1. Xác định hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau: H2O, Cu2O, H2SO4, H3PO4, FeO, Fe2O3, Fe3O4, FexOy, KMnO4, K2Cr2O7.
2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Một mol (1), . (2), (3) tuy đều có số . (4) bằng nhau là . (5) nhưng chiếm thể tích . (6) vì thể tích của một mol chất phụ thuộc vào . (7) của phân tử và (8) giữa các phân tử, mà các chất khác nhau thì phân tử của chúng có . (7) và . (8) giữa chúng khác nhau.
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3790 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi olympic hóa học lớp 8 năm học 2012 – 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT
ĐỀ THI OLYMPIC HÓA HỌC LỚP 8
THANH OAI
Năm học 2012 – 2013
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 02 trang)
Câu I: (3 điểm)
1. Xác định hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau: H2O, Cu2O, H2SO4, H3PO4, FeO, Fe2O3, Fe3O4, FexOy, KMnO4, K2Cr2O7.
2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Một mol …… (1), ……. (2), …… (3) tuy đều có số ……. (4) bằng nhau là ……. (5) nhưng chiếm thể tích ….. (6) vì thể tích của một mol chất phụ thuộc vào …….. (7) của phân tử và …… (8) giữa các phân tử, mà các chất khác nhau thì phân tử của chúng có …….. (7) và ……. (8) giữa chúng khác nhau.
Câu II: (4 điểm)
1. Bằng phương pháp hóa học, hãy nêu cách phân biệt 4 dung dịch không màu, mất nhãn, riêng biệt sau: NaCl, NaOH, HCl, Ca(OH)2.
2. Cho sơ đồ phản ứng:
A + X
B + X R + ……..
D + X
Biết R là một kim loại thường gặp trong các bài tập của chương trình Hóa học lớp 8 và được sử dụng nhiều trong lĩnh vực xây dựng. Hãy xác định CTHH các chất R, A, B, D, X, viết các phương trình phản ứng xảy ra, ghi rõ điều kiện phản ứng xảy ra (nếu có) và cho biết các phản ứng đó thuộc loại phản ứng nào?
Câu III: (4 điểm)
1. Trong bình đốt khí người ta dung tia lửa điện để đốt một hỗn hợp gồm 32 cm3 khí hiđro và 30 cm3 khí oxi.
a) Sau phản ứng còn thừa khí nào không? Thừa bao nhiêu cm3?
b) Tính thể tích và khối lượng hơi nước thu được? (Biết các thể tích khí và hơi đo ở đktc).
2. Để hòa tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp A gồm oxit của Đồng (II) và Sắt (III) cần vừa đủ 25,55 gam dung dịch HCl 20%.
a) Tính khối lượng từng chất trong hỗn hợp A.
b) Nếu đem hỗn hợp A nung nóng trong ống sứ rồi dẫn khí CO đi qua, trong điều kiện thí nghiệm thấy cứ 4 phân tử chất rắn mỗi loại tham gia phản ứng thì có 1 phân tử không tham gia phản ứng. Xác định thành phần và khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng trong ống sứ?
Câu IV: (5 điểm)
1. Độ tan của phân đạm 2 lá NH4NO3 ở 200C là 192 gam. Tính nồng độ % của dung dịch NH4NO3 ở nhiệt độ này?
2. Cho 8,96 lít khí CO đi qua ống sứ tròn, dài, nung nóng chứa m gam bột đồng (II) oxit. Khi phản ứng kết thúc thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro là 18. Xác định giá trị của m? (các thể tích khí đo ở đktc)
3. Khử hoàn toàn m gam Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao, lượng kim loại thu được sau phản ứng cho vào dung dịch HCl dư đến khi phản ứng kết thúc đem toàn bộ khí thu được khử một oxit của kim loại R hóa trị II thấy khối lượng oxit của kim loại R bị khử cũng là m gam. Tìm CTHH oxit của kim loại R?
Câu V: (4 điểm)
Phân tích 15,9 gam một hợp chất vô cơ thấy nguyên tố Na chiếm 43,4%, nguyên tố C chiếm 11,32% khối lượng, còn lại là nguyên tố oxi.
a) Xác định CTHH của hợp chất vô cơ đó.
b) Cho lượng chất vô cơ nói trên vào 250ml dung dịch axit clohiđric 2M (D=1,1g/ml) đến khi phản ứng kết thúc. Tính nồng độ mol và nồng độ % của dung dịch thu được sau phản ứng?
- Hết -
HUỚNG DẪN CHẤM OLYMPIC HÓA 8
Năm học 2012 – 2013
Câu I: (3 điểm)
1. Mỗi chất 0,15 điểm x 10 chất = 1,5 điểm.
1,5
2. Mỗi ý 0,15 điểm x 10 ý = 1,5 điểm.
(1),(2),(3): chất rắn, chất lỏng, chất khí
(4) phân tử/hạt hợp thành
(5) khác nhau/không bằng nhau
(7)(8) kích thước, khoảng cách
1,5
Câu II: (4 điểm)
1. Phân biệt được 4 dung dịch x 0,5 điểm = 2 điểm
Gợi ý:
- Lấy ở mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử
- Mẫu thử nào không làm đổi màu quỳ tím là dung dịch NaCl
- Mẫu thử nào làm cho quỳ tím chuyển thành màu đỏ là dung dịch HCl
- Hai mẫu thử làm quỳ tím chuyển thành màu xanh là dung dịch NaOH và Ca(OH)2, ta phân biệt chúng bằng cách sục khí CO2 vào từng dung dịch đó, trường hợp nào tạo thành kết tủa trắng là dung dịch Ca(OH)2; mẫu còn lại là dung dịch NaOH.
