Đề thi môn Ngữ văn của Sở GD - ĐT TP Hồ Chí Minh

Câu 1 (1 điểm): Chép lại nguyên văn khổ thơ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận).

Câu 2 (1 điểm): Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau:

a. Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. (Kim Lân, Làng)

b. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Câu 3 (3 điểm): Viết một đoạn văn nghị luận (từ 10 đến 12 câu) nêu suy nghĩ của em về đạo lý Uống nước nhớ nguồn.

 

doc8 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi môn Ngữ văn của Sở GD - ĐT TP Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi môn Ngữ văn của Sở GD-ĐT TP.HCM Câu 1 (1 điểm): Chép lại nguyên văn khổ thơ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận). Câu 2 (1 điểm): Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau: a. Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. (Kim Lân, Làng) b. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) Câu 3 (3 điểm): Viết một đoạn văn nghị luận (từ 10 đến 12 câu) nêu suy nghĩ của em về đạo lý Uống nước nhớ nguồn. Câu 4 (5 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ: Từ hồi về thành phố quen ánh điện, cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình (Nguyễn Duy, Ánh trăng, SGK Ngữ văn 9 tập 1 tr.156 NXBGD - 2005) GỢI Ý GIẢI ĐỀ THI Câu 1 (1 điểm): Học sinh cần đảm bảo được yêu cầu: - Chép đúng, đủ bốn câu thơ trong khổ thơ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) - Không sai chính tả. Câu 2 (2 điểm): Học sinh cần xác định được thành phần tình thái, cảm thán trong hai trường hợp, cụ thể là: a. Sử dụng thành phần tình thái: có lẽ Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. (Làng - Kim Lân) b. Sử dụng thành phần cảm thán: chao ôi Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long) Câu 3 (3 điểm): Đề bài yêu cầu học sinh viết đoạn văn từ 10 đến 12 câu, nêu suy nghĩ của bản thân về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Đây là đề bài có tính chất tích hợp trong việc kiểm tra kỹ năng viết đoạn văn và hiểu biết về một vấn đề xã hội ở học sinh. Do vậy, học sinh cần bảo đảm được những yêu cầu cơ bản sau: - Kỹ năng viết đoạn văn: bảo đảm được bố cục của một đoạn văn (tức là có phần mở, thân và kết đoạn); bảo đảm mối liên kết nội dung và hình thức; viết đúng chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Nêu suy nghĩ về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”: học sinh không nhất thiết phải đi vào giải thích từ ngữ cụ thể nhưng cần khái quát được nội dung câu tục ngữ, trình bày được suy nghĩ, đánh giá của bản thân về đạo lý tốt đẹp của dân tộc thể hiện qua câu tục ngữ, chẳng hạn: + Câu tục ngữ là lời nhắc nhở, lời khuyên về lòng biết ơn. + Biểu hiện của lòng biết ơn: biết ơn ông bà, cha mẹ; biết ơn thầy cô; không quên ơn những người đã chiến đấu hy sinh để bảo vệ đất nước... + Đây là đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cần được gìn giữ và phát huy. Câu 4 (5 điểm): Trên cơ sở những hiểu biết khái quát về tác giả Nguyễn Duy, về bài thơ Ánh trăng (đặc biệt chú ý hình tượng vầng trăng - biểu tượng của quá khứ nghĩa tình, hoàn cảnh sáng tác), học sinh trình bày cảm nhận