Đề thi olympic năm học 2010 – 2011 môn: Vật lý - Lớp 7

Câu 1. Trong các cách mắc bóng đèn nhà, người ta thường mắc theo kiểu song song hay nối tiếp? Tại sao?

Câu 2. Một vật A sau khi cọ xát với vật B thì hai vật bị nhiễm điện. Đem vật A lại gần vật C nhiễm điện âm thì chúng đẩy nhau. Hỏi trong quá trình cọ xát vật B mất hay nhận electron? Giải thích?

Câu 3. Ở vùng núi người ta nghe thấy tiếng vang do sự phản xạ âm lên các vách núi. Người ta đo được thời gian giữa âm phát ra và âm nhận được tiếng vang là 1,6 giây.

a) Tính khoảng cách giữa người phát âm và vách núi biết vân tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.

b) Người ta có thể phân biệt hai âm riêng rẽ nếu khoảng thời gian giữa chúng là 0,1 giây. Tính khoảng cách tối thiểu giữa người phát âm và vách núi để nghe được tiếng vang.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1532 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi olympic năm học 2010 – 2011 môn: Vật lý - Lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2010 – 2011 MÔN: VẬT LÝ - LỚP 7 Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1. Trong các cách mắc bóng đèn nhà, người ta thường mắc theo kiểu song song hay nối tiếp? Tại sao? Câu 2. Một vật A sau khi cọ xát với vật B thì hai vật bị nhiễm điện. Đem vật A lại gần vật C nhiễm điện âm thì chúng đẩy nhau. Hỏi trong quá trình cọ xát vật B mất hay nhận electron? Giải thích? Câu 3. Ở vùng núi người ta nghe thấy tiếng vang do sự phản xạ âm lên các vách núi. Người ta đo được thời gian giữa âm phát ra và âm nhận được tiếng vang là 1,6 giây. a) Tính khoảng cách giữa người phát âm và vách núi biết vân tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s. b) Người ta có thể phân biệt hai âm riêng rẽ nếu khoảng thời gian giữa chúng là 0,1 giây. Tính khoảng cách tối thiểu giữa người phát âm và vách núi để nghe được tiếng vang. Câu 4. Hai gương phẳng AB và AC có mặt phản xạ quay vào nhau và hợp với nhau một góc nhọn. Một điểm sáng S nằm trong khoảng hai gương. a) Vẽ và nêu cách vẽ đường đi của tia sáng từ điểm sáng S đến gương AC tại I, phản xạ đến gương AB tại J rồi truyền trở lại điểm S. b) Gọi S1 là ảnh của S qua gương AC, S2 là ảnh của S1 qua AB. Chứng minh rằng độ dài đường đi của tia sáng ở câu a) bằng SS2 . c) Biết= 60o. Hãy tính góc tạo bởi tia tới lần thứ nhất và tia phản xạ lần thứ hai. Câu 5. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm có một ắc quy 12 vôn, 1 bóng đèn, 1 khóa K đóng, 1 ampe kế đo cường độ dòng điện trong mạch, 1 vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai cực ắc quy. Vẽ mũi tên chỉ chiều dòng điện. ………………………………. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI Ô LIM PIC MÔN VẬT LÝ LỚP 7 NĂM HỌC 2010-2011 --------------- Câu1 ( 3 điểm) –( 1,5 đ) Mắc song song. - ( 1,5 đ) Hiệu điện thế tại mỗi bóng đèn không đổi. Khi chẳng may bị hỏng 1 trong các bóng đèn thì các bóng khác vẫn sáng bình thường hoặc khi cần tắt 1 trong các bóng đèn thì không ảnh hưởng đến các bóng đèn còn lại . Câu 2. (3điểm) A và C đẩy nhau => A nhiễm điện cùng loại với vật C: A nhiễm điện tích âm => Khi cọ xát A nhận electron => Vật B mất electron => Vật B nhiễm điện tích dương. Câu 3(4 điểm) a) (2đ) Khoảng cách d giữa người quan sát và vách núi: d = 340m/s . 0,8 s = 272 m b) ( 2đ)Khoảng cách tối thiểu giưa người quan sát và vách núi để nghe được tiếng vang: dmin = 340 . 0,05 = 17 (m) (Chú ý: 1,6 giây là thời gian cả đi và lại) Câu 4(7 điểm) a) ( 2 đ)Học sinh vẽ đúng hình theo một trong hai cách. Nêu được cách vẽ đúng. (Nếu quên biểu diễn đường đi của tia sáng : – 0,5 đ) b) (3 đ)Ta có: Do tính chất đối xứng nên: SI = S1I ; JS1 = JS2=> SI + I J = J S1 SI + I J + JS = JS1 + J S = SS2 c) ( 2 đ) Theo Đ L phản xạ ánh sáng thì Tính được IDJ = 120 0 Tính được DIJ + DJI = 600 =>SIJ +SJI = 1200 => ISJ = 600 => ISX = 1200 vậy giữa 2 tia SI và JC là 1200 Câu5.(3điểm) U = 12V + - A V X

File đính kèm:

  • docli 7.doc
Giáo án liên quan