- Chỉ yêu cầu học sinh viết được phản ứng:
CO2 + Ca(OH)2 à CaCO3 +H2O
2
2. Tìm được A, B, D, X và viết đủ PTPƯ
- Kim loại R là Sắt
0.5
- X có thể là 1 trong 3 oxit sắt thì A, B, D là các chất khử H2, CO, Al
0.5
- Viết PTHH minh họa
0.5
- A, B, D có thể là 3 oxit sắt thì X là 1 trong các chất khử H2, CO, Al
0.5
- Viết PTHH minh họa
0.5
Câu III: (4 điểm)
1. Xác định được chất phản ứng hết, chất còn thừa, tính được lượng chất thừa, chất sản phẩm.
2H2 + O2 à 2H2O
(cm3) 32 16 32
1
VO2 dư = 30 – 16 = 14 (cm3)
VH2O(hơi) = 32 (cm3) = 32 (ml) = 0,032 (lít)
nH2O(hơi) = 0,032 : 22,4 = 0,00143 (mol)
mH2O(hơi) = 0,00143.18 = 0,2574 (gam)
1
2. a) Gọi số mol CuO và Fe2O3 trong 4 gam hỗn hợp A lần lượt là x, y.
Ta có: 80x + 160y = 4 (*)
0.25
CuO + 2HCl à CuCl2 + H2O
(mol) x 2x
Fe2O3 + 6HCl à FeCl3 + 3H2O
(mol) y 6y
0.25
nHCl = 2x + 6y = ….. = 0,14 (**)
0.25
x = 0,01; y = 0,02
mCuO = 80.0,01 = 0,8 (g); mFe2O3 = 4 – 0,8 = 3,2 (g)
0.25
b) nCuOp/ư= 0,01.4/5 = 0,008 (mol); nFe2O3p/ư= 0,02.4/5 = 0,016 (mol)
0.25
CuO + CO à Cu + CO2
(mol) 0,008 0,016
Fe2O3 + 3CO à 2Fe + 3CO2
(mol) 0,016 0,032
0.25
Sau phản ứng thu được chất rắn gồm:
mCu = 0,016.64 = 1,024 (g)
mFe = 0,032.56 = 1,792 (g)
0.25
mCuOdư = 80(0,01-0,008) = 0,16 (g);
mFe2O3dư = 160(0,02 – 0,016) = 0,64 (g)
0.25
Câu IV: (5 điểm)
1. Độ tan của phân đạm 2 lá NH4NO3 ở 200C là 192 gam.
Tính được nồng độ % của dung dịch NH4NO3 là
192.100/(192+100) = 65,75(%)
1
2. Trong X, gọi số mol CO, CO2 lần lượt là x, y
x + y= 8,96/22,4 = 0,4 (*)
0.5
Mặt khác: (28x + 44y):0,4 = 18.2 = 36 (**)
0.5
x = y = 0,2
0.5
CuO + CO à Cu + CO2
(mol) 0,2 0,2
m = 0,2.80 = 16 (g)
0.5
3.
Fe2O3 + 3CO à 2Fe + 3CO2
(mol) m/160 2m/160
0.5
Fe + 2HCl à FeCl2 + H2
(mol) 2m/160 2m/160
0.5
RO + H2 à R + H2O
(mol) 2m/160 2m/160
0.5
(R + 16). 2m/160 = m
R = 64, R là Đồng; oxit của kim loại R là CuO
0.5
Câu V: (4 điểm)
a) Xác định CTHH của hợp chất vô cơ là Na2CO3
1
b) nNa2CO3 = 15,9/106 = 0,15 (mol)
nHCl = 0,25.2 = 0,5 (mol)
0.5
Na2CO3 + 2HCl à 2NaCl + CO2 + H2O
(mol) 0,15 0,3(dư) 0,3 0,15
0.5
Trong dung dịch sau phản ứng:
nHCldư = 0,5 – 0,3 = 0,2 (mol)
CM NaCl = 0,3/0,25 = 1,2 (M)
CM HCldư = 0,2/0,25 = 0,8 (M)
1
mdd = 15,9 + 250.1,1 – 0,15.44 = 284,3 (gam)
C% NaCl = 0,3.58,5.100/284,3 = 6,173 (%)
C% HCldư = 0,2.36,5.100/284,3 = 2,568 (%)
1
Lưu ý: Học sinh có thể giải theo phương pháp khác, đúng vẫn cho điểm tối đa của câu (ý) đó.
File đính kèm:
- De thi HSG Hoa 8.doc