của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Các em có thể trình bày bài làm của mình theo nhiều cách, song cần đảm bảo được một số yêu cầu cơ bản sau đây: 1. Cảm nhận về nội dung đoạn thơ: đoạn thơ thể hiện sự trăn trở, suy tư của nhân vật trữ tình về thái độ sống đối với quá khứ. Điều này được thể hiện qua các khổ thơ cụ thể: - Hoàn cảnh sống thay đổi, thành phố với những tiện nghi hiện đại (ánh điện, cửa gương) dễ làm cho người ta lãng quên quá khứ, dửng dưng với cả vầng trăng tình nghĩa năm nào (Vầng trăng đi qua ngõ / như người dưng qua đường). - Vầng trăng đột ngột xuất hiện trong một tình huống bất ngờ; nhân vật trữ tình đối diện với vầng trăng mà trong lòng ngập tràn bao cảm xúc. Những gian lao, vất vả và cả nghĩa tình trong quá khứ như ùa về làm nhân vật trữ tình vừa xúc động, vừa day dứt, vừa thành kính, lặng im (Ngửa mặt lên nhìn mặt / có cái gì rưng rưng/ như là đồng là bể / như là sông là rừng). - Nhưng vầng trăng - quá khứ nghĩa tình luôn tròn đầy, bất diệt (Trăng cứ tròn vành vạnh/ kể chi người vô tình) càng làm cho con người thêm ân hận, day dứt. Sự im lặng của vầng trăng như một lời nhắc nhở nghiêm khắc về thái độ sống với quá khứ (Ánh trăng im phăng phắc/ đủ cho ta giật mình). 2. Cảm nhận về nghệ thuật: biện pháp nhân hóa được sử dụng tài tình; hình ảnh thơ gợi cảm, có tính chất biểu tượng; giọng thơ vừa tâm tình vừa suy tư, trầm lắng, góp phần tạo nên chiều sâu trết lý cho bài thơ. 3. Đánh giá, nêu suy nghĩ: - Đoạn thơ kết tinh giá trị tư tưởng, chủ đề của cả bài thơ. Cất lên như một lời cảnh tỉnh, đoạn thơ chính là cái “giật mình” đầy ý nghĩa của chính nhà thơ, tự nhắc nhở mình phải sống sao cho trọn vẹn, thủy chung. - Đoạn thơ cũng như bài thơ không chỉ có ý nghĩa với nhà thơ, với cả một thế hệ vừa mới đi qua chiến tranh mà còn có ý nghĩa với người đọc ngày nay vì nó đặt ra vấn đề về thái độ sống với quá khứ. Đó chính là truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” đẹp đẽ của dân tộc. Người giải đề: TRIỆU THỊ HUỆ (Tổ trưởng tổ Văn, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM) SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN - THPT QUỐC HỌC THỪA THIÊN HUẾ MÔN : NGỮ VĂN - NĂM HỌC: 2007 - 2008 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút ------------------------------------------------------------------------------------ Câu 1: (2 điểm) Trong văn bản tự sự có mấy hình thức kể chuyện theo ngôi? Vai trò của người kể chuyện là gì? Em thích loại ngôi kể nào nhất? Phân tích ngắn gọn một ví dụ để minh họa. Câu 2: (2 điểm) Bằng một văn bản nghị luận (dài không quá một trang giấy thi), hãy phân tích giá trị của tình huống bé Xi-mông hỏi bác thợ rèn Phi-lip: "Bác có muốn làm bố cháu không?"( Bố của Xi-mông - Guy đơ Mô-pa-xăng). Lý giải tại sao tác phẩm mang tên "Bố của Xi-mông"? Câu 3: (6 điểm) Trong bài "Tiếng nói của văn nghệ", Nguyễn Đình Thi có viết: "Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc..." Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên? Từ đó hãy trình bày cảm nhận về một bài thơ theo em là hay trong chương trình Ngữ văn lớp 8 hoặc lớp 9, phần Văn học Việt Nam. SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN VĂN THỪA THIÊN HUẾ TRƯỜNG QUỐC HỌC NĂM HỌC : 2005- 2006 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN : VĂN - TIẾNG VIỆT SBD:...........PHÒNG:......... Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) VĂN - TIẾNG VIỆT: (3 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Viết đoạn diễn dịch với câu chốt :" Thơ Nguyễn Trãi thể hiện tình yêu quê hương tha thiết." ( Đoạn dài không quá 15 dòng giấy thi, có ít nhất 2 dẫn chứng ) Câu 2: (1,5 điểm) Theo em, trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O.Henri, Giôn-xi hay Be-man là nhân vật nổi bật nhất của truyện ? Vì sao ? LÀM VĂN: (7 điểm) Nhận xét về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học, Sách văn học 9 - Tập 2 có viết: " Hình thức hay là hình thức sáng tạo, sinh động, phù hợp nhất với nội dung, có sức biểu hiện nội dung hùng hồn nhất, gây được ấn tượng sâu sắc nhất" ( Sách đã dẫn - Trang 116 ) Qua việc phân tích vẻ đẹp hình thức của bài thơ sau, em hãy bày tỏ cách hiểu của em về vấn đề trên: Ánh trăng Nguyễn Duy Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỷ. Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa. Từ hồi về thành phố quen ánh diện, cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường. Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn. Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng , là bể như là sông, là rừng. Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. Thành phố Hồ Chí Minh, 1978 ( Theo sách Văn học 9 - Tập 2 - Trang 71) ---------------- HẾT------------------ SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN VĂN THỪA THIÊN HUẾ QUỐC HỌC - NĂM HỌC: 2005- 2006 Đề Chính Thức MÔN: VĂN - TIẾNG VIỆT HƯỚNG DẪN CHẤM A. VĂN- TIẾNG VIỆT: (3 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) - Viết đoạn diễn dịch với câu chốt ở đầu đoạn, đảm bảo yêu cầu đề (không quá 15 dòng giấy thi, có 2 dẫn chứng), diễn đạt trôi chảy, thuyết phục. (1,5 điểm) - Viết đoạn diễn dịch với câu chốt ở đầu đoạn, đạt được các yêu cầu của đề, nhưng nội dung chưa thuyết phục, diễn đạt chưa trôi chảy. (1,0 điểm) - Lạc đề (0 điểm) Câu 2: (1,5 điểm) - Học sinh có thể nêu ý kiến riêng của mình về việc chọn nhân vật nổi bật nhất của truyện "Chiếc lá cuối cùng " (O. Henri ) là Gion-xi hay Be-man với các lý do thuyết phục. - Tuy nhiên, nếu HS chọn và lý giải về nhân vật Gion-xi , điểm không thể đạt tối đa.Vì nhân vật Be-man mới thật sự là nhân vật trung tâm chuyển tải ý nghĩa tư tưởng của truyện. - Qua Be-man, O.Henri muốn nói đến ý nghĩa to lớn của nghệ thuật trong đời sống (Vì cuộc sống, vì con người ) và sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ chân chính (Sáng tạo nghệ thuật với tất cả tấm lòng, tâm huyết và tài năng đích thực ). B. BÀI LUẬN: (7 điểm) I. Yêu cầu chung: - Học sinh nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận, có kiến thức lý luận văn học (LLVH), biết gắn kết với tác phẩm văn học cụ thể. - Nắm chắc các biểu hiện hình thức của một tác phẩm thơ ( Bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy ) để liên hệ với vấn đề LLVH. - Bố cục bài tốt, diễn đạt trôi chảy. II. Yêu cầu cụ thể: Học sinh cần biết lồng ghép 2 yêu cầu của đề; qua việc phân tích giá trị hình thức của