Câu 1: Hòa tan hỗn hợp X gồm FeCl3 và Cu vào cốc nước, khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn. Sau phản ứng lọc được 1g chất rắn không tan và dung dịch Y. Điện phân dung dịch Y tới khi trong dung dịch hết Cl-, thì ở anot thoát ra 3,36lit khí (đktc). Số gam hỗn hợp X ban đầu là:
A. 16.25g B. 17,25g C. 19,45g D. 20,45g
9 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1716 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử đại học đợt 1 (năm học 2011 – 2012) môn: hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT I (NĂM HỌC 2011 – 2012)
MÔN: HÓA HỌC
TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHTN – ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN
(Thời gian làm bài: 90 phút)
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (Từ câu 1 đến câu 40)
Câu 1: Hòa tan hỗn hợp X gồm FeCl3 và Cu vào cốc nước, khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn. Sau phản ứng lọc được 1g chất rắn không tan và dung dịch Y. Điện phân dung dịch Y tới khi trong dung dịch hết Cl-, thì ở anot thoát ra 3,36lit khí (đktc). Số gam hỗn hợp X ban đầu là:
A. 16.25g B. 17,25g C. 19,45g D. 20,45g
Câu 2: Hòa tan NaCl vào dung dịch NH3 20% đến bão hòa, sau đó sục khí CO2 dư vào dung dịch, thu được chất X kết tủa. Vậy X là
A. NAHCO3 B. NH4HCO3 C. Na2CO3 D. NH4Cl
Câu 3: Chia 46,84g hỗn hợp X gồm Al2O3, Fe2O3, CuO thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 phản ứng vừa đủ với 390ml dung dịch HCl 2M. Cho phần 2 phản ứng với H2SO4 loãng vừa đủ. Số gam muối sunfat khan thu được là:
A. 44,87g B. 51,11g C. 54,62g D. 61,64g
Câu 4: Cho sơ đồ phản ứng sau:
Những phản ứng có tính chất thuận nghịch là:
A. (3) B. (1), (3) C. (1), (2), (3) D. (1), (2), (3), (4)
Câu 5: Có một hỗn hợp khí X gồm etilen và axetilen. Nếu cho V lít khí X phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì tạo ra 9,6g kết tủa. Mặt khác nếu cho V lít khí X như trên phản ứng hết với dung dịch Brom thì khối lượng bình đựng dung dịch brom tăng 2,72g. Đốt cháy hết V lít hỗn hợp khí X và dẫn sản phẩm cháy vào cốc chứa 100ml dung dịch NaOH 1,5M thì muối tạo thành trong dung dịch và số mol thu được là:
A. NaHCO3 và 0,15mol B. Na2CO3 và 0,075mol
C. Na2CO3 và 0,2mol D. Hỗn hợp Na2CO3; 0,075mol và NaHCO3 0,15mol
Câu 6: Cho các phản ứng sau:
Đung nóng dung dịch bão hòa NaNO2, NH4Cl
Số phản ứng tạo ra đơn chất Nito là:
A. 6 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 7: Cho 0,1mol CH3COOH vào cốc chứa 30ml dung dịch ROH 20% (d = 1,2g/ml, R là một kim loại nhóm IA). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, rồi đốt cháy hoàn toàn chất rắn khan còn lại. Sau khi đốt cháy thì còn lại 9,54g chất rắn và có m gam hỗn hợp gồm CO2, hơi nước bay ra. Giá trị của m là:
A. 7,54g B. 8,26g C. 9,3g D. 10,02g
Câu 8: Có 2 anken X, Y là đồng đẳng liên tiếp nhau, trong đó MY > MX. Hidrat hóa hỗn hợp X, Y có H2SO4 làm xúc tác, tạo ra hỗn hợp gồm 3 ancol. Đốt cháy hoàn toàn 1,94g hỗn hợp ancol, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc). Vậy:
A. Y là but-2-en B. X là etilen C. Y là propen D. Y là isobuten
Câu 9: Hợp chất C7H9N tạo kết tủa với dung dịch nước brom, khi phản ứng với axit nitrơ không tạo ra khí. Chất đó có thể là:
A. anilin B. C6H5-NHCH3 C. m-Toluidin D. Benzenamin
Câu 10: Cho 2,76g chất hữu cơ X phản ứng vừa đủ với 30ml dung dịch NaOH 2M. Chất nào sau đây thỏa mãn tính chất của X?
