít hơn, năng suất cao. ------------------------------------------- 6. Sản xuất mang tính hàng hoá, hướng về xuất khẩu. ------------------------------------------- 7. Sử dụng ít lao động. ------------------------------------------- 8. Tồn tại chủ yếu ở các nước phát triển, gần trục đường giao thông. 0,25 ----------- 0,25 ----------- 0,25 ----------- 0,25 ----------- 0,25 ----------- 0,25 ----------- 0,25 ----------- 0,25 Đáp án câu 5: Loại hình Quần cư nông thôn Quần cư đô thị Điểm Đặc điểm - Xuất hiện sớm, phân tán trong không gian.Mật độ thấp. - Hoạt động nông nghiệp là chủ yếu. - Phát triển từ các điểm dân cư nông thôn. Tập trung dân cư với mật độ cao. - Hoạt động phi nông nghiệp là chủ yếu. 1,0 1,0 Chức năng - Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng). Phi nông nghiệp (tiểu - thủ công nghiệp). - Hỗn hợp (nông nghiệp + tiểu, thủ công nghiệp). - Công nghiệp, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông vận tải. - Trung tâm kinh tê, hành chính - chính trị, văn hoá, thương mại - dịch vụ. 1,0 1,0

File đính kèm:

  • docDe thi Olympic.doc