bài thơ để bày tỏ cách hiểu về vấn đề LLVH. 1. Vấn đề LLVH: - Đây là nhận định về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học. Thực chất là một dạng định nghĩa thế nào là hình thức nghệ thuật hay, đẹp. - Các phẩm chất của hình thức cần được chú trọng khi phân tích tác phẩm văn học là "sáng tạo ", "sinh động ", "phù hợp ", biểu hiện nội dung "tốt nhất, ấn tượng nhất ". - Đó vừa là mục tiêu cần đạt tới của người cầm bút, vừa là tiêu chí để thẩm định giá trị của tác phẩm văn chương. 2. Phân tích vẻ đẹp hình thức của bài thơ "Ánh trăng ": - Học sinh có thể phân tích nhiều cách, từ nhiều góc độ. Lưu ý là phải gắn với vấn đề LLVH đã nêu. Sau đây là một số gợi ý: a. Thể thơ, nhịp điệu thơ: Thể thơ 5 chữ mộc mạc, giản dị, cùng nhịp thơ lúc ngân vang, tha thiết (khổ 1,2), lúc trĩu nặng, lắng sâu (khổ 5,6) góp phần thể hiện thành công lời tâm tình, tự nhủ, thổ lộ tự đáy lòng không chỉ của một Nguyễn Duy mà là của cả một thế hệ. b. Kết cấu: Bài thơ có kết cấu giản đơn như một câu chuyện kể (kết hợp tự sự và trữ tình ), từ chiều quá khứ xuôi về hiện tại, gắn liền với mạch cảm xúc của nhà thơ. . Chú ý một số điểm "gút ": "ngỡ không bao giờ quên ", "từ hồi về ", "Thình lình đèn điện tắt ","vội bật tung cửa sổ ", "đột ngột vầng trăng tròn ","ánh trăng im phăng phắc "... khắc đậm ấn tượng, cảm xúc. . Chú ý hình thức: chỉ những chữ đầu khổ thơ được viết hoa, cuối khổ thơ mới có dấu chấm câu tạo nên tính đặc sắc và liền mạch cho ý thơ. c. Hình tượng: Hình ảnh "Vầng trăng " xuyên suốt 5 khổ thơ và trở thành hình tượng "Ánh trăng " ở khổ thơ cuối, tạo nên sự ám ảnh, khắc sâu ý tưởng, suy tư, tạo "độ xoáy" cho tứ thơ. Ý nghĩa của hình tượng : - Là biểu tượng đẹp đẽ của một thời gian lao, đầy tình nghĩa mà những người lính - trong đó có nhà thơ - từng gắn bó, yêu thương. - Là biểu tượng sâu sắc về sự bao dung, độ lượng; sự thủy chung, nghĩa tình - vốn là phẩm chất của đất nước, nhân dân bình dị, sắt son. - Là biểu tượng giàu tính triết lý về sự bất diệt, vĩnh cửu của thiên nhiên mang dấu ấn tâm tư con người. d. Ngôn ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ: - Ngôn ngữ giản dị, giàu tính đời thường, như lời kể tâm tình, gần gũi, thiết thân. - Hình ảnh giản đơn mà sâu sắc, giàu tính sáng tạo, có sức biểu hiện nội dung hùng hồn, ấn tượng. - Biện pháp tu từ được sử dụng không nhiều nhưng cơ bản và đặc sắc (nhân hóa, so sánh, ẩn dụ ...) góp phần làm lời thơ sinh động, giàu ý nghĩa. ... III. Biểu điểm: - Điểm 7: Bài làm đáp ứng đầy đủ các nội dung trên. Nắm chắc yêu cầu, phân tích sâu sắc, dẫn chứng chính xác, phong phú. Bố cục hợp lý, diễn đạt tốt. - Điểm 5: Hiểu yêu cầu đề, trình bày được 2/3 số ý trên. Phân tích có trọng tâm, đúng hướng. Dẫn chứng có thể chưa thật đầy đủ song có chọn lọc, tiêu biểu. Bố cục rõ ràng, diễn đạt khá. - Điểm 3: Trình bày được một nửa số ý theo yêu cầu. Tỏ ra có hiểu nội dung vấn đề, chọn được các dẫn chứng cơ bản, phân tích chưa sâu nhưng đúng hướng. Bố cục và diễn đạt tạm được. - Điểm 2: Bài còn sơ lược, chưa hiểu đúng vấn đề, chỉ nêu mà chưa phân tích, còn sa vào diễn xuôi ý. Diễn đạt lủng củng. Điểm 1: Bài lạc đề.

File đính kèm:

  • docDE VAN THI CHUyen.doc
Giáo án liên quan