Câu 11: Có một hỗn hợp X gồm Al và Fe. Nếu cho hỗn hợp X tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, tạo ra 3,36 lít khí (đktc). Mặt khác nếu cho hỗn hợp X tác dụng hết với axit HCl dư thì được 6,72 lít khí (đktc). Số gam hỗn hợp X ban đầu là:
A. 8,3g B. 9,65g C. 11,1g D. 19,5g
Câu 12: Có dung dịch NaCl bão hòa ở 350C. Cho quặng Xinvinit vào dung dịch đó, đun sôi, rồi lọc tách riêng phần không tan khi dung dịch còn nóng. Lấy phần dung dịch đem để nguội tới 350C, được chất X kết tinh là:
A. NaCl B. KCl C. MgCl2 D. CaCl2
Câu 13: Hòa tan Fe(NO3)2 vào nước thành dung dịch X có nồng độ 0,1M. Thêm lượng dư axit HCl đặc đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Trong dung dịch Y có chứa hết các muối là:
A. FeCl2 B. Fe(NO3)3 và FeCl3
C. Fe(NO3)3 và FeCl2 D. FeCl3
Câu 14: Kim loại phản ứng được với Nito ở ngay nhiệt độ thường là:
A. Li B. K, Na C. Al, Mg D. tất cả các kim loại kiềm
Câu 15: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
Đặc, dư
hỗn hợp Zkhí T
Vậy khí T là:
A. CO2 B. CH4
C. hỗn hợp CO2 và Cl2 D. C6H5COOH
Câu 16: Cho mỗi chất: K, Ba, Al, Zn, Al2O3, ZnO vào dung dịch NaOH. Những chất có phản ứng với dung dịch NaOH là:
A. Al, Zn, Al2O3, ZnO B. Al, Al2O3
C. Al, Al2O3, ZnO D. Tất cả các chất đã cho
Câu 17: Đun nóng m gam hỗn hợp có số mol bằng nhau của glucozo, fructozo, saccarozo, mantozo trong dung dịch H2SO4 loãng. Sau phản ứng thêm lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, tạo ra 12,96g Ag. Vậy m có giá trị là:
A. 10,44g B. 7,02g C. 5,22g D. 5,04g
Câu 18: Cho CH3Br phản ứng với NH3, sản phẩm amin tạo ra là:
A. CH3NH2 B. (CH3) 2NH2
C. (CH3) 3N D. Hỗn hợp CH3NH2. (CH3) 2NH2, . (CH3) 3N
Câu 19: Hợp chất hữu cơ X có công thức CxHyOz có khối lượng mol bằng 136g. Cứ 2,72g chất X phản ứng vừa hết 40ml dung dịch NaOH 1M tạo ra muối và 0,36g nước. Chất X là:
A. hidroquinon B. axit salyxylic C. đi phenol D. axeta phenyl
Câu 20: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
Trong sơ đồ trên, X5 là:
A. Cao su Cloropen B. Cao su buna
C. Cao su thiên nhiên D.(-CH2-CH=CH–CH2–CH2-CCl=CH-CH2-)n
Câu 21: Cấu hình electron nào sau đây là đúng
1. Fe: 2.
3. Fe2+: 4. Fe3+:
A. (2) B. (2), (3), (4) C. (1), (3), (4) D. (1), (2), (3), (4)
Câu 22: Dung dịch nước vôi trong có các đặc tính nào sau đây?
