Đề thi thử đại học đợt I (năm học 2011 – 2012) môn: hóa học

Câu 1: Hòa tan hết 25,4g FeCl2 vào dung dịch có chứa 8g Br2, thu được dung dịch X. Thêm dung dịch NaOH dư vào X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (trong điều kiện không có không khí) thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 10,7g B. 21,4g C. 18,0g D. 19,7g

 

doc8 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1480 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử đại học đợt I (năm học 2011 – 2012) môn: hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT I (NĂM HỌC 2011 – 2012) MÔN: HÓA HỌC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHTN – ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1: Hòa tan hết 25,4g FeCl2 vào dung dịch có chứa 8g Br2, thu được dung dịch X. Thêm dung dịch NaOH dư vào X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (trong điều kiện không có không khí) thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 10,7g B. 21,4g C. 18,0g D. 19,7g Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon X, sau đó hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 1 lít dung dịch Ca(OH)2 0,015M. Kết thúc thí nghiệm, lọc tách được 1 gam kết tủa trắng và thấy khối lượng phần dung dịch thu được sau phản ứng tăng 0,6g so với khối lượng dung dịch trước phản ứng. Công thức phân tử của X là: A. C2H2 B. CH4 C. C2H6 D. C2H4 Câu 3: Cho m gam hỗn hợp 2 axit hữu cơ no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, tác dụng với 6,9 gam Na thu được 2,464 lít khí (đktc) và được 19,08 g hỗn hợp chất rắn. Tên gọi của cac axit là: A. fomic và axetic B. axetic và propionic C. propionic và butyric D. butanoic và pentanoic Câu 4: Cho thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa khử Ag+/Ag và Zn2+/Zn lần lượt là 0,8V và -0,76V. Suất điện động của pin điện hóa Zn – Ag bằng: A. 0,04 B. 0,84V C. 1,56V D. 2,36V Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,3g chất hữu cơ X chỉ tạo ra 224ml (đktc) CO2 và 0,15g H2O. Khi cho X tác dụng với LiAlH4 thì một phân tử X tạo ra 2 phân tử chất hữu cơ Y. Công thức của X thỏa mãn là: A. CH3COOH B. HCOOCH3 C. HO-CH2-CHO D. CH2O Câu 6: Cho 20g hỗn hợp X gồm glixerol, etylenglicol, etanol tan vào một dung môi trơ rồi cho phản ứng hết với Na, thu được 6,72 lít H2 (đktc). Vậy số gam muối tạo ra bằng: A. 33,8g B. 33,2g C. 20,6g D. 13,8g Câu 7: Biết rằng khi Cu2O tác dụng với axit tạo ra muối Cu2+ à Cu. Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm những lượng bằng nhau về số mol của FeS2 và Cu2S, thu được 3,36 lít khí SO2 (đktc) và chất rắn Y gồm Fe2O3 và Cu2O. Hấp thụ hết khí SO2 thu được bằng dung dịch nước brom vừa đủ được dung dịch Z có nồng độ loãng. Cho toàn bộ Y vào Z, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì có m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là: A. 6,4g B. 3,2g C. 20,6g D. 0,8g Câu 8: Cho các phản ứng cộng sau đây: 1) 2) 3) 4) Phản ứng dễ xảy ra nhất là phản ứng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 9: Hidrocacbon X có khối lượng mol bằng 100g, khi phản ứng với clo tạo ra hỗn hợp gồm 3 đồng phân monoclo của X. Số lượng hợp chất thỏa mãn tính chất trên của X là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 10: Hãy cho biết có bao nhiêu chất (chứa C, H, O) có khối lượng mol không vượt quá 88g nhưng vừa phản ứng được với NaHCO3 tạo ra khí, vừa có phản ứng tráng gương? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 11: Hòa tan 4g hỗn hợp gồm Fe3O4 và Fe bằng dung dịch HNO3 đặc thu được 448ml khí NO2 là sản phẩm khử duy nhất (đktc) và còn lại 0,56g Fe chưa tan hết. Phần trăm khối lượng của Fe3O4 trong hỗn hợp ban đầu là: A. 81,84% B. 83,35% C. 58,0% D. 42,0% Câu 12: Cho các dung dịch: FeCl3, CuSO4, HNO3 loãng, HI, NaCl, Pb(NO3)2, AgNO3, H2SO4 đặc nóng, KNO3. Thêm bột sắt dư lần lượt vào các dung dịch trên thì số trường hợp sau phản ứng tạo ra muối Fe (II) là: A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 13: Một axit hữu cơ có công thức tổng quát (C3H6O2)n. Tên gọi của axit đó là: A. axit adipic B. axit propylic C. axit hexanoic D. axit propanic Câu 14: Hợp chất X tan trong nước tạo dung dịch không màu. Dung dịch này không tạo kết tủa với dung dịch BaCl2, khi phản ứng với NaOH tạo ra khí có mùi khai, khi phản ứng với axit HCl tạo ra khí làm đục nước vôi trong và làm mất màu dung dịch thuốc tím. Chất X có thể là: A. (NH4)2CO3 B. NH4HCO3 C. NH4HSO3 D. (NH4)2SO3 Câu 15: Trong số các oxit Al2O3, ZnO, Cr2O3, SiO2, CrO3 thì số oxit tác dụng được với dung dịch NaOH trong điều kiện thích hợp là: A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 16: Có thể tách SiO2 ra khỏi hỗn hợp gồm Al2O3, Fe2O3 và SiO2 bằng cách dùng dung dịch A. HCl B. Ba(OH)2 C. NaOH D. Na2CO3 Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 0,3g chất hữu cơ X, sản phẩm tạo ra chỉ gồm 224ml khí CO2 (đktc) và 0,18g H2O. Khi cho X tác dụng hết với Na thu được số mol H2 bằng số mol X. Công thức phân tử của X có thể là: A. CH2O B. C2H4O2 C. C3H4O2 D. C3H6O3 Câu 18: Khi ở vòng benzen đã có sẵn nhóm thế đẩy electron càng mạnh thì phản ứng thế vào vòng xảy ra càng dễ. Trong số các nhóm – CH3 – OH, -NH2 – OCH3, nhóm nào đẩy electron yếu nhất? A. – NH2 B. – CH3 C. – OH D. OCH3 Câu 19: Cho các oxit Al2O3, MgO, Fe2O3, CuO. Oxit có thể dùng để điều chế kim loại tương ứng bằng phương pháp nhiệt luyện là: A. Fe2O3 và CuO B. CuO C. Al2O3, MgO, Fe2O3 và CuO D. MgO, Fe2O3 và CuO Câu 20: Cho các đơn chất: Al, Zn, Cl2, Br2, S. Những chất phản ứng được với dung dịch NaOH đặc, đung nóng là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 21: Cho các dung dịch riêng biệt sau: KMnO4 + H2SO4: H2S, KI, KBr, Fe(NO3)2, AgNO3. Khi trộn lần lượt các dung dịch với nhau từng đôi một thì số trường hợp có kết tủa tạo thành là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 22: Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào 100ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và Na[Al(OH)]4 1,5M, sau đó lọc lấy kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi thu được 4,08g chất rắn. Thể tích dung dịch HCl lớn nhất đã dùng là: A. 560ml B. 448ml C. 370ml D. 224ml Câu 23: Cho phản ứng xảy ra trong dung dịch C2H5Br + KOH → C2H5OH + KBr. Nồng độ ban đầu của KOH là 0,07M. Sau 30 phút lấy ra 10ml dung dịch hỗn hợp phản ứng thì thấy nó được trung hòa vừa đủ bởi 12,84ml dung dịch HCl 0,05M. Tính tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên. A. 2.14-3M.s-1 B. 3,22.10-6M.s-1 C. 3.10-6M.s-1 D. 2,32.10-6M.s-1 Câu 24: Thực hiện các thí nghiệm sau: Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4 Sục khí SO2 vào dung dịch H2S Sục hỗn hợp khí NO2 và O2 vào nước Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng Cho SiO2 vào dung dịch HF Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa – khử xảy ra là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 25: Cho dung dịch AgNO3 dư vào cốc chứa dung dịch hỗn hợp gồm NaCl, NaBr, NaI thu được kết tủa X. Để tách AgCl ra khỏi X có thể dùng A. khí Cl2 B. quang phân C. axit HNO3 D. dung dịch NH3 loãng Câu 26: Trộn rượu C3H7OH với CH3COOH rồi chia thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng hết với Na thu được 3,36 lít H2 (đktc). Phần 2 đun nóng cho xảy ra phản ứng este hóa, sau một thời gian, để nguội rồi cho tác dụng hết với Na, thu được 2,24 lít H2 (đktc). Vậy số gam este tạo ra là: A. 5,1 gam B. 10,2 gam C. 15,3 gam D. 20,4 gam Câu 27: Khi đun nóng rượu etylic với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp khí gồm C2H4, CO2, SO2. Để thu được C2H4 cần dẫn hỗn hợp khí thu được qua bình đựng lượng dư dung dịch A. nước Br B. KMnO4 C. AgNO3 D. NaOH Câu 28: Hòa tan hoàn toàn Al vào cốc chứa 500ml dung dịch HNO3 0,6M thu được dung dịch X không chứa muối amoni và 604,8ml (đktc) hỗn hợp khí Y gồm N2O và N2 có tỉ khối hơi so với H2 bằng 18,45. Thêm dần dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X tới khi không còn phản ứng hóa học xảy ra thì thể tích dung dịch NaOH đã dùng là: A. 120ml B. 123ml C. 160ml D. 163ml Câu 29: Cho các phản ứng tạo ra CH3CHO sau: có xúc tác PdCl2/ CuCl2 → có xúc tác HgSO4 ở 800C→ Phản ứng được dùng trong công nghiệp để điều chế CH3CHO là: A. 1 và 4 B. 3 và 4 C. 1, 3 và 4 D. 1, 2, 3, và 4 Câu 30: Chia một lượng Fe kim loại thành 2 phần bằng nhau. Hòa tan hết phần 1 vào axit HCl tạo ra 4,48 lít khí. Hòa tan hết phần 2 vào lượng dư H2SO4 đặc, nóng thì thể tích SO2 thu được (ở đktc) là: A. 3,36 lít B. 4,48 lít C. 5,6 lít D. 6,72 lít Câu 31: Cho 0,3mol bột Cu và 0,6mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,9 mol H2SO4 (loãng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí không màu duy nhất ở đktc. Giá trị của V là: A. 4,48 B. 8,96 C. 10,08 D 6,72 Câu 32: Cho sơ đồ biến hóa: Biết rằng X, Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ mạch hở, bền; T là axit đơn chức có chứa 36,36% Oxi về khối lượng. Số chất có thể phù hợp với X trong sơ đồ trên là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 33: Nung nóng 4,8g bột lưu huỳnh với 6,5g bột Zn trong bình kín không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan X bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được V lít khí SO2 (đktc). Giá trị của V là: A. 3,36 lít B. 8,96 lít C. 12,32 lít D. 14,56 lít Câu 34: Cho dãy các chất và ion: Cl2, F2, SO2, HNO3, Na+, Ca2+, Fe2+, Al3+, Mn2+, S2-, Cl-. Số chất và ion trong dãy đều có tính oxi hóa và tính khử là: A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 35: Bradikimin là nonapeptit có hoạt tính làm giảm huyết áp. Cấu trúc bậc một của bradikimin là Arg – Pro – Pro – Gly – Phe – Ser – Pro – Phe – Arg. Khi thủy phân không hoàn toàn bradikinin có thể tạo ra bao nhiêu loại tripeptit có chứa phenylalamin? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 36: Có một hỗn hợp gồm những lượng bằng nhau về số mol của phenol và p-crezol. Hòa tan 20,2g hỗn hợp đó vào nước, rồi chia dung dịch thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 phản ứng vừa hết với 50ml dung dịch NaOH 2M. Phần 2 cho tác dụng hết với nước Brom, thu được m gam hỗn hợp dẫn xuất Brom với hiệu suất 100%. Vậy số gam m bằng: A. 16,55 B. 21,95 C. 29,85 D. 49,6 Câu 37: Chia một hỗn hợp X gồm Cu và Fe thành 2 phần đều nhau. Cho phần 1 vào axit HCl dư thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Cho phần 2 vào cốc chứa 200ml dung dịch FeCl2 1M, thấy có 8g chất rắn không tan. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số gam Cu có trong hỗn hợp X là: A. 2,4g B. 4,8g C. 5,6g D. 8g Câu 38: Điện phân một dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 trong điều kiện có màng ngăn, điện cực trơ tới khi vừa đủ tạo ra dung dịch không màu, phải tiến hành điện phân với cường độ 0,402A trong suốt 4 giờ. Pha loãng dung dịch sau điện phân được 6 lít dung dịch X. pH của dung dịch X bằng: A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 39: Hợp chất X chứa C, H, O có tỉ khối hơi so với hidro bằng 37, phản ứng được với NaHCO3 tạo ra chất khí. Có thể dùng chất nào dưới đây làm thuốc thử để phân biệt các hợp chất thỏa mãn các tính chất của X? A. NaOH B. CaCO3 C. AgNO3 trong NH3 D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường Câu 40: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm những lượng bằng nhau về số mol của sacarozo và mantozo vào nước, sau đó cho dung dịch tác dụng hết với AgNO3 trong NH2, thu được 21,6 gam Ag. Vậy m có giá trị bằng: A. 68,4 B. 36 C. 34,2 D. 18 Câu 41: Hợp chất X có công thức cấu tạo như sau: Cl Hãy cho biết quá trình điều chế chất X từ axetylen (các chất vô cơ cần thiết có đủ) phải trải qua ít nhất bao nhiêu giai đoạn? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 42: Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Cu, Al vào dung dịch HCl dư thấy có 2 gam chất rắn không tan. Nếu trộn thêm 4 gam Mg vào 0,5m gam X thì được hỗn hợp Y. Hàm lượng % theo khối lượng của Al trong Y nhỏ hơn trong X là 33,33%. Khi Y tác dụng với dung dịch NaOH thì thể tích H2 thu được ở điều kiện tiêu chuẩn nhiều hơn 2 lít. Thành phần % theo khối lượng của Cu trong X là: A. 40% B. 16,67% C. 18,64% D. 30% Câu 43: Khi đun nóng mỗi chất toluen, stiren, phenol, amilin với dung dịch KMnO4 đặc thì có phản ứng hóa học xảy ra với: A. toluen B. toluen và stiren C. toluen, stiren và phenol D. cả 4 chất trên Câu 44: Hỗn hợp X gồm axetylen và etanal. Cho 0,7g X tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 4,56g chất rắn. Phần trăm về số mol etanal trong hỗn hợp là: A. 30% B. 40% C. 50% D. 60% Câu 45: Trong số các chất: Stiren, but – 1, 3 – ddien, caprolactam, vinyl clorua, propylenoxit, có bao nhiêu chất tham gia phản ứng trùng hợp? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 46: Cho dãy biến hóa sau: Biết M làm mất màu dung dịch nước Brom. Vậy M là: A. phenol B. axit metacrylic C. isopropenylbenzen D. axit 2 – hidroxylisobutiric Câu 47: Cho 6,7g hỗn hợp X gồm CH3COOH và C2H5COOH trong hỗn hợp X tương ứng là A. 20 và 80% B. 30 và 70% C. 50 và 50% D. 70 và 30% Câu 48: Hòa tan hoàn toàn a gam FeS2 vao dung dịch HNO3, chỉ có khí màu nâu bay ra là sản phẩm khử duy nhất, đồng thời tạo ra dung dịch X chỉ chứa 3 loại ion (bỏ qua sự thủy phân của muối và sự điện ly của nước). Lấy 1/10 X pha loãng bằng nước cất thu được 2 lít dung dịch Y có pH bằng 2. Vậy giá trị của a bằng: A. 1,6g B. 2,4 C. 16g D. 24g Câu 49: Các dung dịch glucozo, fructozo, saccarozo, mantozo đều có tính chất chung là: A. hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường B. Có phản ứng tráng bạc C. Tác dụng với H2/Ni đun nóng D. Bị thủy phân trong môi trường axit H2SO4 đung nóng Câu 50: Hãy sắp xếp các chất X (CH3COOH); Y (C2H5OH); Z (C2H5 – O – C2H5); T (C6H5CH2COOH) theo chiều tăng dần của nhiệt độ sôi từ trái qua phải A. X < Y < Z < T B. Y < Z < X < T C. Z < Y < Z < T D. Y < X < Z < T Cho biết H = 1, O = 16, Na = 23, K = 39, Ca = 40, Ba = 137, Mg = 24, Zn = 65, Cu = 64, Fe = 56, Al = 27, N = 14, S = 32, P = 31, C = 12, Cl = 35,5; Ag = 108, Br = 80, NA = 6,02.1023 ĐÁP ÁN: 1D 2B 3A 4C 5B 6B 7C 8C 9C 10B 11C 12C 13D 14C 15A 16A 17D 18B 19A 20D 21D 22C 23B 24B 25D 26B 27D 28D 29B 30D 31B 32D 33C 34B 35D 36C 37B 38C 39C 40A 41C 42B 43D 44C 45D 46B 47C 48D 49A 50C

File đính kèm:

  • docDe thi thu dh Hoa T45.doc
Giáo án liên quan