Có nồn độ C% = 0,12%; CM=0,02M
Phản ứng hết được với dung dịch Xê da
Có ứng dụng làm trong nước đục
Không có khả năng làm mềm nước có độ cứng tạm thời
A. (1), (2) B. (1),(2),(4) C. (1),(2),(3),(4) D. (2),(3),(4)
Câu 23: Cho các cặp oxi hóa khử sau:
Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Fe2+ khử được Cu2+ thành Cu B. Ag+ oxi hóa được Fe2+ thành Fe3+
C. Ag+ khử được Fe3+ thành Fe2+ D. Fe2+ oxy hóa được Cu thành Cu2+
Câu 24: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Kali và Bari vào nước thu được 3,2 lít dung dịch X và 3,584 lít khí H2 (đktc). Giá trị pH của dung dịch X là:
A. 1 B. 2 C. 13 D. 12
Câu 25: Trong số các hidrocacbon có tỉ khối so với H2 bằng 20, thì số lượng chất làm mất màu dung dịch thuốc tím là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 26: Điện phân 500ml dung dịch NaCl 1M có màng ngăn, điện cực trơ tới khi ở anot thoát ra 17,92 lít khí (đktc) thì ngừng điện phân. Khối lượng dung dịch bị giảm đi do khí thoát ra là:
A. 56,8g B. 38,05g C. 35,35g D. 18,25g
Câu 27: Cho axit axetic phản ứng với mỗi chất C2H2, CuO, C2H5OH, phenol C6H5OH, Cu(OH)2. Số chất có phản ứng với axit axetic là:
A. 4 chất B. 3 chất C. 2 chất D. 1 chất
Câu 28: Trong số các chất CH3COOH, HCOOH, C6H5OH, C3H5(OH)3 thì chất có lực axit (tính axit) mạnh nhất là:
A. HCOOH B. CH3COOH C. C3H5(OH)3 D. C6H5OH
Câu 29: Trong dung dịch CH3COOH 0,1M thì độ điện li của axit bằng 1%. Vậy pH của dung dịch đó là:
A. 3 B. 2 C. 1,5 D. 1
Câu 30: Đun nóng hỗn hợp gồm Glixin, Phenylalamin, tyrosin, Valin và Alamin tạo ra pentapeptit có chứa các gốc amino axit khác nhau. Số lượng pentapeptit có thể được tạo ra là:
A. 120 B. 60 C. 15 D. 50
Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm số mol bằng nhau của FeS2 và Ag2S, thu được chất rắn X và 3,36 lít khí SO2 (đktc). Khối lượng chất rắn X thu được là:
A. 13,6g B. 14,8g C. 15,6g D. 15,2g
Câu 32: Nhận định nào sau đây là đúng?
Quặng đô – lo – mít có thành phần CaCO3, MgCO3 và được dùng trong luyện gang, luyện thép để làm chất chảy loại bần quặng chứa silic
Magie có trong thành phần của các hợp kim như Đuyra
Magie bị cháy trong khí quyển CO2
Magie không được dùng trong điện phân nóng chảy điều chế Mg
A. (2), (3) B. (2), (3), (4) C. (1), (2), (3) D. (1), (2), (3), (4)
Câu 33: Hòa tan hoàn toàn 3,48g FeCO3 vào lượng dư dung dịch axit HNO3 loãng. Thể tích khí không màu thoát ra ở đktc là:
A. 1,344 lít B. 0,896 lít C. 0,672 lít D. 0,224 lít
Câu 34: Các chất AgCl, AgBr, AgI đều không tan trong nước, trong đó chất tan được trong dung dịch NH3 là
A. AgCl B. AgBr C. AgI D. tất cả 3 chất đó
Câu 35: Hidrocacbon X có công thức phân tử C12H10 không làm mất màu dung dịch KmnO4 ở nhiệt độ thường và cả khi đun nóng. Cho X phản ứng với HNO3/H2SO4 thu được sản phẩm C12H9NO2. Số lượng các chất C12H9NO2 có thể tạo ra là:
A. 1 chất B. 2 chất C. 3 chất D. 6 chất
Câu 36: Để tách riêng và giữ nguyên lấy lượng Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Ag, Cu, Fe, Al, Zn, chỉ cần một hóa chất là dung dịch
A. HCl B. FeCl3 C. HNO3 D. AgNO3
Câu 37: Cho phenol tác dụng với lượng dư CH2O với xúc tác kiềm, thu được sản phẩm hữu cơ X
A. là polime mạch thẳng B. thuộc loại poliancol
C. Thuộc loại poliphenol D. là chất cao phân tử có cấu tạo mạng không gian
Câu 38: trong số các chất anilin, p–Toluidin, amoniac, metylamin, đimetylamin thì bazo mạnh nhất là:
A. amoniac B. đimetylamin C. metylamin D. p–Toluidin
Câu 39: Hòa tan 4,5g glucozo vào nước, sau đó thêm 3,2g Br2 vào dung dịch thu được dung dịch X. Thêm lượng dư NaHCO3 vào X thì thể tích khí thoát ra ở đktc là:
A. 1,344 lít B. 0,896 lít C. 0,448 lít D. 0,224 lít
Câu 40: Hợp chất X là điaxxit có khối lượng mol bằng 116g. khi bị đun nóng tới 1200C thì X biến thành Y có khối lượng mol bằng 98g. Vậy X là:
A. axit malic B. axitmaleic C. axit fumaric D. CH2 = C(COOH)2
PHẦN RIÊNG: Thí sinh được chọn một trong hai phần dưới đây
Phần 1: Dành cho thí sinh ban Cơ bản (từ câu 41 đến câu 50)
Câu 41: Cho thế điện cực chuẩn . Suất điện động của Sn – Ag là:
A. 0,79V B. 0,66V C. 0,94V D. 1,09V
Câu 42: Nhỏ giọt từ từ 500ml dung dịch hỗn hợp gồm Na2CO3 0,21M và KHCO3 0,18M vào cốc chứa 100ml dung dịch HCl 1,5M thu được V lít khí bay ra ở đktc. Giá trị của V là:
A. 2,184 lít B. 1,008 lít C. 1,176 lít D. 1,67 lít
Câu 43: Hòa tan hỗn hợp X gồm NaCl và Na2CO3 vào nước, sau đó thêm axit HCl vừa đủ vào dung dịch thu được 4,48 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Thêm lượng dư dung dịch AgNO3 vào Y, tạo ra được 100,45 g kết tủa. Số mol NaCl có trong hỗn hợp X ban đầu là:
A. 0,7 mol B. 0,4mol C. 0,3mol D. 0,2mol
Câu 44: Đun nóng Toluen với dung dịch KMnO4 tới khi hết màu tím. Thêm lượng dư axit HCl đặc vào hỗn hợp sau phản ứng thấy thoát ra 4,48 lít khí (đktc). Vậy số mol axit HCl đã tham gia phản ứng là:
A. 1,0 lít B. 0,9 lít C. 08 lít D. 0,7 lít
Câu 45: Hòa tan a hỗn hợp fructozo và mantozo vào nước, rồi chia dung dịch thành 2 phần bằng nhau: cho một phần phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 4,32g Ag. Đun nóng phần 2 với dung dịch axit loãng, sau đó cho phản ứng hết với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 6,48g Ag. Vậy số gam a đã dùng là:
A. 10,44g B. 5,22g C. 6,48g D. 3,6g
Câu 46: Trong số các amino, đơn chức, khối lượng mol bằng 73, có bao nhiêu chất không phản ứng với HNO2?
A. 1 chất B. 2 chất C. 3 chất D. không có chất nào
Câu 47: Có các dung dịch nước Brom (1), KMnO4 (2), K2Cr2O7 (3), và nước vôi trong (4). Khí CO2 có thể phản ứng được với các dung dịch
A. (1), (2), (3), (4) B. (1), (2), (4) C. (1), (2) D. (4)
Câu 48: có các kim loại: Al, Fe, Cr và Cu. Kim loại không tan trong axit HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội là:
A. Al B. Cu C. Al, Fe, Cr D. Al, Fe
Câu 49: Công thức cấu tạo thu gọn của axit salixylic là:
Câu 50: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
Trong sơ đồ trên, M là:
A. C8H10 B. Stiren C. Cao su cloropren D. cao su buna
Phần 2: Dành cho thí sinh ban Nâng cao (Từ câu 51 đến câu 60)
Câu 51: Đun nóng axit malic (axit taos: HOOC – CH2 – CH(OH) – COOH) thu được chất hữu cơ X có khối lượng mol bằng 116g. Số hợp chất có thể là X là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 52: Trong số các chất: Cu, KI, H2S, KSCN. Chất nào khi được cho vào dung dịch muối Fe3+ thì không có sự khử Fe3+ thành Fe2+?
A. H2S B. KSCN C. KI, KSCN D. KI, H2S, KSCN
Câu 53: Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2. Lấy 8,6g X tác dụng hết với dung dịch Brom (dư) thì khối lượng brom phản ứng hết là 48g. Mặt khác nếu cho 13,44 lít khí (đktc) hỗn hợp khí X tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36g kết tủa. Phần trăm thể tích của CH4 có trong X là:
A. 40% B. 20% C. 25% D. 50%
Câu 54: Cho dòng khí CO đi qua ống sứ chứa 6,4g Fe2O3 đốt nóng, được chất rắn X còn lại trong ống. Dẫn khí ra khỏi ống vào bình đựng lượng dư nước vôi trong thu được 3g kết tủa. Hòa tan hết X vào lượng dung dịch HNO3 1M, thấy bay ra khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Thể tích dung dịch HNO3 đã phản ứng với X là:
A. 260ml B. 240ml C. 160ml D. 80ml
Câu 55: Hòa tan Cr2(SO4)3 vào cốc nước, sau đó thêm lượng dư dung dịch NaOH vào cốc, rồi lại thêm tiếp brom vào cốc tới khi vừa đủ phản ứng hết với hợp chất của crom, thu được dung dịch X có môi trường kiềm mạnh. Màu của dung dịch X là:
A. màu xanh B. màu vàng C. màu da cam D. không màu
Câu 56: Cho mỗi kim loại Fe, Ag, Pb, và Cu tác dụng với dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 loãng. Kim loại không tác dụng là:
A. Pb, Cu, Ag B. Cu, Ag C. Cu D. Ag
Câu 57: Phản ứng nào sau đây có thể xảy ra?
A. (1), (2), (3), (4) B. (1), (3) C. (2), (3) D. (2), (3), (4)
Câu 58: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
Vậy X là:
A. 1 – brom – 2 – phenyl propen B. 3 – brom – 2 – phenyl propen
C. p – bromisopropenylbenzen D. o-bromisopropenylbenzen
Câu 59: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
(duy nhất)
Vậy M là:
A. C2H2 B. CH3 – CH3 C. CH3CHO D. CH3COOC2H5
Câu 60: Chuyển hóa hidrocacbon X (C8H10) theo sơ đồ sau:
Vậy chất X là:
A. Naphtalen B. O – Xilen C. Dimetylbenzen D. Etylbenzen
ĐÁP ÁN:
1D
2A
3C
4C
5A
6A
7B
8A
9B
10C
11C
12B
13B
14A
15C
16D
17A
18D
19D
20D
21C
22A
23B
24C
25C
26B
27A
28A
29A
30A
31B
32D
33B
34A
35C
36B
37D
38B
39A
40B
41C
42A
43C
44A
45A
46A
47A
48C
49A
50C
51C
52B
53D
54A
55B
56A
57A
58B
59C
60B
File đính kèm:
- De thi thu dh Hoa.doc